Sử dụng bài tập định tính trong tiết học xây dựng kiến thức mới

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính chương nhiệt học vật lý lớp 8 nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1 Sử dụng bài tập định tính trong tiết học xây dựng kiến thức mới

Bài 20: NGUYÊN TỬ, PHÂN TỬ CHUYỂN ĐỘNG HAY ĐỨNG YÊN? I. Ý tưởng sư phạm

Ý nghĩa của nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng và chuyển động này quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ được ứng dụng rất rộng rãi trong sinh hoạt hàng ngày. Nội dung bài học mang tính định tính cao. Do đó, khi dạy bài “Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên”, GV có thể dùng nhiều BTĐT rất gần gũi với đời sống để các em dễ dàng liên hệ thực tế, thuận tiện trong việc hình dung, HS trực tiếp dùng kiến thức vừa học chủ động giải thích các hiện tượng xung quanh sẽ góp phần kích thích sự tìm tòi ham học hỏi và tạo niềm đam mê học tập VL cho HS, qua đó cũng nhằm giáo dục ý thức tự giác tư duy, độc lập suy nghĩ, tích cực giải quyết vấn đề một các logic.

Khi thiết kế giáo án tôi muốn HS tham gia vào việc chiếm lĩnh kiến thức bằng việc giải các BTĐT được GV đưa ra một cách có chủ định.

Khi trả lời các BTĐT bắt buộc HS phải thực hiện các thao tác tư duy, phép suy luận logic, diễn đạt câu trả lời bằng ngôn ngữ nói hoặc viết. Điều này giúp HS lĩnh hội kiến thức hiệu quả hơn, đồng thời tạo điều kiện phát triển ngôn ngữ và bồi dưỡng tư duy logic cho HS.

- BTĐT được đưa vào giáo án với các chức năng : + Kiểm tra kiến thức cũ

+ Tạo tình huống có vấn đề + Tạo chuỗi vấn đề nhận thức + Khắc sâu, củng cố kiến thức

II/. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- HS biết được các nguyên tử, phân chuyển động không ngừng.

- HS hiểu chuyển động của nguyên tử, phân tử phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ nên chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động nhiệt.

2. Kĩ năng:

- HS vận dụng được kiến thức nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng để giải thích hiện tượng khuyếch tán và trả lời các câu vận dụng.

- HS vừa liên hệ thực tế vừa vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đó.

- Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm tưởng tượng và tìm sự tương tự giữa hai hiện tượng.

3. Thái độ

- HS nghiêm túc trong học tập.

- HS yêu thích học VL, tích cực chủ động liên hệ thực tế và dùng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

III/. Bài mới

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Kiểm tra bài cũ

Hỏi: Ở nhà khi nấu ăn, mẹ thường ướp thịt, cá trước khi nấu để thịt, cá thấm gia vị sẽ ngon hơn. Em hãy giải thích nhờ vào hiện tượng nào giúp mẹ làm được điều đó?

Hoạt động 1: Đặt vấn đề (3 phút)

Cá ở trong nước, cá muốn sống được thì trong nước phải có không khí. Mặc dù giữa các phân tử nước và phân tử không khí có khoảng cách, nhưng không khí nhẹ hơn nước rất nhiều luôn bay phía trên thì làm sao không khí xen vào khoảng cách của phân tử nước được? Như vậy, để giải thích các hiện tượng này và một số hiện tượng khác một cách đầy đủ ngoài đặc điểm giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách thì nguyên tử, phân tử còn có đặc điểm nào nữa? Chúng ta sẽ biết được ngay đó là đặc điểm nào trong bài 20.

Hoạt động 2: Thí nghiệm Brown (2 phút)

Yêu cầu HS đọc thông tin về thí nghiệm Brown

Đọc thông tin về thí nghiệm Brown và ghi nhận hiện tượng các hạt phấn hoa trong nước

I/. Thí nghiệm Brown:

Brown khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi

chuyển động không ngừng về mọi phía. Nhưng ông vẫn chưa giải thích được.

đã phát hiện thấy chúng chuyển động không ngừng về mọi phía

Hoạt động 3: Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng (12 phút)

Yêu cầu HS thử giải thích chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Brown bằng cách dùng sự tương tự giữa chuyển động của các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng mô tả ở phần mở bài theo những câu hỏi gợi ý sau:

C1: Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brown? C2: Các HS tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Brown? C3: Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?

Đọc phần giới thiệu ở đầu bài, tưởng tượng và tìm sự tương tự giữa chuyển động của các các hạt phấn hoa với chuyển động của quả bóng để trả lời những câu hỏi gợi ý.

C1: Quả bóng tương tự như hạt phấn hoa

C2: Các HS tương tự như những phân tử nước C3: Vì các phân tử nước chuyển động

II/. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng

Yêu cầu HS đọc phần thông tin và cho biết ai là người giải thích được đầy đủ và chính xác thí nghiệm Brown?

Hãy giải thích nguyên nhân gây ra chuyển động của thí nghiệm Brown? (Hình 20.2 và 20.3)

Hướng dẫn HS giải thích theo chuỗi tư duy logic từ nguyên nhân các phân tử nước chuyển động dẫn đến kết quả là hạt phấn hoa cũng chuyển động.

