Quy trình chung để xây dựng một THCVĐ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học phân số lớp 4 (Trang 46)

Để xây dựng một THCVĐ cần tiến hành theo 3 bước như sau

[Waterman, M. & Stanley, E. (2005)]:

* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

Trước tiên, người GV cần phải xác định được mục tiêu bài học, chính vì thế mà nguời GV luôn phải đặt cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải đạt được mục tiêu gì, phải hướng dẫn cho HS những kiến thức gì và phải rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết nào?” và tham chiếu vào đó để thiết kế THCVĐ sao cho phù hợp. Nếu không, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp là tình huống nêu ra không có hoặc truyền tải quá ít ý nghĩa giáo dục. Khi đó, thảo luận tình huống sẽ trở thành một buổi nói chuyện phiếm, không mang lại tác dụng sư phạm gì cho người được giáo dục.

Tiếp đó, người GV cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếu tố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của THCVĐ. Cụ thể là người GV cần phải tính đến những yếu tố như: Thời gian, số lượng và trình độ của HS, cơ sở vật chất. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, GV còn cần phải tính đến tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa các

Bước 2Bước 2: Chuẩn bị tình huống: Chuẩn bị tình huống

Bước 3Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa: Kiểm tra, chỉnh sửa

a. Lấy ý tưởng

b. Viết tình huống

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

nhóm tham gia cũng như lường trước được những tác dụng và áp lực mà tình huống có thể tác động tới HS để qua đó, tránh thiết kế những tình huống không phù hợp, gây phản cảm hay thậm chí là vô tình xúc phạm HS.

Khẳng định điều này, Leypoldt M. trong cuốn “40 cách giảng dạy trong nhóm” đã đưa ra chín nguyên tắc mà GV cần cân nhắc trong giảng dạy tình huống, đó là:

• Những người tham gia

• Lược sử vấn đề thảo luận

• Mối quan hệ giữa các thành viên và nhóm tham gia thảo luận

• Các vấn đề liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng

• Các vấn đề liên quan đến xã hội

• Các yếu tố về kinh tế

• Trình độ học vấn của người học

• Các vấn đề liên quan đến đạo đức

• Áp lực gây ra vấn đề

* Bước 2: Chuẩn bị THCVĐ

a. Lấy ý tưởng

Việc lấy ý tưởng cho một THCVĐ sẽ tạo tiền đề quan trọng cho một THCVĐ hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc lấy ý tưởng cho một THCVĐ là không hề dễ dàng, bởi nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để tìm được những ý tưởng hay và mới lạ. Tuy nhiên, có một số nguồn thông tin mà người GV có thể sử dụng để tạo ý tưởng cho THCVĐ:

Các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà GV có thể tận dụng khai thác. Sử dụng TV, đài báo, sách truyện và đặc biệt là Internet, nhiều GV đã tìm được nhiều ý tưởng cho THCVĐ của mình. Điều này lý giải tại sao ý tưởng cho THCVĐ có thể nảy

đến một cách rất tự nhiên và ‘khơi màu’ cho một cuộc thảo luận có khi chỉ đơn giản là “Các em đã nghe thông tin về… trên ti vi … sáng nay chưa?

HS: HS không chỉ đơn thuần đóng vai trò là người phân tích và giải quyết THCVĐ mà các em còn có thể là chủ thể sáng tạo và đề xuất ra THCVĐ nữa. Những vấn đề, những trường hợp khó giải quyết mỗi cá nhân đã từng gặp trong cuộc sống sẽ trở thành nguồn THCVĐ vô tận mà mỗi GV có thể khai thác và vận dụng một cách thích hợp để phục vụ tốt nhất cho nội dung bài học. Mặt khác, đây còn là nguồn thông tin “dễ tìm” nhưng có sức hiệu quả cao bởi tính gần gũi của chúng đối với HS. Do đó, GV có thể yêu cầu HS chuẩn bị những THCVĐ theo cá nhân hay cũng có thể theo nhóm và coi đó như một bài tập - project nhỏ và lựa chọn chỉnh sửa trước khi đưa ra thảo luận nhóm.

Kinh nghiệm bản thân: Trong những trường hợp mà không thể tìm kiếm được từ những nguồn thông tin bên ngoài thì kinh nghiệm bản thân cũng là nguồn tư liệu mà GV có thể khai thác. Tuy nhiên thực tế chứng minh là không phải ai cũng có một nguồn tri thức nền đủ rộng để có thể thiết kế một THCVĐ cụ thể và hiệu quả.

b. Viết THCVĐ

Sau khi đã tạo ra ý tưởng thì cũng là lúc GV có thể bắt tay vào việc biên soạn THCVĐ. Nhìn chung, một THCVĐ tốt thường có ba phần: Mở đầu, phát triển và kết thúc. Nhiệm vụ cụ thể của từng phần như sau:

Mở đầu: Giới thiệu tình huống và nhân vật, bước đầu tạo lập bối cảnh

mà nền trên đó, THCVĐ được diễn ra.

Phát triển: Đây tất nhiên là phần chính, vì nó cung cấp cho HS những

chi tiết và dữ kiện cần thiết cho công việc thảo luận, tổng hợp nên giải pháp và cũng là phần mà những mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên đến đỉnh điểm, buộc HS phải có sự lựa chọn.

Kết luận: Phần kết luận trong một THCVĐ thường là một kết thúc mở

với một câu hỏi được nêu ra, yêu cầu HS phải giải quyết.

Tác giả John Thomas (2003) cũng đã đưa ra quy trình soạn thảo một THCVĐ theo các bước như sau:

Thứ nhất: xác định chủ đề: miêu tả đặc điểm nổi bật của THCVĐ.

Thứ hai: xác định mục tiêu giảng dạy: nêu rõ các mục tiêu cần đạt được thông qua THCVĐ.

Thứ ba: xây dựng nội dung THCVĐ, bao gồm: a) Miêu tả bối cảnh THCVĐ;

b) Cung cấp đủ những thông tin cần thiết để có thể phân tích THCVĐ (lưu ý đảm bảo tính bí mật của THCVĐ);

c) Không bình luận, không đưa ra giải đáp, thúc bách HS suy nghĩ.

Thứ tư: đưa ra nhiệm vụ cho HS.

* Một số lưu ý khi viết THCVĐ

- Nên dùng văn phong báo chí khi viết THCVĐ (ngắn gọn, súc tích). - Nên dùng ngôn ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, giải thích những thuật ngữ mới. - Người viết THCVĐ phải giữ vai trò trung lập, không đưa ra nhận xét riêng ảnh hưởng đến HS.

- Có thể làm THCVĐ sống động bằng cách sử dụng những trích dẫn hài hước. [19, 17-20]

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học phân số lớp 4 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w