Đánh giá nguồn sinh kế của nông hộ tham gia dự án

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 54)

4.3.1 Phân tích nguồn vốn con ngƣời:

Nguồn vốn nhân lực là nguồn vốn bao gồm lực lƣợng lao động đƣợc xem xét về mặt số lƣợng và chất lƣợng (nhƣ kỹ năng, tay nghề, sự am hiểu kỹ thuật canh tác, kiến thức bản địa, sức khỏe, tập quán lao động, siêng năng hay lƣời biếng). Nguồn lực con ngƣời đƣợc xem là nguồn lực có tính chất quan trọng, chi phối mạnh mẽ đối với việc sử dụng các nguồn lực khác cũng nhƣ đề ra các chiến lƣợc cải thiện sinh kế.

Những nhân tố thuận lợi

-Bản chất lao động: Một nhân tố không kém phần quan trọng chính là bản chất ngƣời dân lao động cần cù chịu khó, việc tạo điều kiện và hƣớng dẫn chuyên môn là cơ hội để hộ phát triển sản xuất.

- Lực lượng lao động tương đối đông: các hộ có từ 1 – 5 lao động. Bình quân có khoảng 2,5 lao động/ hộ. Số lao động gia đình đông góp phần giúp cho nông hộ dễ dàng mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại vật nuôi hay cây trồng. Ngoài ra đặc trƣng sử dụng lao động là ngƣời trong gia đình còn giúp hộ giảm chi phí nhân công đáng kể.

45

Bảng 4.17 Lực lƣợng lao động và không lao động trong nông hộ

Chỉ tiêu Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất

Tham gia lao động 2,5 1,02 5

Không lao động 1,6 0 5

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra, 2013

-Phương tiện sản xuất

Nhu cầu xã hội ngày một nâng cao, do vậy để đảm bảo năng suất cả chất lƣợng nông sản, đa phần hộ có ý thức sử dụng phƣơng tiện sản xuất vào trồng trọt, chăn nuôi giảm sức lao động góp phần giúp hộ dành thời gian cho các hoạt động phụ trợ thu nhập khác.

Bảng 4.18 Phƣơng tiện sản xuất

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng (%) Có sử dụng Không sử dụng 61 19 76,2 23,8 Tổng 80 100,0

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2013

- Lực lượng lao động trẻ chiếm khá cao: tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 22 tuổi đến dƣới 60 tuổi, là yếu tố thuận lợi cho việc đào tạo văn hoá, tuyên truyền, tập huấn kiến thức chuyên môn từ đó nâng cao thu nhập cho nông hộ (bảng 4.2).

- Sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức trong nước và quốc tế: là yếu tố thuận lợi hỗ trợ ngƣời dân tiếp cận nguồn lực: Sự công khai trong việc chọn đối tƣợng tham gia tập huấn, nâng cao trình độ của dự án.

Những nhân tố cản trở

-Do là vùng nông thôn nên số ngƣời không lao động hay đối tƣợng phụ thuộc cũng không nhỏ từ 0-5 ngƣời. Qua kết quả khảo sát từ bảng 4.17 cho thấy số thành viên phụ thuộc không tham gia lao động trong hộ cao nhất là 5 ngƣời, trong khi tổng số thành viên trong hộ là 9 (Bảng 4.1) cho thấy số ngƣời phụ thuộc chiếm khá cao. Điều này, mang lại gánh nặng càng lớn cho những thành viên lao động khác.

- Địa phương không phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: sản xuất thuần nông là chủ yếu, nguyên nhân cản trở việc chuyển đổi lao động từ

46

nông nghiệp sang phi nông nghiệp phần lớn lao động nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp rất thấp (bảng 4.7).

-Trình độ văn hoá và chuyên môn hạn chế của người lao động là một yếu tố cản trở: trình độ từ trung học phổ thông trở xuống chiếm đa số là cản trở rất lớn. Bảng 4.4 cho thấy, tỷ lệ mù chữ còn rất cao (chiếm 10,6%), trình độ trên phổ thông trung học hầu nhƣ không có (chỉ chiếm 0,6%). Trong đó trình độ học vấn trung bình chỉ 5,5 nằm trong khoảng chƣa vƣợt qua ngƣỡng Trung học cơ sở.

