Kiến khác:

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học phân số lớp 4 (Trang 38)

- Số năm công tác: Trong đó, dạy lớp 4: năm.

8. kiến khác:

Qua bảng tổng hợp trên thì đại đa số GV đều đồng tình rằng THCVĐ rất cần thiết cho quá trình dạy học vì nó mang lại hứng thú học tập, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS Tiểu học và mang lại hiệu quả dạy học cao hơn. Tuy nhiên một số không ít khác lại cho rằng không cần thiết phải xây dựng THCVĐ vì trong SGK đã có rất nhiều (24 GV), việc xây dựng chúng rất khó khăn (29 GV), phức tạp (27 GV). Đây cũng là một cách hiểu chấp nhận được, vì trong chương trình SGK các vấn đề về PS đều được xây dựng theo PPDH tình huống. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng những tình huống đã có trong SGK thì chưa đủ, chưa phát huy được khả năng xử lí tình huống của HS.

Đại đa số GV được khảo sát có tuổi đời từ 40 trở lên nên mặc dù thấy được vai trò của THCVĐ nhưng ngại xây dựng và sử dụng cũng là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra vấn đề về thời gian và chính sách lương bỗng cũng ảnh hưởng đến việc tích cực đổi mới PPDH của GV.

Bảng 2.3: Khảo sát về cách sử dụng THCVĐ có hiệu quả (câu 3)

1 Chúng ta không cần sử dụng THCVĐ khi dạy PS vì

nó rất phức tạp. 11/40 27,5%

2 Chỉ cần nêu bài toán trong SGK. 25/40 62,5% 3 GV đưa THCVĐ và yêu cầu HS tự giải. 17/40 42,5% 4 GV đưa ra tình huống, giúp HS tái hiện những kiến

thức liên quan và hợp tác giải quyết tình huống. 36/40 90% 5

Lấy những tình huống ngoài thực tế cuộc sống để

hướng dẫn các em. 23/40 57,5%

6 THCVĐ được sử dụng mọi lúc mọi nơi. 21/40 52,5% 7 Ý kiến khác.(không đủ thời gian để vận dụng thêm) 5/40 12,5% Cái khó của GV chính là việc xây dựng các THCVĐ, còn việc sử dụng chúng đối với họ khá đơn giản. Nên đại đa số GV có sử dụng và có cách sử dụng đúng những THCVĐ khi dạy học về PS, nhất là những THCVĐ có sẵn trong SGK. Tuy nhiên có 11 GV (chủ yếu là GV trẻ) cho rằng việc sử dụng các THCVĐ rất phức tạp, nhất là ở khâu hướng dẫn, gợi mở HS GQVĐ. Và có 5 ý kiến cho rằng không đủ thời gian vận dụng thêm trong một tiết học. b) Đối với phiếu khảo sát dành cho HS (2 câu)

Nhằm tìm hiểu hứng thú học về phân số của học sinh, cường độ sử dụng THCVĐ của GV, cũng như là mong muốn của các em về những bài toán mà GV đưa ra như thế nào? Chúng tôi tiến hành chọn 100 HS của năm trường trên (mỗi trường 20 em) khảo sát bằng phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1: Khảo sát về hứng thú học PS của HS (câu 1)

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ

1 Thích. Vì những bài toán về PS rất dễ hiểu. 56/100 56% 2 Thích. Vì những bài toán về PS rất quen thuộc. 26/100 26% 3 Không thích. Vì những bài toán về PS rất nhiều 43/100 43%

dạng khác nhau .

4 Không thích. Vì những bài toán về PS rất khó hiểu. 52/100 52% 5 Thích. Vì những bài toán về PS rất thú vị. 23/100 23% 6 Thích. Vì những bài toán về PS làm em có hứng thú

học Toán hơn 20/100 20%

7 Ý kiến khác. 0 0

Như vậy, hứng thú học tập về phân số của những trường khảo sát cũng chưa cao. Tỉ lệ cho rằng thích và không thích là tương đương nhau, đáng chú ý là có 74% số học sing cho rằng những bài toán về phân số không quen thuộc và chỉ có hơn 20% cho rằng những bài toán này thú vị, gây hứng thú học tập cho HS.

