1.6.1. Mục đích khảo sát
- Nhằm tìm hiểu thực trạng dạy và học PS ở một số trường Tiểu học trong huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
- Tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng và sử dụng các THCVĐ trong dạy học PS của một số GV; khả năng giải quyết các THCVĐ đó của HS một số trường trong huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Từ đó đưa ra một hệ thống các THCVĐ trong dạy học PS nhằm nâng cao chất lượng dạy và học PS ở lớp 4.
1.6.2. Đối tượng khảo sát
- GV đang trực tiếp dạy môn toán lớp 4 của một số trường trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Tổng cộng là 40 GV.
- HS lớp 4 của năm trường: một trường có vốn đầu tư nước ngoài; một trường thuộc vùng thành thị, đạt chuẩn quốc gia; một trường thuộc vùng ven- dạy 2 buổi/ngày, đạt chuẩn quốc gia; một trường thuộc vùng ven-dạy 1 buổi/ngày, chưa đạt chuẩn quốc gia và một trường thuộc vùng sâu, vùng xa, chưa đạt chuẩn quốc gia. Tổng cộng là 256 em HS.
1.6.3. Nội dung khảo sát
* Khảo sát GV: - Việc dạy học PS.
- Việc xây dựng và sử dụng THCVĐ liên quan đến PS. * Khảo sát HS:
- Kiến thức của HS về PS: khái niệm, so sánh, rút gọn, quy đồng, thực hiện các phép tính và giải toán có lời văn liên quan đến PS.
Qua đó ta cũng điều tra được về thái độ của GV và HS về việc dạy và học PS, cũng như về việc tiếp xúc với các THCVĐ.
1.6.4. Phương pháp khảo sát
- Phỏng vấn: trao đổi với GV và HS lớp 4 của các trường. - Dự giờ thăm lớp.
- Tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra.
1.6.5. Thời gian khảo sát
Cuối học kì II năm học 2010-2011, sau khi HS học xong nội dung về PS.
1.6.6. Kết quả khảo sát
1.6.6.1. Thực trạng việc dạy học PS
Đề khảo sát kiến thức về PS của HS được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp với đối tượng HS, trong đó có những bài đơn giản chứa đựng những kiến thức cơ bản về PS mà trong chương trình SGK đã hướng dẫn, có những bài nâng cao nhằm phát hiện ra HS có năng khiếu. Đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng và có đầy đủ các dạng kiến thức về PS như: hình thành biểu tượng, rút gọn, quy đồng, so sánh, tính toán và giải toán có lời văn.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Khảo sát thực trạng kiến thức HS về PS
Câu hỏi
Ý kiến
Trả lời đúng Trả lời chưa đúng
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Câu 1 212 82,81 44 17,19 Câu 2a 228 89,06 28 10,94 Câu 2b 224 87,50 32 12,50 Câu 3a 204 79,69 52 20,31 Câu 3b 209 81,64 47 18,36 Câu 3c 216 84,38 40 15,62
Câu 3d 230 89,84 26 10,16
Câu 4 184 71,88 72 28,12
Qua bảng trên ta có thể rút ra một vài kết luận như sau:
* Đại đa số HS có kiến thức khá vững chắc về PS. Số còn lại một phần do có tính cẩu thả, một phần bị mất căn bản về PS.
Câu 1: Ngụ ý là hình thành biểu tượng hai PS bằng nhau. Hầu hết các em đều thực hiện đúng, tuy nhiên:
- Có có 32 em (chiếm 12,50%) chỉ nối H3 và H4, quên nối H1 với H3 và H4 mà đây là ngụ ý chính của bài toán.
- Có 12 em (chiếm 4,69%) nối H1 với H3; H2 với H4, đối với các em này một phần là do mất căn bản, một phần là do các em nghĩ thường thì phải nối hai hình với nhau, thì hình nào cũng phải nối.
Câu 2: Ngụ ý là tái hiện lại cách so sánh hai PS, cụ thể là so sánh PS với 1 và so sánh hai PS cùng tử số. Tỉ lệ HS làm đúng câu a nhiều hơn câu b, vì các em thường thực hiện so sánh hai PS với 1 hơn và trong chương trình có một phần dạy cụ thể nội dung này (Bài phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo), SGK Toán 4 trang 109).
Câu 3: Ngụ ý là khảo sát việc thực hiện các phép tính trên PS của HS. Hầu hết các em đều làm tốt.
