Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 27)

Mục tiêu 1: Dùng phƣơng pháp thống kê mô tả nhằm thống kê chung một số đặc điểm về mẫu số liệu và tổng quan về sinh kế của nông hộ. Ngoài ra luận văn còn sử dụng mô hình Probit nhằm đánh giá khả năng tiếp cận của nông hộ đối với nguồn tín dụng vi mô từ dự án. Mô hình hồi quy đƣợc mô tả nhƣ sau:

-Mô hình probit:

Mô hình Probit đƣợc sử dụng nhằm ƣớc lƣợng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc nhƣ là một hàm số của các biến độc lập.

k

Yi* = β0 + ∑ βjxij + uj (2.1) J=1

Trong đó, Yi* chƣa biết, là một biến phụ thuộc biến này đo lƣờng khả năng tiếp cận nguồn vốn hổ trợ của dự án theo hai khả năng là vay đƣợc vốn (có giá trị là 1) và không đƣợc vay (có giá trị là 0)

Yi* = {0 (2.2)

- Xi : là các biến độc lập có ảnh hƣởng đến khả năng vay vốn của hộ. - Βi : Hệ số hồi quy (i= (1,n)

- Uij : Sai số

Trong đó, y là xác suất nông hộ đƣợc vay vốn của dự án, xi là biến giải thích đặc điểm của hộ. Đặc điểm nông hộ dự kiến bao gồm các biến giải thích:

1 Yi* > 0

18

Bảng 2.1 Diễn giải các biến độc lập và kỳ vọng trong mô hình hồi quy

Tên biến độc lập Diễn giải Kỳ vọng

X1 : Giới Tính Nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nữ, nhận

giá trị 0 nếu chủ hộ là nam Tỷ lệ thuận X2: Tuổi của chủ

hộ

Số tuổi của chủ hộ, đƣợc tính từ năm

sinh của chủ hộ Tỷ lệ thuận

X3 : Trình độ học vấn của chủ hộ (năm)

Đƣợc tính theo lớp. VD: Lớp 1 nhận gia trị 1, lớp 9 nhận giá trị 9, cao đẳng nhận giá trị 15,…

Tỷ lệ thuận

X4 :Nghề nghiệp

Dùng 4 biến giả (X41 , X42 , X43 , X44):

- Biến X41: Nhận giá trị 1 nếu là trồng trọt, giá trị 0 nếu ngành khác

- Biến X42: Nhận giá trị 1 nếu là chăn nuôi, giá trị 0 nếu ngành khác

- Biến X43: Nhận giá trị 1 nếu là buôn bán, giá trị 0 nếu ngành khác

- Biến X44: Nhận giá trị 1 nếu là làm thuê, giá trị 0 nếu ngành khác

Tỷ lệ thuận

X5 : Thu nhập Đƣợc tính bằng tổng thu nhập hàng

tháng của nông hộ (triệu đồng/tháng) Tỷ lệ nghịch

X6: Quan hệ xã hội

Nhận giá trị 1 nếu nông hộ có ngƣời quen, bà con làm ở chính quyền địa phƣơng hay ban quản lý dự án, nhận giá trị 0 nếu không có.

Tỷ lệ thuận

X7: Mục đích vay

Nhận giá trị 1 nếu đúng mục đích vay (sản xuất kinh doanh), nhận giá trị 0 nếu sai mục đích vay.

Tỷ lệ thuận

X8: Kinh nghiệm vay

Nhận giá trị 1 nếu đã từng vay vốn các dự án khác, nhận giá trị 0 nếu chƣa từng vay vốn các dự án khác

19

Mục tiêu 2: Để làm rõ mục tiêu 2 là đánh giá và phân tích tác động, đề tài sử dụng hai mô hình kiểm định:

-Sử dụng kiểm định phi tham số Wilcoxon (kiểm định T)

Kiểm định Wilcoxon đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp kiểm định về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể đối với mẫu phối hợp từng cặp.

Chọn ngẫu nhiên n cặp quan sát (xi; yi) từ hai tổng thể X, Y. Với mức ý nghĩa α , có các bƣớc kiểm định sau:

Đặt giả thuyết: {

Kiểm định có sự khác biệt hay không ảnh hƣởng của tín dụng vi mô đã làm thay đổi đời sống của nông hộ nhƣ thế nào so với thời điểm trƣớc khi tham gia vào dự án. Phƣơng pháp kiểm định đƣợc mô tả nhƣ sau:

 H0: không có sự khác biệt thu nhập trung bình, chi phí trung bình, tổng tiết kiệm của nông hộ trƣớc và sau khi tham gia dự án.