Bảng 3.2: Khảo sát về cường độ sử dụng THCVĐ của GV thông qua mong muốn của HS về những bài toán mà GV đưa ra (câu 2)

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ

1 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS dễ

hiểu hơn. 76/100 76%

2 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS

quen thuộc hơn. 82/100 82%

3 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS đa

dạng hơn. 53/100 53%

4 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS thú

vị hơn. 63/100 63%

5 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS

khác SGK. 78/100 78%

6 Em không muốn GV đưa ra những bài toán về PS

khác SGK. 22/100 22%

Qua bảng tổng hợp trên ta thấy thực tế một điều là HS rất ít được tiếp xúc với những THCVĐ, nếu có chỉ là những bài toán trong SGK. Từ đó cho thấy cường độ sử dụng THCVĐ của GV cũng còn hạn chế.

1.6.6.3. Nhận xét chung

- Nhìn chung kiến thức về PS của HS đạt yêu cầu, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các em đã lĩnh hội được nội dung kiến thức cơ bản về PS. Hứng thú học tập về PS cũng như hứng thú của các em khi tiếp xúc với các THCVĐ khá cao nhưng trên thực tế khảo sát HS chưa thực sự được tiếp xúc nhiều với các THCVĐ về PS.

- Tuy nhiên, các em còn mắc khá nhiều những sai lầm về PS, các em thường nhầm lẫn và hay mắc các sai lầm khi làm toán, chủ yếu là việc quy đồng, tính toán, đặc biệt là các em HS yếu, HS chậm tiến.

- Đại đa số GV đều nhận thức được THCVĐ là gì?, cũng như vai trò quan trọng của việc xây dựng và và sử dụng các THCVĐ trong dạy học Toán nói chung và nội dung về PS nói riêng. Tuy nhiên việc xây dựng các THCVĐ tương đối phức tạp và đòi hỏi cả một quá trình nên trên thực tế công tác này chưa được chú trọng lắm.

- Các trường được khảo sát có sự khác nhau về mặt trường công >< trường có vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu về sứ mệnh và tầm nhìn của các trường cũng khác nhau. Thường thì trường có vốn đầu tư nước ngoài thì yêu cầu đặt ra cho GV cao hơn, chế độ mà GV thụ hưởng cao,… nên kích thích GV đổi mới vì thế chất lượng dạy học có phần cao hơn trường công.

- Song song đó, trường ở vùng thành thị, đạt chuẩn quốc gia cũng có điều kiện hơn trường ở nông thôn, chưa đạt chuẩn quốc gia. Về cơ sở vật chất và sự quan tâm của phụ huynh HS cũng mang tính chất quyết định.

- Trường dạy 2 buổi/ngày sẽ có nhiều điều kiện về phân hóa được đối tượng HS nên các em được củng cố ngay khi có biểu hiện mất căn bản.

Tuy nhiên ở loại hình trường nào đi chăng nữa, qua phần khảo sát trên, nảy sinh một vấn đề cấp thiết là phải đầu tư xây dựng các THCVĐ vừa đa dạng vừa có chất lượng để phục vụ cho việc dạy và học của các trường hiện nay.

Kết luận chương 1

THCVĐ thực chất là một dạng tình huống, vì thế nó thể hiện đầy đủ đặc điểm, bản chất và tuân thủ tuyệt đối theo lí thuyết tình huống.

Nghiên cứu THCVĐ trên phương diện dạy học cho ta thấy rõ: THCVĐ thực sự là một công cụ dạy học hiệu quả, nó là khâu tiên quyết, mang tính quyết định nằm trong quy trình dạy học theo quan điểm phát hiện và giải quyết vấn đề. THCVĐ thể hiện được xu hướng của việc dạy học hiện đại, phù hợp với con đường nhận thức của HS, đi từ sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết và những cái chưa biết, trên cơ sở của phát huy được khả năng tự học, tự GQVĐ, từ đó hình thành cách học.

Việc xây dựng THCVĐ và sử dụng chúng vào những mục đích dạy học cụ thể trở thành một việc làm hết sức cần thiết và mang lại hiệu quả rất lớn. Đặc biệt là các THCVĐ liên quan đến nội dung PS. Quan điểm này đã được SGK Toán 4 khái quát cụ thể.

Tuy nhiên, thực tế việc dạy học PS cũng như việc xây dựng và sử dụng THCVĐ còn nhiều điều bất cập, HS vẫn còn mắc nhiều sai lầm về PS, GV vẫn chưa chủ động xây dựng và sử dụng chúng vào quá trình dạy học, khả năng tiếp cận và giải quyết các THCVĐ của HS còn hạn chế…

Vấn đề đặt ra là phải bắt tay vào việc xây dựng kho THCVĐ sử dụng chúng một cách hiệu quả, góp phần khắc phục những lỗi sai, phát triển các kĩ năng, hứng thú học tập cho các em, từ đó đưa chất lượng giáo dục ngày càng đáp ứng với nhu cầu của người học nói riêng và của xã hội nói chung.

