8. Cấu trúc của luận văn
2.3.5 Sử dụng bài tập định tính trong hoạt động ngoại khóa
I/. Ý tưởng sư phạm
Hoạt động ngoại khóa là sân chơi vừa lành mạnh, vừa bổ ích trong việc bổ sung kiến thức của HS trong quá trình học tập, cũng như rèn luyện kỹ năng vận động, tích cực tư duy và khả năng trình bày ngôn ngữ trước đám đông cho HS. Vừa học vừa chơi vừa mang tính thi đua sẽ góp phần nâng cao hiệu quả củng cố, mở rộng và hệ thống hóa kiến thức đã học cho HS. Hơn nữa, nội dung kiến thức trong chương “Nhiệt học” có rất nhiều liên hệ trong thực tế, qua phần đố vui, giải thích hiện tượng, HS sẽ có nhiều cơ hội để làm sáng tỏ những hiện tượng xảy ra xung quanh mình mà trên lớp chưa được đề cập tới. Hoạt động ngoại khóa sẽ mở rộng phạm vi sinh hoạt, số lượng HS tham gia đông hơn, tính thi đua mạnh mẽ hơn sẽ kích thích HS thực hiện các thao tác tư duy như phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa nhanh nhẹn và linh hoạt hoạt hơn khi suy nghĩ và phát biểu. Quan trọng hơn, trong quá trình giải thích các hiện tượng, tư duy logic của HS cần thể hiện rõ rệt qua ngôn ngữ, từ việc so sánh, nhận xét câu trả lời của HS cũng giúp đánh giá được chất lượng thực hiện các biện pháp phát triển tư duy logic thông qua giải BTĐT đối với lớp TN 8A1.
BTĐT đưa vào hoạt động ngoại khóa với các chức năng: - Củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức đã học.
- Liên hệ và giải thích hiện tượng xung quanh trong đời sống.
- Hiểu được bản chất của các hiện tượng, từ đó tự liên hệ và giải thích các hiện tượng tương tự.
II/. Mục tiêu 1/. Kiến thức
- Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức nhiệt học đã học. - HS thấy được mối quan hệ gần gũi giữa vật lí và đời sống.
2/. Kĩ năng
- Vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng thức tế.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy logic, suy luận, lập luận và trình bày bằng ngôn ngữ trước đám đông.
3/. Thái độ
- Tích cực, tự giác, nhiệt tình tham gia hoạt động. - Tạo cho HS sự hứng thú và yêu thích môn vật lí.
III/. Nội dung hoạt động
1/. Chuẩn bị:
- Hệ thống câu hỏi và hệ thống đáp án. - Số thâm theo thứ tự câu hỏi.
- Không gian hoạt động gồm: ghế ngồi cho HS các lớp, bụt giảng, hệ thống âm thanh (micro, loa…)
- Quà trao cho HS trả lời đúng (viết, tập)
2/. Tổ chức:
- Hoạt động ngoại khóa diễn ra tại sân trường THCS Nguyễn Tú. (Phụ lục 4 và phụ lục 8)
- Toàn khối 8 gồm có 4 lớp 8A1, 8A2, 8A3, 8A4 bố trí ngồi ở 4 nhóm. - Ban cán sự các lớp phụ trách ổn định trật tự, ngồi đúng vị trí.
- Theo thứ tự từng lớp cử đại diện lên bốc thâm câu hỏi và trả lời ngay. Nếu lớp không trả lời được thì một bạn trong lớp đó bổ sung, nếu chưa hoàn chỉnh thì dành quyền trả lời cho các lớp khác. HS nào có câu trả lời đúng nhất thì nhận một phần quà.
- Có 5 vòng thi
- Điều kiện về câu trả lời hoàn chỉnh: đúng về kiến thức, phù hợp logic, trình bày cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
4/. Nội dung câu hỏi
1. Lấy một cốc nước đầy và một thìa muối tinh. Cho muối dần dần vào
nước cho đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Hãy giải thích tại sao?
2. Tại sao khi muối dưa, muối có thể thấm vào cọng dưa và lá dưa? 3. Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
4. Mở lọ nước hoa trong lớp học, sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi
nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
5. Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng.
Theo em, kết luận như thế có không? Tại sao?
6. Gạo đang nấu trong nồi và gạo xay xát đều nóng lên. Hỏi về mặt thay
đổi nhiệt năng thì có gì giống nhau, khác nhau trong hai hiện tượng trên?
7. Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dầy dễ bị vỡ hơn cốc
8. Tại sao về mùa lạnh, khi sờ vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi
sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn nhiệt độ của gỗ không?
9. Về mùa hè, ở một số nước châu Phi rất nóng, người ta thường mặc
quần áo trùm kín cả người; còn ở nước ta về mùa hè, người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?
10. Tại sao về mùa đông, mặc nhiều áo mỏng sẽ ấm hơn mặc một áo
dày?
11. Tại sao muốn giữ cho nước chè nóng lâu, người ta thường để ấm vào
giỏ có chèn bông, trấu hoặc mùn cưa?
12. Vì sao trong các nhà máy, người ta thường xây những ống khói rất
cao?
13. Tại sao các bể chứa xăng lại thường được quét bằng một lớp nhũ
màu trắng bạc?
14. Hãy quan sát chiếc đèn kéo quân mà em thường chơi trong dịp trung
thu và cho biết vì sao chỉ cần dùng một ngọn nến?
15. Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước, dây đun được đặt ở dưới,
gần sát đáy ấm, không được đặt ở trên?
16. Hãy giải thích sự tạo thành gió và sự thông không khí trong lò.
17. Tại sao khi pha nước chanh, người ta bỏ đường vào khuấy cho đường
tan trước rồi mới bỏ đá vào?
18. Tại sao muốn đun nóng chất lỏng và chất khí phải đun từ phía dưới? 19. Kho thịt cá bằng nồi nhôm và nồi đất trong cùng điều kiện thì ta thấy
thịt cá kho ở nồi nào ngon hơn, vì sao?
20. Dùng một sợi chỉ cuốn chặt vào một ống nhôm hay đồng. Lấy diêm
đốt sợi chỉ, sợi chỉ không cháy. Tại sao? Nếu cuốn sợi chỉ vào ống gỗ, thì khi đốt sợi chỉ có cháy không? Tại sao?