 H1: Có sự khác biệt về thu nhập trung bình, chi phí trung bình, tổng tiết kiệm của nông hộ trƣớc và sau khi tham gia dự án.

-Sử dụng kiểm định Mann Whitney (kiểm đinh U) : xem xét các trƣờng hợp mẫu độc lập. Chọn 2 mẫu ngẫu nhiên độc lập có n1; n2 quan sát từ hai tổng thể có trung bình là µ1, µ2. Với mức ý nghĩa α:

Đặt giả thuyết: {

Luận văn kiểm định có sự khác biệt hay không về thu nhâp, chi phí trung bình giữa 2 đối tƣợng tham gia và không tham gia vào dự án.

+ H0: Thu nhập trung bình, chi phí trung bình giữa hộ trong và ngoài dự án là không khác biệt

+ H1: Có sự khác biệt giữa thu nhập trung bình, chi phí trung bình giữa hộ trong và ngoài dự án.

Mục tiêu 3: Qua kết quả phân tích đƣợc từ 2 mục tiêu của đề tài, tiến hành đề xuất một số giải pháp đến các đối tƣợng liên quan, đặc biệt là đƣa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ.

H0: µx - µy=0 H1: µx - µy≠0

H0: µ1 - µ2=0 H1: µ1 - µ2≠0

20

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN CẢI THIỆN SINH KẾ NÔNG HỘ NGHÈO

TỈNH HẬU GIANG 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hậu Giang là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nƣớc Việt Nam. Địa giới hành chính tiếp giáp 5 tỉnh: thành phố Vị Thanh trung tâm tỉnh lị cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu… Đặc trƣng chung của địa hình tỉnh Hậu Giang khá bằng phẳng. Trên địa bàn tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, kinh tế phát triển. Địa hình có độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.

Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa nắng mƣa rõ rệt. Lƣợng mƣa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, độ ẩm trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11m/m. Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2300km, tạo nên thuận lợi cho việc giao thƣơng bằng đƣờng thủy của tỉnh; do điều kiện địa lý của vùng nên chế độ thuỷ văn của tỉnh Hậu Giang vừa chịu ảnh hƣởng của chế độ nguồn nƣớc sông Hậu, vừa chịu ảnh hƣởng chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mƣa nội tỉnh.

Tỉnh Hậu Giang nằm ở trung tâm thuộc vùng trũng của Đồng bằng sông Cửu Long, nên vì vậy mang tính chất chung của lịch sử địa chất chung của Đồng bằng Sông Cửu long. Hậu Giang là một vùng đồng bằng trẻ, khoáng sản tƣơng đối hạn chế: chỉ có sét làm gạch ngói, sét dẻo, một ít than bùn và cát sông dùng để đổ nền. Điều kiện tự nhiên mang nhiều đặc trƣng nổi bậc tạo điều kiện thuận lợi cho Hậu Giang phát triển các lĩnh vực kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ đặc biệt là du lịch sinh thái với nhiều tiềm năng thu hút đầu tƣ.

21

3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội

Hậu Giang hiện có 7 đơn vị hành chính gồm 2 thị xã Vị Thanh và Ngã Bảy, và 5 huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành, Châu Thành A. Trong 7 đơn vị hành chính có 74 đơn vị xã, phƣờng, thị trấn. Tỉnh Hậu Giang có 3 dân tộc gồm ngƣời Kinh, Khmer, Hoa có truyền thống gắn bó, đoàn kết, cần cù lao động sáng tạo, đem đến sự da dạng về văn hóa, tín ngƣỡng, phong tục, tập quán, cũng nhƣ chung tay góp sức phát triển kiến thiết quê hƣơng.

Bảng 3.1 Biểu diễn đơn vị hành chính, diện tích, dân số của tỉnh Hậu Giang Tên đơn vị hành chính Số xã Số phƣờng Diện tích (Km2) Dân số (Ngƣời) Mật độ (Ngƣời/km2) 1. Thị xã Vị Thanh 4 5 119 71.580 603 2. Thị xã Ngã Bảy 3 3 79 58.017 731 3. Huyện Châu Thành A 6 4 157 101.211 646 4. Huyện Châu Thành 7 2 135 81.445 605 5. Huyện Phụng Hiệp 12 3 486 190.082 391 6. Huyện Vị Thủy 9 1 230 100.071 435 7. Huyện Long Mỹ 13 2 396 155.028 391 Tổng số 54 20 1.601 757.434 473