Có rất nhiều phương thức xây dựng và sử dụng THCVĐ, ở phạm vi bài nghiên cứu này, căn cứ vào mục đích và ý nghĩa của việc sử dụng, cũng như

đặc điểm của đối tượng áp dụng, chúng tôi mạnh dạng đề xuất các loại THCVĐ sau đây trên tinh thần tuân thủ tuyệt đối và kết hợp linh hoạt quan điểm dạy học theo lí thuyết tình huống và quan điểm dạy học PH&GQVĐ.

Chương 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÁC THCVĐ TRONG DẠY HỌC PS LỚP 4 2.1. Định hướng xây dựng và sử dụng THCVĐ trong dạy học PS lớp 4

2.1.1. Xây dựng các THCVĐ phải đảm bảo các yêu cầu của một THCVĐ tốt

Các THCVĐ về PS phải được xây dựng dựa trên tiêu chí của một THCVĐ tốt. Chúng phải thực sự là một THCVĐ có nội dung và hình thức khoa học: Tức là chúng phải là một vấn đề mới bao hàm những kiến thức mà HS đã được học (tồn tại một vấn đề) HS có nhu cầu và niềm tin để nhận thức; về hình thức các THCVĐ phải đa dạng, sinh động, có kết cấu rõ ràng, đó có thể là một bài ca dao, một câu tục ngữ, một bài thơ, một mẫu chuyện, một bức tranh, một sơ đồ, thậm chí là một đoạn video clip càng tốt. HS sẽ tích cực hoạt động và dễ dàng giải quyết tình huống nếu đó là một THCVĐ tốt.

2.1.2. Việc xây dựng và sử dụng các THCVĐ phải được đề xuất dựa trên cơ sở nội dung chương trình dạy học PS

Chương trình SGK hiện nay là một sản phẩm khoa học đầy trí tuệ của các nhà nghiên cứu giáo dục. Nội dung chương trình dạy học PS được xây dựng trên cơ sở sử dụng THCVĐ, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS Tiểu học. Mặc dù số lượng các tình huống chưa nhiều, có những tình huống còn xa lạ với HS, đặc biệt là với các em HS yếu do được sử dụng một cách đại trà trên cả nước. Tuy nhiên đây như là “pháp lệnh” đối với GV. Vì vậy, khi xây dựng các THCVĐ về PS, người GV vừa phải biết tuân thủ quan điểm, vừa phải biết chọn lọc và thiết kế nhiều hơn những THCVĐ để kích thích và mở mang tính sáng tạo của HS trên cơ sở tôn trọng nội dung dạy học PS.

2.1.3. Việc xây dựng và sử dụng THCVĐ phải mang tính đồng tâm

Nếu như đặc thù của việc xây dựng hệ thống kiến thức môn Tiếng Việt phải dựa trên quan điểm giao tiếp thì đối với môn Toán, các kiến thức mà GV

mang lại phải mang tính đồng tâm: đi từ những kiến thức đơn giản đến những kiến thức phức tạp, từ dễ đến khó, những kiến thức trước mà HS đã lĩnh hội phải là cơ sở, là tiền đề để HS lĩnh hội những kiến thức sau. Đây là một đặc điểm đặc trưng của PPDH PH&GQVĐ và PPDH bằng tình huống. Đồng thời những THCVĐ mà GV đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng HS, vừa phải đảm bảo tính vừa sức, vừa đảm bảo cho việc phát hiện và nâng cao kiến thức đối với những HS có năng khiếu.

2.1.4. Hệ thống các biện pháp sử dụng THCVĐ phải mang tính khả thi

Việc xây dựng và sử dụng các tình huống có vấn đề bị lệ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ khách quan đến chủ quan; từ phía HS và cả GV; từ nội dung cho đến hình thức và phương pháp sử dụng; kể cả các phương tiện, đồ dùng và môi trường học tập đều tác động không nhỏ đến quá trình xử lí vấn đề của HS. Chính vì vậy, tất cả những THCVĐ mà GV xây dựng nên và việc sử dụng chúng cũng như những tình huống đã có trong chương trình SGK đều phải có tính khả thi cao, càng hạn chế những yếu tố bất lợi, càng gần gũi với thực tế cuộc sống các em và càng dễ thực hiện càng tốt. Nhờ đó sẽ nâng cao năng lực GQVĐ của HS, giúp các em có khả năng khắc sâu kiến thức và hứng thú học tập hơn.