Bảng 4.19 Trình độ học vấn và độ tuổi trung bình của nông hộ

Chỉ tiêu Bình quân Nhỏ nhất Nhiều nhất

Trình độ học vấn trung bình 5,5 0 14

Độ tuổi lao động trung bình 41,7 21,5 62,5

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát, 2013

-Việc đến trường của trẻ em gặp nhiều khó khăn: gia đình cần lao động lo trang trải cuộc sống, không thời gian quan tâm tới việc học, sinh nhiều con, không đủ kinh phí, chất lƣợng giáo viên chƣa đạt yêu cầu, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục hạn chế,...dẫn đến bỏ học. Tuy có thành viên trong độ tuổi đi học, tuy nhiên phải chăm lo cuộc sống thiết yếu hàng ngày đôi khi không đáp ứng đủ nên việc học gặp nhiều cản trở do vậy phải dừng lại.

Bảng 4.20 Tình trạng đến trƣờng của các thành viên trong tuổi đi học

STT Chỉ tiêu Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất 1 Số ngƣời trong tuổi đi

học/hộ 1,1 0 4

2 Số ngƣời trong tuổi đi

học đƣợc đến trƣờng 0,9 0 4

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

- Những trở ngại đối với hoạt động khám chữa bệnh: Nhìn chung hoạt động y tế đã có nhiều biến chuyển so với trƣớc đây, bằng chứng là có hơn ½ nông hộ trả lời không có khó khăn gì trong việc khám chữa bênh. Tuy nhiên, có 2 yếu tố cản trở việc nông hộ tiếp cận dịch vụ y tế là khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế tƣơng đối xa và không đủ tiền khám chữa bệnh, trong đó cũng có 4 hộ tƣơng ứng với tỉ lệ là 4,9% nông hộ cho rằng đƣờng nông thôn chƣa thuận tiện và bệnh viện chƣa đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất cho hộ trong khi khám chữa bệnh, nguyên nhân là một trong những hộ này có nhà ở trong ruộng gặp nhiều khó khăn khi di chuyển đến bệnh viện, trạm y tế.

47

Bảng 4.21 Khó khăn khi khám chữa bệnh của nông hộ

STT Loại khó khăn Tần số Tỷ trọng (%) 1 2 3 4 5 Không có khó khăn gì Khoảng cách đến cơ sở y tế xa Không đủ tiền khám chữa bệnh Chƣa có đƣờng nông thôn đi lại Bệnh viên chƣa đủ cơ sở vật chất

49 9 18 3 1 61,3 11,3 22,5 3,7 1,2 Tổng cộng 80 100

Nguồn: Thống kê từ số liệu khảo sát, 2013

4.3.2 Phân tích nguồn vật chất của nông hộ

Nguồn vốn vật chất đƣợc phân chia làm 2 loại: Tài sản của cộng đồng và tài sản của hộ. Tài sản của cộng đồng trong nghiên cứu này xem xét các cơ sở vật chất cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt nhƣ: điện, đƣờng giao thông, trƣờng học, trạm y tế, công trình thủy lợi, thông tin liên lạc. Tài sản của hộ trong nghiên cứu này khá phong phú bao gồm cả tài sản phục vụ sản xuất và các tài sản phục sinh hoạt của hộ.

Những nhân tố thuận lợi

- Hầu hết người dân đều tiếp cận với điện sinh hoạt: để ngƣời dân có điều kiện sống thuận lợi hơn, chính quyền địa phƣơng đã kéo đƣờng dẫn điện hầu khắp địa phƣơng mang lại nguồn sáng cho hộ. Có đến 97,5% hộ tƣơng ứng với 78 hộ dân điện sinh hoạt. Còn 2 hộ trong các hộ khảo sát không đƣợc tiếp cận điện là do nhà ở cách quá xa với đƣờng dây dẫn điện.

Bảng 4.22 Cơ cấu nông hộ có điện sinh hoạt

Chỉ tiêu Số quan sát Tỉ trọng Có Không 78 2 97,5 2,5 Tổng cộng 80 100,0

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

- Sự quan tâm của nhà nước, chính quyền địa phương và sự hỗ trợ của các chương trình, dự án: trong việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho nông hộ tiếp cận dễ dàng hơn cải thiện đƣợc hệ thống đƣờng giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, trạm xá, nhà văn hoá thôn, xã, các các loại thiết bị giáo dục và y tế đã đƣợc bổ sung…

48

- Người dân tích cực tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng: mặt dù đời sống gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính, tuy nhiên nông hộ đều sẵn sàng đóng góp công sức muốn cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sống thoải mái hơn.

- Người nghèo được nhiều dự án quan tâm hỗ trợ: nhiều chƣơng trình dự án quan tâm đặc biệt đến hộ nghèo và cận nghèo, tập trung vào hỗ trợ nguồn lực cả về vật chất lẫn kỹ thuật cho các hộ nghèo.