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hậu Giang,2009

Cùng với cả nƣớc, mặc dù phải đối mặt với với tình trạng kinh tế khủng hoảng tuy nhiên Hậu Giang cũng đã phấn đấu nổ lực trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu của ĐBSCL về tăng trƣởng GDP đạt 14,13% (năm 2012), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tƣơng đối tỷ trọng nông nghiệp; trong đó: khu vực I giảm từ 34,06% xuống 30,1%; khu vực II tăng từ 30,52% lên 32,18%; khu vực III tăng từ 35,42% lên 37,72%. Tình hình kinh tế của tỉnh đƣợc biểu thị nhƣ sau:

 Nông nghiệp

Nền nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt (trồng lúa, hoa màu) và chăn nuôi. Hiện nay tỉnh có 139.068 hecta đất nông nghiệp. Ngoài ra, tỉnh Hậu Giang còn có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nƣớc ngọt (hơn 5.000 ha ao đầm nuôi tôm cá nƣớc ngọt) và chăn nuôi gia súc. Đặc biệt Sông Mái Dầm (Phú Hữu- Châu Thành) có đặc sản cá Ngát nổi tiếng.

22

 Công nghiệp

Cụm công nghiệp Nam Sông Hậu với nhà máy đóng tàu VinaSin mới vừa khởi công xây dựng, nhà máy Giấy lớn nhất Việt Nam đang đƣợc xây dựng. Ngành công nghiệp gạch ngói ở Châu Thành nỗi tiếng khắp nƣớc, thời Pháp hàng gạch ngói còn xuất khẩu sang Trung Quốc, Thái Lan,..., các mặt hàng gốm sứ bình dân cũng phát triển mạnh. Thủ công, mỹ nghệ: Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu với nguyên liệu là lục bình. Sản phẩm thủ công từ cây Lục Bình cũng đang phát triển mạnh, xuất khẩu ra nhiều nƣớc trên thế giới và là những mặt hàng lƣu niệm rất quí ở một số hãng dịch vụ du lịch của đồng bằng. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch và xây dựng một số khu công nghiệp tập trung: Khu công nghiệp Sông Hậu, cụm công nghiệp Phú Hữu A và các khu dân cƣ, tái định cƣ thƣơng mại.

 Dịch vụ

Thƣơng mại- dịch vụ và khách sạn –nhà hàng tỉnh Hậu Giang phát triển tập trung ở thị xã, thị trấn và các huyện. Với một siêu thị, một trung tâm thƣơng mại cùng một số nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống giải khát. Bên cạnh đó, Hậu Giang một vùng sông nƣớc gắn liền với môi trƣờng đất đai đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, là một trong những thuận lợi to lớn cho tỉnh mở rộng đồng thời thu hút đầu tƣ phát triển du lịch sinh thái, các loại hình du lịch khác.

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang, 2012

Hình 3.1 : Cơ cấu kinh tế phân theo khu vực tỉnh Hậu Giang năm 2012 Với kết quả đạt đƣợc Hậu Giang xứng đáng là tỉnh khởi đầu cho công cuộc chuyển đổi mô hình tăng trƣởng. Kết quả này đƣợc biểu hiện trên một số mặc, mà trƣớc tiên là về vốn đầu tƣ. Tỷ trọng vốn đầu tƣ của nhà nƣớc trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội 2 năm qua đã giảm so với các năm trƣớc (năm 2011: 33% và năm 2012 còn 27,4%). Điều đó cho thấy những năm trƣớc tăng

30.10%

32.18%

37.72% khu vực 1

khu vực 2 khu vực 3

23

trƣởng GDP Hậu Giang phụ thuộc chủ yếu vào sự tăng lên với tốc độ cao của vôn đầu tƣ, thì nay đã giảm dần sự phụ thuộc vào vốn đầu tƣ, trƣớc mắt là đầu tƣ công. Nổi bậc là tăng trƣởng kinh tế vẫn duy trì 14,13% (KH 14-14,5%) tăng 0,01% so với năm 2011, thu nhập bình quân đầu ngƣời là 1.133 USD/năm.

3.2 KHÁI QUÁT MỘT SỐ CHƢƠNG TRÌNH TÍN DỤNG ĐƢỢC TÀI TRỢ TẠI TỈNH HẬU GIANG

3.2.1 Tình hình nguồn vốn Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

Tỉnh Hậu Giang bắt đầu mối quan hệ hợp tác phát triển với các nhà tài trợ từ năm 2004 và có tiếp cận các Chƣơng trình/dự án sử dụng nguồn vốn ODA từ tỉnh Cần Thơ bàn giao. Qua 20 năm hợp tác phát triển với các nhà tài trợ, việc hình thành và phát triển quan hệ hợp tác chia hai giai đoạn theo đặc thù của tỉnh Hậu Giang là giai đoạn 1993-2003 và giai đoạn 2003-2013. Luận văn sẽ cập nhật tình hình nguồn vốn ODA trong giai đoạn 2003-2013, tức giai đoạn gần nhất.