- Ở câu a, ngụ ý là tìm ra mẫu số chung là 36. Tuy nhiên:
+ Có 87 em (chiếm 33,98%) quy đồng mẫu số chung là 18 x 12 nhưng vẫn rút gọn lại đúng.
+ Có 8 em (3,13%) quy đồng mẫu số chung là 18 x 12 nhưng không rút gọn. + Có 35 em (chiếm 13,67%) quy đồng mẫu số chung 18 x 12 nhưng thực hiện sai (do nhân sai).
+ Đặc biệt có 9 em (3,52%) thực hiện sai: 3 10 18 12+ = 13
30 (do mất căn bản). - Ở câu b, có 47 em làm sai. Trong đó:
+ Có 24 em (chiếm 9,38%) thực hiện sai: 3 - 2 5= 1
5. + Có 10 em (chiếm 3,90%) thực hiện sai: 3 - 2
5= 12 15.
+ Có 13 em (chiếm 5,08%) không thực hiện được (bỏ trống). - Ở câu c, ngụ ý là tìm ra mẫu số chung là 15. Tuy nhiên:
+ Có 84 em (chiếm 32,81%) quy đồng mẫu số chung là 15 x 5 nhưng vẫn rút gọn lại đúng.
+ Có 8 em (chiếm 3,13%) quy đồng mẫu số chung là 15 x 5 nhưng rút gọn sai.
+ Có 12 em (chiếm 4,69%) quy đồng mẫu số chung là 15 x 5 nhưng không rút gọn.
+ Có 12 em (chiếm 4,69%) quy đồng mẫu số chung 15 x 5 nhưng thực hiện sai: 6 1 15 5− = 30 15 15 − = 15 15 = 1.
+ Có 8 em (chiếm 3,13%) thực hiện sai: 6 1 15 5− = 5
10 (do mất căn bản). - Ở câu d, đa số các em đều làm đúng. Riêng có 26 em quên nghịch đảo PS 2
3
Câu 4: Đây là dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Những HS làm sai hoặc không làm được là do các em không biết nữa chu vi là gì (có 56 em, chiếm 21,88%) hoặc là quên công thức tính diện tích hình chữ nhật (có 16 em, chiếm 6,25%).
* HS hiểu được nội dung cơ bản về PS, tuy nhiên còn không ít trường hợp mắc lỗi, mất căn bản. Cụ thể, cùng một nhóm HS làm sai rất nhiều bài tập.
1.6.6.2. Thực trạng việc sử dụng THCVĐ trong dạy học PS
Để tìm hiểu việc thực trạng việc xây dựng và sử dụng THCVĐ vào dạy học PS ở lớp 4, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát cho 40 GV và 256 HS của năm trường nêu trên để kiểm tra tính chính xác của các câu trả lời. Kết quả:
a) Đối với phiếu khảo sát GV (gồm 3 câu)
Bảng 2.1: Khảo sát cách hiểu của GV về khái niệm THCVĐ (câu 1)
TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ
1 THCVĐ là bài tập trong SGK. 20/40 50%
2 THCVĐ là trở ngại của trí tuệ và chưa có cách GQ 32/40 80% 3 THCVĐ là bài toán mà GV đưa cho HS và yêu cầu
các em tự giải. 28/40 70%
4 THCVĐ là sự kiện nảy sinh bất ngờ mà HS không
thể giải được. 12/40 30%
5 THCVĐ là một câu chuyện xuất phát từ thực tế cuộc
sống của HS. 24/40 60%
6 THCVĐ là một công cụ dạy học hiệu quả. 38/40 95%
7 Ý kiến khác. 0 0
Như vậy là hầu hết GV đều có cách hiểu đúng về THCVĐ, xem đây là một công cụ dạy học hiệu quả, là trở ngại của trí tuệ HS và trước mắt các em chưa có cách giải quyết. Tuy nhiên còn một số GV cho rằng THCVĐ không phải là một câu chuyện xuất phát từ thực tế cuộc sống mà chỉ có trong quá trình dạy học là chưa phù hợp, vì THCVĐ càng gắn liền với thực tế cuộc sống của các em, thì tình huống đó mới có giá trị cao. Một số khác (12 GV) cho rằng THCVĐ nảy sinh bất ngờ mà HS không thể nào giải quyết được là chưa hợp lí, vì THCVĐ chỉ là trở ngại về mặt trí tuệ trước mắt, HS hoàn toàn có thể tự giải quyết được nếu các em biết vận dụng và kết hợp những hiểu biết của mình về vấn đề đó dưới sự hướng dẫn của GV.
