Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính chương nhiệt học vật lý lớp 8 nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.6.1 Đánh giá định tính

Qua thực tế giảng dạy và kết quả từ các bài kiểm cho thấy: - Đối với lớp thực nghiệm:

+ HS lớp TN 8A1 khả năng lĩnh hội kiến thức của các em trong các tiết học được nâng lên rõ rệt. BTĐT xuất phát từ thực tiễn đời sống gây được sự chú ý của tất cả các đối tượng HS, tạo nên được sự hứng thú, lôi cuốn các em tham gia xây dựng bài. Trong quá trình học các em tự tin hơn khi giải các bài tập, lời giải được trình bày logic chặt chẽ lập luận có căn cứ và thời gian làm bài cũng nhanh hơn.

+ Chúng tôi đã sử dụng các câu hỏi để củng cố kiến thức cuối tiết, thì thấy các em đã trả lời đúng nhiều hơn, diễn đạt khá mạch lạc và rõ ràng. Điều đó chứng tỏ HS hiểu và nắm vững kiến thức hơn, ngôn ngữ và tư duy logic của HS được nâng lên.

+ Phấn khởi hơn là thỉnh thoảng HS đã tự tin phát biểu ý kiến về thắc mắc một số hiện tượng các em đã thấy nhờ GV nhận xét giúp câu trả lời của mình.

- Đối với lớp đối chứng 8A2: Các em giải bài tập một cách tự phát, nhiều em khi trình bày lời giải lúng túng trong cách lập luận, lập luận thường thiếu, không chặt chẽ, trình bày không rõ ràng.

3.6.2 Đánh giá định lượng

Sau khi tổ chức cho HS làm 2 bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm 8A1 và lớp đối chứng 8A2, chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học.

- Điểm trung bình xi của HS i được tính theo công thức: xi =

2

2

1 x

x +

Trong đó, x1, x2lần lượt là điểm của các bài kiểm tra 1, 2. Điểm kiểm tra được làm tròn đến 0,5.

- Bảng phân phối thực nghiệm: số HS đạt điểm xi . - Bảng phân phối tần suất: số % HS đạt điểm xi . - Bảng lũy tích: số % HS đạt điểm ≤xi .

- Tính các tham số thống kê: X , S2,S, V theo các công thức: + Điểm trung bình của các bài kiểm tra: i

10 1 x 1 ∑ = = i i f n X

(với f : số HS đạt điểm xi , n là số HS tham gia bài kiểm tra) + Phương sai: 1 ) ( 2 2 − − = ∑ n X x f S i i + Độ lệch chuẩn: 1 ) ( 2 − − = ∑ n X x f S i i + Hệ số biến thiên: X S V = .100%

( V : cho biết mức độ phân tán của số liệu) - Bảng tính các tham số thống kê

- Thống kê chi tiết (phụ lục 6) - Thống kê tổng hợp

Sau đây chúng tôi trình bày việc xử lý kết quả:

Bảng 3.1. Bảng phân phối thực nghiệm số HS đạt điểm xi

Lớp Số lượng HS đạt Điểm xi

0 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10

ĐC 0 0 0 0 0 1 1 0 1 1 2 3 3 2 9 2 3 2 0 1

TN 0 0 0 0 0 0 0 2 1 1 1 2 2 1 4 2 6 5 4 4

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất số % HS đạt điểmxi

Lớp Số % HS đạt điểm xi

0 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10 ĐC 0 0 0 0 0 3.2 3.2 0 3.2 3.2 6.5 9.7 9.7 6.5 29 6.5 9.7 6.5 0 3.2 TN 0 0 0 0 0 0 0 5.7 2.9 2.9 2.9 5.7 5.7 2.9 11.4 5.7 17.1 14.3 11.4 11.6

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ phân phối tần suất số % HS đạt điểmxi

Bảng 3.3: Bảng lũy tích: số % HS đạt điểm ≤xi

Lớp Số % HS đạt điểm ≤ xi

0 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 5.5 6 6.5 7 7.5 8 8.5 9 9.5 10

ĐC 0 0 0 0 0 3.2 6.5 6.5 9.7 12.9 19.4 29 38.7 45.2 74.2 80.6 90.3 96.8 96.8 100

TN 0 0 0 0 0 0 0 5.7 8.6 11.4 14.3 20 25.7 28.6 40 45.7 62.9 77.1 88.6 100

Bảng 3.4: Bảng tham số thống kê

Lớp Số HS X S2 S V(%)

ĐC 31 6.92 2.49 1.58 22.83

TN 35 7.87 2.99 1.73 21.98

Dựa vào đường lũy tích (biểu đồ 3.3) và bảng tham số thống kê (bảng 3.4) có thể rút ra kết luận sơ bộ sau:

- Điểm trung bình của các bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm (7.87) cao hơn so với HS ở lớp đối chứng (6.92).