* Khái quát

Trong giai đoạn này hợp tác và phát triển với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang có bƣớc phát triển cao hơn về cả số lƣợng và quy mô dự án. Tính đến thời điểm báo cáo có 21 dự án với tổng mức đầu tƣ 1.777.533 triệu đồng, trong đó nguồn ODA là 1.339.835 triệu đồng. Giai đoạn này có 11 nhà tài trợ là WB, ADB, Luxembourg, JICA, Chính phủ Anh, Chính phủ Nhật, Vƣơng quốc Bỉ, EU, DFID, ORIO (Hà Lan), SP-RCC, trong đó có 03 nhà tài trợ truyền thống: World Bank, ADB, JBIC nay là JICA.

Hoạt động chính của các dự án này là đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp bền vững qua sử dụng lục bình, đƣờng giao thông khu vực nông thôn, lƣới điện phục vụ nông thôn, cấp nƣớc đô thị và nƣớc sạch nông thôn, cải cách hành chính, bảo đảm chất lƣợng trƣờng học, nƣớc phục vụ khu công nghiệp và Chƣơng trình ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trong giai đoạn này có nhiều tiến bộ hơn giai đoạn trƣớc nhƣng so với nhu cầu phát triển thì việc hợp tác với các nhà tài trợ của tỉnh Hậu Giang còn nhiều vấn đề bất cập, cụ thể nhƣ sau:

Về mặt ƣu điểm: Hậu Giang là một tỉnh mới và là một tỉnh nghèo, nên việc vận động thu hút các nguồn lực bên ngoài là ƣu tiên hàng đầu của tỉnh. Tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức có nhã ý viện trợ hoặc cho vay ƣu đãi đối với các chƣơng trình, dự án phát triển cộng đồng, y tế, văn hóa, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật; Cán bộ cơ sở trẻ, năng động, có mặt bằng kiến thức đạt khá và tƣơng đối đồng đều, đây chính là thế mạnh về nguồn nhân lực của Hậu Giang.

24

Về mặt thiếu sót: Hậu Giang là một tỉnh mới, lực lƣợng cán bộ trẻ năng động là một thuận lợi nhƣng đây cũng là một yếu điểm của tỉnh. Do kinh nghiệm còn ít nên việc vận động thu hút thật sự chƣa chủ động, phần lớn chỉ mới dừng ở mức độ đƣa ra danh mục công trình ƣu tiên vận động, chƣa chủ động tìm đến các nhà tài trợ; Về tiến độ thực hiện các chƣơng trình, dự án chậm là do khâu thủ tục ban đầu còn nhiều phức tạp; Về khâu giải phóng mặt bằng còn rất chậm, đây chính là một yếu điểm của tỉnh. Tuy có nhiều cố gắng, nhƣng do giá đền bù giải tỏa và vấn đề tái định cƣ chƣa thật sự hợp lý. Ngoài ra chƣa kể đến việc chƣa thuyết phục cho ngƣời dân hiểu đƣợc mục tiêu của việc thực hiện dự án là phục vụ cho lợi ích cộng đồng; Giải ngân cũng là một nguyên nhân làm chậm tiến độ của các công trình. Thủ tục tuy đƣợc đơn giản, hài hòa nhƣng cán bộ chuyên trách chƣa thật sự nắm bắt một cách triệt để các quy định về công tác giải ngân; Chƣa có sự thống nhất giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để Ban quản lý các dự án Viện trợ phát triển chính thức (ODA) dễ dàng trong thủ tục giải ngân và triển khai dự án.

Phân tích cơ cấu dự án * Theo quy mô

Bảng 3.2 Cơ cấu dự án theo quy mô giai đoạn 2003-2013

Quy mô Số lƣợng Tỉ Trọng Tổng mức đầu tƣ

(triệu đồng)

Nhỏ 16 76% 642.933

Vừa 5 24% 1.134.600

Tổng 21 100% 1.777.533

Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình nguồn vốn ODA tỉnh Hậu Giang 10 năm (2003-2013)

Một phần của tài liệu tác động của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông hộ nghèo tại huyện vị thủy, tỉnh hậu giang (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)