- Người dân có ý thức cao trong việc phát triển sản xuất: hộ nông dân hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc áp dụng kĩ thuật phát triển sản xuất mới nhằm nâng cao năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm tạo nguồn thu nhập cao hơn khi bán sản phẩm đầu ra.

- Sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn cơ sở hạ tầng: Các loại hộ đều đƣợc sử dụng các công trình công cộng nhƣ điện, nƣớc, nhà văn hoá thôn… và không có sự phân biệt nào. Việc tiếp cận tín dụng dự án cũng đƣợc xét duyệt công bằng (bảng 4.12).

Những nhân tố cản trở

- Cơ sở hạ tầng khó khăn là cản trở lớn nhất của người dân: nƣớc sạch, phƣơng tiện truyền thông, hệ thống trƣờng học, trạm xá, chợ nông thôn,...còn thiếu thốn. Việc hạn chế cơ sở hạ tầng cũng là một trong những nguyên nhân làm chất lƣợng cuộc sống của nông hộ giảm xuống. Do vậy để nông hộ nghèo có đƣợc một điều kiện sống thoải mái cần tập trung đầu tƣ cho hệ thống nƣớc sạch, hệ thống điện, trƣờng học, trạm xá, hoàn thiện chợ nông thôn để nông hộ thuận tiện trao đổi hoặc mua bán nông sản.

- Về phát triển nông nghiệp: Hệ thống tƣới, tiêu chƣa đảm bảo, việc sử dụng máy móc nông nghiệp phổ biến tuy nhiên chƣa phát huy đồng đều kĩ thuật nông nghiệp tiên tiến. Vùng Hậu Giang còn gặp nhiều khó khăn vào mùa mƣa lũ nƣớc thƣờng dân cao, vào những tháng mƣa không những việc đồng án trở ngại mà ngay cả nhà ở của hộ cũng bị ngập lụt.

- Về phát triển công nghiệp, dịch vụ: Qua phỏng vấn nông hộ biết đƣợc khu công nghiệp, nhà máy nông – thủy sản còn hạn chế gây cản trở cho nông hộ tiềm kiếm nguồn thu nhập ổn định. Dịch vụ chƣa thật sự thấy rõ bƣớc tiến chuyển dịch.

4.3.3.Phân tích nguồn vốn tài chính

Nguồn vốn tài chính là nhân tố quan trọng hộ sử dụng đạt đƣợc mục tiêu cải thiện thu nhập, đƣợc xem xét qua các khía cạnh thủ tục vay, thời gian vay,

49

điều kiện vay vốn, tài sản của nông hộ (ruộng đất, nguồn vốn,..), khả năng tiếp cận nguồn lực này của ngƣời dân và cách thức họ sử dụng nguồn lực.

Những nhân tố thuận lợi

- So với trƣớc khi tham gia dự án, nguồn thu nhập của nông hộ đƣợc cải thiện một phần do có nhiều hoạt động tạo thu nhập (làm thuê), ngoài ra hộ khi tham gia dự án có niềm tin thay đổi nghèo khó, nên hộ cảm thấy lạc quan hơn khi tham gia sản xuất.

- Nông hộ tiếp cận với nguồn vốn vay cho rằng việc vay khá dễ dàng - Đƣợc hƣớng dẫn cách thức sản xuất phù hợp bởi ban quản lý dự án - Thủ tục vay vốn đơn giản, thời gian làm thủ tục vay vốn ngắn - Điều kiện vay vốn đơn giản

Những nhân tố cản trở

Nhân tố cản trở lớn nhất là nông hộ thiếu nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất, kinh doanh. Nhu cầu muốn cải thiện cuộc sống thoải mái hơn tuy nhiên thiếu đất đai, nguồn vốn sản xuất và tiêu dùng gây khó khăn cho nông hộ.

4.3.4.Phân tích nguồn vốn xã hội

Nguồn vốn xã hội là nguồn lực mà con ngƣời sử dụng để theo đuổi các mục tiêu sinh kế, luận văn xem xét các nguồn sau: quan hệ trong gia đình, làng xóm với nhau; phong tục tập quán và văn hóa địa phƣơng; vai trò của các tổ chức chính trị và XH, cũng nhƣ sự tham của ngƣời dân vào các họat động tập thể; khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của ngƣời dân đối với sản xuất. Là những nhân tố tạo nên sức mạnh giúp nông hộ sản xuất có hiệu quả hơn.