Bảng 2.2: Khảo sát cách hiểu của GV về vai trò của việc xây dựng và sử dụng THCVĐ (câu 2)
1 Cần thiết.Vì THCVĐ giúp HS hứng thú học tập hơn 31/40 77,5% 2 Cần thiết. Vì THCVĐ giúp HS giải quyết vấn đề
nhanh hơn. 28/40 70,0%
3 Không cần thiết. Vì THCVĐ rất phức tạp đối với
HS Tiểu học. 27/40 67,5%
4 Không cần thiết. Vì việc xây dựng THCVĐ rất khó. 29/40 72,5% 5 Không cần thiết. Vì những bài tập trong SGK đã có
rất nhiều. 24/40 60%
6 Cần thiết. Vì THCVĐ là một công cụ DH hiệu quả. 33/40 82,5% 7 Cần thiết. Vì THCVĐ phù hợp với đặc điểm nhận
thức của HS. 30/40 75,0%
8 Ý kiến khác. (không có thời gian đầu tư xây dựng) 2/40 5%Qua bảng tổng hợp trên thì đại đa số GV đều đồng tình rằng THCVĐ Qua bảng tổng hợp trên thì đại đa số GV đều đồng tình rằng THCVĐ rất cần thiết cho quá trình dạy học vì nó mang lại hứng thú học tập, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS Tiểu học và mang lại hiệu quả dạy học cao hơn. Tuy nhiên một số không ít khác lại cho rằng không cần thiết phải xây dựng THCVĐ vì trong SGK đã có rất nhiều (24 GV), việc xây dựng chúng rất khó khăn (29 GV), phức tạp (27 GV). Đây cũng là một cách hiểu chấp nhận được, vì trong chương trình SGK các vấn đề về PS đều được xây dựng theo PPDH tình huống. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng những tình huống đã có trong SGK thì chưa đủ, chưa phát huy được khả năng xử lí tình huống của HS.
Đại đa số GV được khảo sát có tuổi đời từ 40 trở lên nên mặc dù thấy được vai trò của THCVĐ nhưng ngại xây dựng và sử dụng cũng là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra vấn đề về thời gian và chính sách lương bỗng cũng ảnh hưởng đến việc tích cực đổi mới PPDH của GV.
Bảng 2.3: Khảo sát về cách sử dụng THCVĐ có hiệu quả (câu 3)
1 Chúng ta không cần sử dụng THCVĐ khi dạy PS vì
nó rất phức tạp. 11/40 27,5%
2 Chỉ cần nêu bài toán trong SGK. 25/40 62,5% 3 GV đưa THCVĐ và yêu cầu HS tự giải. 17/40 42,5% 4 GV đưa ra tình huống, giúp HS tái hiện những kiến
thức liên quan và hợp tác giải quyết tình huống. 36/40 90% 5
Lấy những tình huống ngoài thực tế cuộc sống để
hướng dẫn các em. 23/40 57,5%
6 THCVĐ được sử dụng mọi lúc mọi nơi. 21/40 52,5% 7 Ý kiến khác.(không đủ thời gian để vận dụng thêm) 5/40 12,5% Cái khó của GV chính là việc xây dựng các THCVĐ, còn việc sử dụng chúng đối với họ khá đơn giản. Nên đại đa số GV có sử dụng và có cách sử dụng đúng những THCVĐ khi dạy học về PS, nhất là những THCVĐ có sẵn trong SGK. Tuy nhiên có 11 GV (chủ yếu là GV trẻ) cho rằng việc sử dụng các THCVĐ rất phức tạp, nhất là ở khâu hướng dẫn, gợi mở HS GQVĐ. Và có 5 ý kiến cho rằng không đủ thời gian vận dụng thêm trong một tiết học. b) Đối với phiếu khảo sát dành cho HS (2 câu)
Nhằm tìm hiểu hứng thú học về phân số của học sinh, cường độ sử dụng THCVĐ của GV, cũng như là mong muốn của các em về những bài toán mà GV đưa ra như thế nào? Chúng tôi tiến hành chọn 100 HS của năm trường trên (mỗi trường 20 em) khảo sát bằng phiếu điều tra. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1: Khảo sát về hứng thú học PS của HS (câu 1)
TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ
1 Thích. Vì những bài toán về PS rất dễ hiểu. 56/100 56% 2 Thích. Vì những bài toán về PS rất quen thuộc. 26/100 26% 3 Không thích. Vì những bài toán về PS rất nhiều 43/100 43%
dạng khác nhau .
