Kết quả các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 48)

Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang

Kết quả các chỉ tiêu số lượng trứng không phôi, chết phôi, có phôi còn sống, số lượng trứng sát và số lượng nở ra còn sống trong 13 đợt ấp với tổng số trứng là 2205 trứng được trình bày qua các Bảng sau:

Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ trứng có phôi và không phôi Số trứng đem ấp Số trứng có phôi còn sống TLCP (%) Số trứng không phôi TLKP (%) 2205 1677 87,71 271 12,29 87.71 12.29 0 20 40 60 80 100

Biểu đồ tỷ lệ trứng có phôi và không phôi

%

Tỷ lệ có phôi Tỷ lệ không phôi

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ trứng có phôi và không phôi

Qua Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.1 cho ta thấy kết quả chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trứng không phôi qua 13 đợt ấp trong lúc khảo sát của chúng tôi là 12,29 % kết quả này so với tỷ lệ trứng không phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) ở nhóm khối lượng trứng từ 31,00 – 39,99 gram tỷ lệ trứng không phôi là 11,24% tương đương với chúng tôi khảo sát nhưng so với ở nhóm khối lượng trứng 45,01 – 49,99 gram của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) tỷ lệ trứng không phôi là 3,79 % thấp hơn của chúng tôi khảo sát là do gà trống già, mật độ mái/trống không phù hợp nên đôi lúc con trống cầm đàn đạp nhiều mái không cho con khác đạp mái nên tỷ lệ không phôi của chúng tôi khảo sát cao.

Theo Bùi Hữu Đoàn (2008) tuổi của đàn gà sinh sản ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, gà trống đã già ít đạp mái tinh dịch loãng, thụ tinh kém còn đối với gà mái già đẻ trứng to những chất lượng trứng thường không đảm bảo do các chất dự trữ trong cơ thể đã bị cạn kiệt sau một thời gian sản xuất liên tục còn tỷ lệ trống mái của đàn gà sinh sản không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến thụ tinh như mật độ quá nhiều mái sẽ làm trống mỏi mệt làm tinh dịch kém dẫn đến nhiều trứng không phôi.

Tỷ lệ trứng có phôi còn sống là 87,71% so với tỷ lệ trứng có phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 88,76% ở nhóm khối lượng trứng trung bình từ 31,00 – 39,99 gram cũng tương đương với chúng tôi khảo sát. Tỷ lệ trứng có phôi chịu ảnh hưởng

của nhiều yếu tố như tuổi gà trống, giống và dinh dưỡng,… (Đào Đức Long và Trần Long, 1993).

Bảng 3.5: Kết quả tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát

Số trứng đem ấp Số trứng có phôi còn sống Số trứng chết phôi TLCHP (%) Số trứng nở TLN (%) Số trứng sát TLS (%) 2205 1677 257 15,32 1482 67,21 195 11,63 15.32 67.21 11.63 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Biểu đồ tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát % Tỷ lệ chết phôi Tỷ lệ nở Tỷ lệ sát

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát

Qua Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.2 cho ta thấy tỷ lệ trứng chết phôi trong khảo sát của chúng tôi là 15,32% thấp hơn so với tỷ lệ trứng chết phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 21,31% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram. Có thể do trứng không được sát trùng sau khi thu lượm, cũng có thể do hoạt động của máy chưa ổn định đôi lúc hệ thống quạt của máy bị hư trong lúc khảo sát cũng làm cho trứng chết phôi, nhiệt độ và ẩm độ quá cao hoặc quá thấp, thời gian bảo quản và thu lượm trứng.

Khi trứng đưa vào ấp sự mất nước diễn ra nhanh hơn do trong máy ấp có nhiệt độ cao hơn môi trường bên ngoài nên hàm lượng nước trong trứng bốc hơi nhanh và nhiều, đồng thời phôi phát triển nên cần dưỡng chất và các quá trình trao đổi chất trong trứng diễn ra nên trọng lượng trứng giảm nhanh. Nếu trong quá trình ấp trứng mất nhiều nước hoặc ít nước sẽ làm xấu đi các điều kiện sống của phôi (Bùi Hữu Đoàn, 2008).

Theo Smith (1993) những nguyên nhân gây chết phôi là nhiệt độ của tủ ấp hoặc ẩm độ quá cao, quá thấp thì tỷ lệ nở sẽ giảm. Số lượng giảm phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ so với điều kiện lý tưởng nếu nhiệt độ quá cao thì gà sẽ nở sớm nếu quá thấp thì gà sẽ nở muộn, nếu nhiệt độ cao thường xuyên thì tỷ lệ có phôi sẽ giảm và số lượng chết phôi sẽ tăng.

Tỷ lệ trứng nở đạt được là 67,21% kết quả này so với tỷ lệ nở của Nguyễn Văn Bắc và ctv (2005) trung bình từ 3 - 5 tháng đẻ là 70,2% cao hơn chúng tôi khảo sát, còn so với Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 66,71% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram thì tương đương nhau. Theo Nguyễn Chí Bảo (1978) cơ cấu đàn rất liên quan đến tỷ lệ ấp nở thông qua tỷ lệ thụ tinh, thường cơ cấu đàn phù hợp cho tỷ lệ thụ tinh cao và từ đó tỷ lệ nở cao.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở trứng gia cầm là thời gian trữ trứng trước khi ấp. Theo Smith (1993) trứng không nên trữ quá 7 ngày trước khi đem ấp, chúng phải được trữ ở nhiệt độ 10 – 140C và độ ẩm 75 – 85% khả năng có phôi có xu hướng giảm 1% sau 4 ngày và 2% sau 10 ngày.

Tỷ lệ trứng sát của chúng tôi khảo sát là 11,63% thấp hơn so với Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 33,29% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram.

Theo Nguyễn Chí Bảo (1978) nhiệt độ máy ấp có vai trò quan trọng, nếu nhiệt độ thấp hơn 2 – 30C so với nhiệt độ cần thiết trong giai đoạn đầu thì sự phát triển của phôi kéo dài và tỷ lệ nở sẽ thấp. Ngược lại, ở nhiệt độ cao trứng mất nhiều nước, phôi chết nhiều nhất ở giai đoạn đầu do đó tỷ lệ nở sẽ thấp.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)