Những nhân tố thuận lợi

- Hộ tham gia vào nhiều tổ chức xã hội: số hộ tham gia vào các tổ chức xã hội chiếm khá cao 68,7% với 55 hộ có tham gia vào hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,...Đây là các tổ chức đoàn thể giúp hộ tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay và nhiều thông tin hữu ích.

Bảng 4.23 Tham gia tổ chức xã hội của nông hộ

Chỉ tiêu Số quan sát Tỷ trọng Có Không 55 25 68,7 31,3 Tổng 80 100,0

50

-Nhiều hoạt động tập thể đƣợc tổ chức trong nhóm thành viên (tổ chức trung thu, ngày phụ nữ Việt Nam, ngày Phụ Nữ Quốc tế,...)

- Trƣởng ấp và cán bộ địa phƣơng có vai trò tích cực trong việc truyền tải thông tin đến ngƣời dân.

- Mạng lƣới quan hệ gia đình, dòng họ của ngƣời dân địa phƣơng khá mạnh.

- Quan hệ xóm làng của ngƣời dân trong cộng đồng khá khăng khít, giữ đƣợc tình làng nghĩa xóm.

Những nhân tố cản trở

-Nhà văn hóa hoạt động còn hạn chế, có ấp chỉ một số đối tƣợng đƣợc sử dụng, gây khó khăn cho nông hộ tiếp cận thông tin.

- Ngƣời dân vẫn còn bị ép giá do thiếu thông tin thị trƣờng.

- Một số hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội hoạt động chồng chéo kém hiệu quả và khiến ngƣời dân lúng túng khi cần đƣợc cung cấp thông tin.

4.3.5.Phân tích nguồn vốn tự nhiên

Những nhân tố thuận lợi

Hậu Giang vùng đất phù sa thuộc ĐBSCL mang tính chất địa hình bằng phẳng, mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày, rất thuận lợi phát triển cả giao thông đƣờng thủy và đƣờng bộ. Nguồn nƣớc đƣợc lấy từ sông Mê Kông với lƣợng phù sa màu mỡ. Khí hậu cận xích đạo nên thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt là phát triển trồng lúa, cây ăn quả.

Những nhân tố cản trở

- Vị trí địa lý sinh sống của nhiều nông hộ tham gia dự án nằm cách xa đƣờng giao thông, khu đô thị, thành phố;

- Khí hậu, thời tiết giữa các năm, các mùa trong năm đôi khi không ổn định gây khó khăn cho nông hộ trong qua trình canh tác;

- Hàng năm, đất đai bị ngập kéo dài từ 3 – 4 tháng tạo nên hạn chế lớn đối với canh tác, trồng trọt và gây nhiều khó khăn cho đời sống của dân cƣ;

- Nguồn nƣớc mặt ở Đồng bằng Sông Cửu Long ngày càng bị ô nhiễm, nƣớc mặn ngày càng lấn sâu vào trong đất liền ảnh hƣởng đến sản xuất của nông hộ

51

4.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA NÔNG HỘ

Kết quả mô hình hồi quy Probit

Nông hộ tiếp cận tín dụng từ dự án thƣờng bị tác động bởi nhiều yếu tố nhƣ giới tính, trình độ học vấn, tuổi, tổng thu nhập, nghề nghiệp,…. Do vậy , luận văn sử dụng mô hình Probit để xác định các từng yếu tố có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ.

Bảng sau trình bày các biến đƣợc đƣa vào mô hình chạy Probit bao gồm các biến có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận và các biến không có ý nghĩa.

Bảng 4.24 Kết quả mô hình Probit

STT Biến độc lập Hệ số β Giá trị P (1) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 (2) Hằng số (_cons) Giới tính (X1) Tuổi (X2) Trình độ học vấn (X3) Nghề nghiệp (X4) Trồng trọt (X41) Chăn nuôi (X42) Buôn bán (X43) Làm thuê (X44) Thu nhập (X5) Quan hệ xã hội (X6) Mục đích vay (X7) Kinh nghiệm vay (X8)

(3) -0.443 -1.331*** 0.003NS -0.044NS 1.484* 2.820*** 0.529NS 1.036NS -0.463*** 0.512* 1.056*** -1.184** (4) 0.764 0.000 0.839 0.407 0.076 0.007 0.588 0.224 0.000 0.083 0.005 0.013 Ghi ch : : mức ý ngh a 1 , : mức ý ngh a , : mức ý ngh a 10 , NS: không có ý ngh a

Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát, 2013

Tổng số quan sát: 160

Phần trăm dự báo đúng: 83,13%

Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phƣơng: 0,0000 Hệ số xác định R2: 40,04%

52  Giải thích các biến

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)