4 Không thích. Vì những bài toán về PS rất khó hiểu. 52/100 52% 5 Thích. Vì những bài toán về PS rất thú vị. 23/100 23% 6 Thích. Vì những bài toán về PS làm em có hứng thú
học Toán hơn 20/100 20%
7 Ý kiến khác. 0 0
Như vậy, hứng thú học tập về phân số của những trường khảo sát cũng chưa cao. Tỉ lệ cho rằng thích và không thích là tương đương nhau, đáng chú ý là có 74% số học sing cho rằng những bài toán về phân số không quen thuộc và chỉ có hơn 20% cho rằng những bài toán này thú vị, gây hứng thú học tập cho HS.
Bảng 3.2: Khảo sát về cường độ sử dụng THCVĐ của GV thông qua mong muốn của HS về những bài toán mà GV đưa ra (câu 2)
TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ
1 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS dễ
hiểu hơn. 76/100 76%
2 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS
quen thuộc hơn. 82/100 82%
3 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS đa
dạng hơn. 53/100 53%
4 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS thú
vị hơn. 63/100 63%
5 Em mong muốn GV đưa ra những bài toán về PS
khác SGK. 78/100 78%
6 Em không muốn GV đưa ra những bài toán về PS
khác SGK. 22/100 22%
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy thực tế một điều là HS rất ít được tiếp xúc với những THCVĐ, nếu có chỉ là những bài toán trong SGK. Từ đó cho thấy cường độ sử dụng THCVĐ của GV cũng còn hạn chế.
1.6.6.3. Nhận xét chung
- Nhìn chung kiến thức về PS của HS đạt yêu cầu, đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Các em đã lĩnh hội được nội dung kiến thức cơ bản về PS. Hứng thú học tập về PS cũng như hứng thú của các em khi tiếp xúc với các THCVĐ khá cao nhưng trên thực tế khảo sát HS chưa thực sự được tiếp xúc nhiều với các THCVĐ về PS.
- Tuy nhiên, các em còn mắc khá nhiều những sai lầm về PS, các em thường nhầm lẫn và hay mắc các sai lầm khi làm toán, chủ yếu là việc quy đồng, tính toán, đặc biệt là các em HS yếu, HS chậm tiến.
- Đại đa số GV đều nhận thức được THCVĐ là gì?, cũng như vai trò quan trọng của việc xây dựng và và sử dụng các THCVĐ trong dạy học Toán nói chung và nội dung về PS nói riêng. Tuy nhiên việc xây dựng các THCVĐ tương đối phức tạp và đòi hỏi cả một quá trình nên trên thực tế công tác này chưa được chú trọng lắm.
- Các trường được khảo sát có sự khác nhau về mặt trường công >< trường có vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu về sứ mệnh và tầm nhìn của các trường cũng khác nhau. Thường thì trường có vốn đầu tư nước ngoài thì yêu cầu đặt ra cho GV cao hơn, chế độ mà GV thụ hưởng cao,… nên kích thích GV đổi mới vì thế chất lượng dạy học có phần cao hơn trường công.
- Song song đó, trường ở vùng thành thị, đạt chuẩn quốc gia cũng có điều kiện hơn trường ở nông thôn, chưa đạt chuẩn quốc gia. Về cơ sở vật chất và sự quan tâm của phụ huynh HS cũng mang tính chất quyết định.
- Trường dạy 2 buổi/ngày sẽ có nhiều điều kiện về phân hóa được đối tượng HS nên các em được củng cố ngay khi có biểu hiện mất căn bản.
Tuy nhiên ở loại hình trường nào đi chăng nữa, qua phần khảo sát trên, nảy sinh một vấn đề cấp thiết là phải đầu tư xây dựng các THCVĐ vừa đa dạng vừa có chất lượng để phục vụ cho việc dạy và học của các trường hiện nay.
Kết luận chương 1
THCVĐ thực chất là một dạng tình huống, vì thế nó thể hiện đầy đủ đặc điểm, bản chất và tuân thủ tuyệt đối theo lí thuyết tình huống.
Nghiên cứu THCVĐ trên phương diện dạy học cho ta thấy rõ: THCVĐ thực sự là một công cụ dạy học hiệu quả, nó là khâu tiên quyết, mang tính quyết định nằm trong quy trình dạy học theo quan điểm phát hiện và giải