2.1.5. Việc xây dựng và sử dụng các THCVĐ phải linh hoạt, cơ động trước những vấn đề phát sinh

Trong quá trình lên lớp, sử dụng những THCVĐ, mặc dù đã có sự chuẩn bị công phu, chu đáo nhưng không tránh khỏi những yếu tố tác động về kỉ thuật, về sự cố,... nhất là việc sử dụng những tình huống ủy thác. Chính vì vậy, chúng ta cần có những tình huống dự trù, có những thủ thuật xử lí tình huống một cách linh hoạt và cơ động. Đây vừa là một yêu cầu, vừa là một yếu

tố rất được chú trọng trong quá trình dạy học hiện nay. Có như thế một tiết học sử dụng THCVĐ mới có khả năng mang hiệu quả cao.

2.2. Xây dựng các THCVĐ trong dạy học PS lớp 4

2.2.1. Quy trình chung để xây dựng một THCVĐ

Để xây dựng một THCVĐ cần tiến hành theo 3 bước như sau

[Waterman, M. & Stanley, E. (2005)]:

* Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

Trước tiên, người GV cần phải xác định được mục tiêu bài học, chính vì thế mà nguời GV luôn phải đặt cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải đạt được mục tiêu gì, phải hướng dẫn cho HS những kiến thức gì và phải rèn luyện cho các em những kỹ năng cần thiết nào?” và tham chiếu vào đó để thiết kế THCVĐ sao cho phù hợp. Nếu không, sẽ rất dễ xảy ra trường hợp là tình huống nêu ra không có hoặc truyền tải quá ít ý nghĩa giáo dục. Khi đó, thảo luận tình huống sẽ trở thành một buổi nói chuyện phiếm, không mang lại tác dụng sư phạm gì cho người được giáo dục.

Tiếp đó, người GV cần tính đến các yếu tố khách quan, vì những yếu tố này có quyết định trực tiếp đến sự thành công của THCVĐ. Cụ thể là người GV cần phải tính đến những yếu tố như: Thời gian, số lượng và trình độ của HS, cơ sở vật chất. Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể, GV còn cần phải tính đến tín ngưỡng, tôn giáo, hoàn cảnh gia đình, quan hệ giữa các

Bước 2Bước 2: Chuẩn bị tình huống: Chuẩn bị tình huống

Bước 3Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa: Kiểm tra, chỉnh sửa

a. Lấy ý tưởng

b. Viết tình huống

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan

nhóm tham gia cũng như lường trước được những tác dụng và áp lực mà tình huống có thể tác động tới HS để qua đó, tránh thiết kế những tình huống không phù hợp, gây phản cảm hay thậm chí là vô tình xúc phạm HS.

Khẳng định điều này, Leypoldt M. trong cuốn “40 cách giảng dạy trong nhóm” đã đưa ra chín nguyên tắc mà GV cần cân nhắc trong giảng dạy tình huống, đó là:

• Những người tham gia

• Lược sử vấn đề thảo luận

• Mối quan hệ giữa các thành viên và nhóm tham gia thảo luận

• Các vấn đề liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng

• Các vấn đề liên quan đến xã hội

• Các yếu tố về kinh tế

• Trình độ học vấn của người học

• Các vấn đề liên quan đến đạo đức

• Áp lực gây ra vấn đề

* Bước 2: Chuẩn bị THCVĐ

a. Lấy ý tưởng

Việc lấy ý tưởng cho một THCVĐ sẽ tạo tiền đề quan trọng cho một THCVĐ hiệu quả. Tuy nhiên thực tế cho thấy việc lấy ý tưởng cho một THCVĐ là không hề dễ dàng, bởi nó đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức để tìm được những ý tưởng hay và mới lạ. Tuy nhiên, có một số nguồn thông tin mà người GV có thể sử dụng để tạo ý tưởng cho THCVĐ:

Các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là nguồn thông tin phong phú và đa dạng mà GV có thể tận dụng khai thác. Sử dụng TV, đài báo, sách

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học phân số lớp 4 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w