- Đường luỹ tích ứng với lớp thực nghiệm nằm bên phải và về phía dưới đường luỹ tích lớp đối chứng.

- Hệ số biến thiên của lớp thực nghiệm (21.98) thấp hơn so với lớp đối chứng (22.83) cho thấy mức độ phân tán khỏi điểm trung bình của lớp thực nghiệm nhỏ hơn mức độ phân tán của lớp đối chứng.

Như vậy kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của lớp đối chứng.

Để kiểm tra tính chân thực của kết luận trên ta tiến hành kiểm định các giả thuyết thống kê với mức ý nghĩa là α.

ĐC ĐC TN TN ĐC TN n S n S X X t 2 2 + − =

Giả thuyết H0 (XTN = XĐC) Kết quả nghiên cứu từ hai mẫu là hoàn toàn như nhau. Phát biểu giải thuyết “Không có sự khác biệt nhau giữa hai phương pháp”. Tức là kết quả trên chỉ là ngẫu nhiên, không có ý nghĩa.

Giả thuyết H1 (XTN > XĐC) (đối thuyết): “Có sự khác biệt giữa hai phương pháp”. Tức là điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm đối chứng một cách có ý nghĩa.

Tính đại lượng kiểm định t

Bậc tự do: ν = nTN + nĐC - 2 Ta đã có: TN X XĐC 2 TN S 2 ĐC S nTN nĐC 7,87 6,92 1,73 1,58 35 31 Chọn mức ý nghĩa α = 0,05

Thay số vào công thức ta thu được t = 2,33 và ν = 64

Tra bảng phân phối Student (phụ lục 7) ta được giá trị tới hạn tα = 1,67 Kết quả phân tích cho thấy t = 2,33 > tα = 1,67. Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ và chấp nhận giả thuyết H1. Như vậy điểm trung bình cộng của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm trung bình cộng của nhóm đối chứng là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Điều đó cho phép kết luận tiến trình dạy học có sử dụng BTĐT đã mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình dạy học thông thường.

Kết luận chương 3

Qua việc nghiệm sư phạm và xử lý kết quả thực nghiệm chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

- BTĐT có thể sử dụng hiệu quả đối với mọi đối tượng HS. Khi giải BTĐT rất gần gũi với thực tiễn đời sống các em đều rất hứng thú, không chỉ đối tượng HS khá, giỏi mà các đối HS khác cũng hoàn toàn có thể tham gia sôi nổi giải các BTĐT để lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Dưới sự tổ chức của GV các em có thể đưa ra các lập luận và trình bày các lập luận đó bằng ngôn ngữ của chính các em chọn lọc. Qua việc giải các BTĐT kiến thức về thực tiễn của các em được nâng lên.

- BTĐT đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Việc dạy học phù hợp với BTĐT đã tạo môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS, HS với HS, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy lôgic cho HS.

- Có thể bồi dưỡng tư duy logic cho HS bằng việc sử dụng BTĐT trong mọi giai đoạn của tíên trình dạy học.

- Việc sử dụng BTĐT trong dạy học thực sự là giải pháp hiệu quả để nâng cao kết quả học tập cho các HS có lực học trung bình, đáng chú ý nhất là góp phần bồi dưỡng tư duy logic cho HS.

Những kết luận trên cho phép chúng tôi khẳng định rằng: giả thuyết khoa học của đề tài có tính khả thi.

KẾT LUẬN

Dựa vào kết quả quá trình nghiên cứu, kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

- Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về tư duy vật lí, tư duy logic, tác dụng của BTĐT, chúng tôi đã nhận thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa BTĐT và việc bồi dưỡng tư duy logic cho HS.

- Kết quả điều tra thực trạng giảng dạy BTĐT ở một số trường THCS thuộc địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cho thấy cần có sự đầu tư hợp lí hơn BTĐT trong quá trình dạy học vật lí.

- Xây dựng được hệ thống BTĐT nhiều mức độ thuộc chương “Nhiệt học” vật lí 8 trên tinh thần bồi dưỡng tư duy logic cho HS.

- Thiết kế được 6 tiến trình dạy học sử dụng BTĐT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho HS trong dạy học vật lí 8 THCS.