50 năm sau thí nghiệm Brown, các nhà khoa học mới bước đầu tìm ra nguyên nhân của chuyển động này, và mãi tới năm 1905, nhà bác học Einstien (ngưới Đức) mới giải thich đầy đủ và chính xác thí nghiệm của Brown.

Phân tử nước không đứng yên mà chuyển động → trong khi chuyển động các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía → các va chạm này không cân bằng → làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.

Nguyên nhân gây ra chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown là do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.

Hoạt động 4: Chuyển động phân tử và nhiệt độ (10 phút)

Trong thí nghiệm của Brown nếu tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa có gì Nhiệt độ càng cao thì các hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh III/. Chuyển động phân tử và nhiệt độ

thay đổi không?

Vì sao các hạt phấn hoa chuyển động nhanh hơn?

(Yêu cầu HS giải thích theo chuỗi logic)

Nhiều thí nghiệm khác cũng chứng tỏ điều gì? Chuyển động của nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động gì? Vì sao lại gọi như vậy?

Như vậy, sau khi học xong bài 19 và bài 20 hãy cho biết nguyên tử, phân tử có những thuộc tính nào?

Yêu cầu HS vận dụng những kiến đã học để trả lời những câu hỏi vận dụng theo chuỗi tư duy logic có trước có sau, từ nguyên nhân

Nhiệt độ càng cao → phân tử nước chuyển động càng nhanh → va đập mạnh vào các hạt phấn hoa → hạt phấn hoa chuyển động càng nhanh. HS suy nghĩ trả lời Chuyển động của nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ → chuyển động này gọi là chuyển động nhiệt. - Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. - Vì chuyển động của nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ nên chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.

Cấu tạo từ nguyên tử, phân tử Vật chất

Có khoảng cách

Chuyển động không ngừng

dẫn đến kết quả của các hiện tượng. Hoạt động 5: Vận dụng (15 phút) C4: Hình 20.4 Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng. Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và đồng sunat đã hòa lẫn vào nhau.

Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích hiện tượng trên.

HS vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng khuyếch tán theo chuỗi tư duy logic.

HS vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng khuyếch tán theo chuỗi tư duy logic.

IV. Vận dụng

C4: Giữa phân tử nước và phân tử đồng sunfat có khoảng cách và chúng chuyển động hỗn độn không ngừng → trong quá trình chuyển động chúng xen lẫn vào khoảng cách của nhau → phân tử nước di chuyển xuống hòa lẫn với dung dịch đồng sunfat và ngược lại phân tử đồng sunfat di chuyển lên trên hòa lẫn với phân tử nước → sau một thời gian nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau → gọi là khuyếch tán.

C5: Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

C6: Hiện tượng khuyếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không?

C7: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

HS giải thích theo logic

HS vận dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng xảy ra theo trình tự logic từ nguyên nhân dẫn đến kết quả.

HS phân tích hiện tượng, so sánh chuyển động nhiệt của phân tử trong nước lạnh và nước nóng. Từ đó giải thích hiện tượng xảy ra.

C5: Giữa phân tử nước và phân tử không khí có khoảng cách và chuyển động hỗn độn → phân tử không khí chuyển động đến xen vào khoảng cách của các phân tử nước → làm cho trong nước có không khí.

C6: Khi tăng nhiệt độ → nguyên tử, phân tử các chất chuyển động nhanh hơn → quá trình hòa lẫn vào nhau diễn ra nhanh hơn → hiện tượng khuyếch tán xảy ra nhanh hơn.

C7: Hạt thuốc tím trong cốc nước lạnh tan chậm hơn thuốc tím trong cốc nước nóng vì khi nhiệt độ thấp → nguyên tử thuốc tím chuyển động chậm → xen vào khoảng cách của các phân tử nước cũng chậm → quá trình

khuyếch tán (hòa tan) xảy ra chậm.

Hoạt động 6: Củng cố - Dặn dò (3 phút)

Câu hỏi đặt vấn đề: Cá ở trong nước, cá muốn sống được thì trong nước phải có không khí. Mặc dù giữa các phân tử nước và phân tử không khí có khoảng cách, nhưng không khí nhẹ hơn nước rất nhiều luôn bay phía trên thì làm sao không khí xen vào khoảng cách của phân tử nước được?

Câu hỏi mở rộng: Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đếu ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?

* Dặn dò:

- Làm bài tập trong sách bài tập

- Tự tìm và giải thích 2 hiện tượng trong cuộc

HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời câu hỏi ở phần đặt vấn đề.

HS dùng suy luận logic để trả lời câu hỏi mở rộng. * Giữa các phân tử không khí và phân tử nước có khoảng cách. Mặc dù phân tử không khí nhẹ hơn phân tử nước nhưng do các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng → phân tử không khí xen vào khoảng cách phân tử nước → trong nước có không khí → cá vẫn sống được.

* Các phân tử nước hoa chuyển động không ngừng → chúng lan tỏa đến mọi nơi trong lớp.

sống liên quan đến những nội dung đã học. - Chuẩn bị bài 21: Nhiệt năng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập định tính chương nhiệt học vật lý lớp 8 nhằm bồi dưỡng tư duy logic cho học sinh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w