- Đề xuất được một số biện pháp bồi dưỡng tư duy logic cho HS thông qua dạy học BTĐT ở lớp 8 THCS.

- Đã tiến hành kiểm tra để đánh giá tính khả thi mà giả thuyết khoa học đưa ra. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của giải thuyết khoa học. Hệ thống BTĐT được sử dụng vào các tiến trình dạy học một cách phù hợp đã phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt của HS, góp phần bồi dưỡng tư duy logic cho HS, cải thiện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ, lập luận trong quá trình giải thích hiện tượng, suy luận hỗ trợ giải các loại bài tập khác.

- Kết quả thực nghiệm cũng cho thấy đối với lớp thực nghiệm, HS có hứng thú hơn với những tình huống vật lí diễn ra trong đời sống. HS đã tự lực, tự giác vận dụng kiến thức lý thuyết đã học, thực hiện các thao tác tư duy để phân tích, suy luận, khái quát hóa, trừu tượng hóa các hiện tượng kết hợp với sự chọn lọc ngôn ngữ vật lí, sắp xếp chuỗi kiến thức sao cho phù hợp logic để giải quyết vấn đề GV đưa ra, cụ thể là các BTĐT có liên quan chặt

chẽ với các hiện tượng trong cuộc sống. HS cảm thấy yêu thích, say mê việc giải thích các hiện tượng xung quanh mình. Tính tò mò của tuổi trẻ khiến các em càng cố gắng để tiếp thu tốt kiến thức lý thuyết, cách giải một BTĐT. HS trình bày rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu loại bài tập này. HS tự tin vươn tới giải quyết các BTĐT tương tự. Tất cả những điều trên đã cho thấy BTĐT thực sự là phương tiện dạy học hiệu quả trong việc góp phần bồi dưỡng tư duy logic cho HS.

* Kiến nghị về hướng nghiên cứu tiếp theo

Bồi dưỡng tư duy logic cho HS thông qua BTĐT các chương “Điện học”, “Quang học”, “Cơ học” ở các khối lớp 6, 7, 9 cấp THCS.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phạm Sơn Hải (2010). Xây dựng và sử dụng hệ thống BTĐT nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho HS trong dạy học Vật lí trường phổ thông, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh.

[2]. Nguyễn Thanh Hải (2010). Bài tập Vật lí 8. NXB GD Việt Nam.

[3]. Nguyễn Thanh Hải (2010). Nghiên cứu sử dụng bài tập định tính và câu hỏi thực tế trong dạy học vật lí trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học Huế.

[4]. Nguyễn Thanh Hải (2010). Định hướng cách giải bài tập định tính cho học sinh trong dạy học vật lí THPT, Tạp chí giáo dục(số 234).

[5]. Nguyễn Quang Lạc (2010). Những tiếp cận hiện đại của lí luận và phương pháp dạy học Vật lí. Đại học Vinh.

[6]. Trương Thọ Lương (2004). Chuyên đề bồi dưỡng Vật lí 8. NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh.

[7]. Nguyễn Văn Nghiệp (2010). Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí và giáo viên về biên soạn đề kiểm tra, xây dụng thư viện câu hỏi và bài tập. Bộ Giáo dục – Đào tạo, Hà Nội.

[8]. Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước (2001). Logic học trong dạy học Vật lí. Đại học Vinh.

[9]. Phạm Thị Phú (2005). Chiến lược dạy học Vật lí ở trường phổ thông, Đại học Vinh.

[10]. Phạm Thị Phú (2007). Chuyển hóa phương pháp nhận thức vật lí thành phương pháp dạy học Vật lí, Tài liệu chuyên khảo dùng cho đào tạo thạc sỹ chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học vật lí, Đại học Vinh.

[11]. Đào Văn Phúc (2006). Bồi dưỡng Vật lí 8. NXB GD Việt Nam.

[12]. Nguyễn Đức Thâm – Nguyễn Ngọc Hưng (1998). Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Hà Nội.

[13]. Nguyễn Đức Thâm (Chủ biên 2002). Phương Pháp dạy học Vật lí ở trường phổ thông. NXB ĐHSP.

[14]. Bùi Gia Thịnh (Chủ biên). Bài tập Vật lí 8. NXB GD Việt Nam.

[15]. Bùi Gia Thịnh - Dương Tiến Khang - Vũ Trọng Kỳ - Trịnh Thị Hải Yến.

Sách giáo khoa Vật lí 8. NXB GD Việt Nam.

[16]. Nguyễn Đình Thước (2007). Phát triển tư duy Vật lí cho học sinh trong dạy học Vật lí, Đại học Vinh.

[17]. Nguyễn Đình Thước (2008). Phát triển tư duy của học sinh. Đại học Vinh.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1a

NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY LOGIC CHO HS

PHIẾU ĐIỀU TRA

Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về những nội dung ghi trong phiếu. Nếu đồng ý với những nội dung nào thì khoanh tròn chữ cái đứng trước câu đó.

Câu 1: Trong quá trình giảng dạy bài tập VL cho HS, thầy (cô) cho rằng

loại bài tập nào có tác dụng nhất trong việc rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và phát triển tư duy logic cho HS?

A. Bài tập thí nghiệm.

B. Bài tập định tính (BTĐT). C. Bài tập định lượng (BTĐL). D. Bài tập đồ thị.

Câu 2: Trong quá trình giảng dạy chương “Nhiệt học” vật lí 8, Thầy (cô)

đã sử dụng BTĐT khi nào? A. Khi kiểm tra bài cũ.

B. Ngay sau khi học kiến thức mới.

C. Trong tiết bài tập, ôn tập, tổng kết chương.

D. Trong quá trình tìm hiểu bài mới, yêu cầu HS liên hệ và giải thích các hiện tượng thực tế.

Câu 3: Trong một tiết học ở chương “Nhiệt học” vật lí 8, Thầy (cô)

thường đặt ra bao nhiêu BTĐT?

A. 1 đến 2 BTĐT ở dạng câu hỏi ngắn. B. BTĐT trong SGK.

C. BTĐT trong SGK và yêu cầu HS về nhà làm thêm trong SBT.

D. BTĐT trong SGK, SBT và khuyến khích HS tự tìm thêm trong thực tế.

Câu 4: Khi đưa ra 1 BTĐT, Thầy (cô) sẽ giải quyết theo hướng nào?

A. Giảng giải giúp HS. B. HS tự giải thích.

C. Hướng dẫn HS giải thích sau đó yêu cầu HS tự hoàn chỉnh câu trả lời. D. HS tự giải thích theo ý mình sau đó GV nhận xét, sửa chữa.

Câu 5: Trong 1 tiết dạy trong chương “Nhiệt học” vật lí 8, Thầy (cô) có

thường yêu cầu HS cho ví dụ liên hệ thực tế không? A. Thường xuyên

B. Thỉnh thoảng

C. Rất ít khi vì không đủ thời gian

D. Không bao giờ vì đã có những BTĐT trong SGK và SBT

Câu 6: HS trong lớp Thầy (cô) đang giảng dạy có thường đưa ra những

hiện tượng Vật lí trong đời sống nhờ Thầy (cô) giải thích giúp không? A. Thường xuyên.

B. Thỉnh thoảng. C. Rất ít khi.

D. Không bao giờ vì HS quá yếu.

Câu 7: Trong các bài kiểm tra vật lí (15 phút, 1 tiết, kiểm tra học kì) ở

học kì II, Thầy (cô) cho rằng BTĐT nên chiếm bao nhiêu điểm? A. 0 đến 1 điểm.

B. 2 đến 3 điểm. C. 4 đến 5 điểm. D. 6 điểm.

Câu 8: Trong quá trình giảng dạy bài tập Vật lí 8 ở chương “Nhiệt học”,

Thầy (Cô) nhận thấy HS thích giải loại bài tập nào? A. Bài tập định tính (BTĐT).

B. Bài tập định lượng (BTĐL). C. Bài tập thí nghiệm.

D. Bài tập đồ thị

Câu 9: Trong các kì thi HS giỏi vật lí, BTĐT có được sử dụng ra đề thi không?

A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng. C. Rất ít khi. D. Không bao giờ.

Câu 10: Theo ý kiến của Thầy (cô), để bồi dưỡng tư duy logic cho HS

thông qua giải BTĐT trong chương “Nhiệt học” vật lí 8 thì biện pháp hữu hiệu nhất cần đưa ra là gì?

A. Thường xuyên yêu cầu HS giải bài tập trong SGK, SBT.

B. Thường xuyên yêu cầu HS cho ví dụ liên hệ thực tế và giải thích hiện tượng đó.

C. Khuyến khích bằng cách cho điểm khi HS nêu và giải được các BTĐT. D. Nên sử dụng cả biện pháp A, B và C.

Phụ lục 1b

Kết quả điều tra tổng hợp

(Tính theo số lượng và tỉ lệ % trên tổng số 24 GV được điều tra)

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính chương nhiệt học vật lý lớp 8 nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w