Tỷ lệ trứng không phôi (%)

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 38)

Tổng số trứng không phôi x100 TLTKP = Tổng số trứng đem ấp 2.6.2 Tỷ lệ trứng chết phôi (%) Tổng số trứng chết phôi x100 TLTCHP = Tổng số trứng có phôi

Tổng số trứng có phôi: Tổng số trứng đem ấp – (Tổng số trứng chết phôi + Tổng số trứng không phôi). 2.6.3 Tỷ lệ trứng có phôi (%) TLTCP (%) = 100 - TLTKP (%) 2.6.4 Tỷ lệ trứng sát (%) Tổng số trứng sát x100 TLST = Tổng số có phôi 2.6.5 Tỷ lệ nở (%) Tổng số lượng gà nở ra còn sống x100 TLTN = Tổng số trứng đưa vào ấp 2.6.6 Tỷ lệ bệnh (%) Tổng số con mắc bệnh x100 TLB = Tổng số con khảo sát

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan về trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang

Trại nghiên cứu và sản xuất giống vật nuôi được xây dựng trên diện tích 10.000 m2, nằm cách xa đường giao thông chính khoảng 1 km nên hạn chế được tiếng ồn, lây nhiễm mầm bệnh do cơ giới, ngoài ra đây là con đường giao thông thuận tiện trong việc xuất nhập gia súc và vận chuyển nguyên vật liệu.

Bên trong trại gồm có 3 khu vực:

Khu vực 1 gồm: Hố sát trùng, trạm cấp thoát nước, nhà thay đồ và kho thức ăn cho gia súc.

Khu vực 2 gồm: Văn phòng, nhà ăn, có 4 dãy chuồng nuôi: dãy 1 nuôi heo, dãy 2 nuôi thỏ và bồ câu, dãy 3 nuôi gà tàu sinh sản, dãy còn lại phòng ấp, chuồng úm và nuôi gà thịt. Bên cạnh đó trại còn có chỗ tiêu hủy và hệ thống Biogas.

Khu vực 3: Nuôi heo trên đệm lót sinh học.

* Chú thích:

A: Hố sát trùng

B: Nuôi heo trên đệm lót sinh học

C: Văn phòng D: Nhà ăn

E: Nhà thay đồ và kho thức ăn gia súc K: Chuồng úm và nuôi gà thịt

F: Trạm cấp thoát nước G: Chuồng nuôi heo

H: Chuồng nuôi thỏ và nuôi bồ câu I: Chuồng nuôi gà sinh sản J: Phòng ấp

L: Biogas

Hình 3.1: Sơ đồ trại chăn nuôi

B D I K H G E F C J L A

3.1.1 Cơ cấu nhân sự của trại chăn nuôi tại Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Giang

Trại có cơ cấu sau: Một trưởng trại Trần Văn Bằng, 1 kế toán Bùi Chí Nguyện, 2 kỹ thuật viên Đinh Hữu Tài và Huỳnh Thanh Long, 1 công nhân Nguyễn Văn Thuấn.

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của trại

3.1.2 Chức năng nhiệm vụ

Nghiên cứu và lai tạo giống vật nuôi để phục vụ cho việc sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi của Tỉnh.

3.2 Chuồng trại nuôi gà sinh sản

Có 2 dãy chuồng gà được nuôi trong chuồng hở, theo hướng Đông - Nam, có hai lối đi một lối làm đường đi rộng 1,5 m, mái đôi, lợp bằng tole, hai đầu chuồng được xây dựng bằng tường xi măng cao 5 m, lồng chuồng nuôi bằng sắt B40 có độ thông thoáng tốt, bên ngoài có nhiều cây cao tạo bóng mát, có hệ thống bạt che chắn cho đàn gà, cửa ra vào chuồng đều có hố sát trùng.

Bên trong có sào đậu cho gà, nền chuồng bằng xi măng cao 0,5 m, chất độn chuồng được sử dụng là trấu và có 4 ô chuồng ngăn ra, diện tích ở mỗi ô 18 m2 (ngang 3m x dài 6m)với mật độ sau:

+ Ô1: 40 con/ô (trong đó có 3 trống/37 mái). + Ô2: 44 con/ô (trong đó có 6 trống/38 mái).

Trưởng trại

Trần Văn Bằng

Kế toán

Bùi Chí Nguyện

Kỹ thuật viên

Đinh Hữu Tài Huỳnh Thanh Long

Công nhân

+ Ô3: 49 con/ô (có 9 con trống/40 mái).

Máng uống làm bằng nhựa trải dài và được đặt phía sau của chuồng. Còn máng ăn làm bằng nhựa tròn đặt bên trong chuồng.

Ánh sáng sử dụng trong chuồng là ánh sáng nhân tạo, chuồng được chiếu sáng bởi đèn tròn 100W và thời gian chiếu sáng từ 18 giờ đến 6 giờ sáng.

Hình 3.3: Chuồng nuôi và máng uống gà sinh sản

3.3 Thức ăn và nước uống

Trại chăn nuôi sử dụng thức ăn cho gà của Cty Cargill.

Thức ăn 5202 cho gà ta và gà lông màu trên 42 ngày tuổi đến 2 tuần trước khi xuất chuồng.

Thức ăn 3402 cho gà đẻ trứng thương phẩm từ 18 tuần tuổi trở lên.

Thức ăn dạng mảnh 5101 cho gà ta và gà lông màu từ 1 đến 42 ngày tuổi. Nước uống lấy từ giếng khoang bơm lên bồn sử dụng cho toàn trại.

Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Cty Cargill

Thành phần dinh dưỡng của thức ăn 5202 3402 5101

Protein thô(%) min 16 17 20

Xơ thô (%) max 6 6 6

P tổng số (%) min - max 0,5 - 1,5 0,5 - 1,5 0,5 - 1,5 Lysine tổng số (%) min 0,7 0,7 0,9 Ca (%) min - max 0,5 - 1,8 2,5- 5,5 0,5- 1,8 Năng lượng trao đổi tối thiểu (Kcal/kg) 2850 2.850 2850 Methionine + Cystine tổng số (%) min 0,6 0,6 0,7

3.4 Quy trình ấp trứng gà Tàu Vàng trong lúc khảo sát tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang

3.4.1 Chọn trứng ấp

Tổng số trứng đem ấp là 2205 quả. Trứng đem ấp có hình ovan, loại bỏ trứng méo, quá dài, quá ngắn, quá to hay quá nhỏ. Vỏ trứng ấp cứng, nhẵn, đồng màu, loại những trứng có vỏ quá mỏng, sần sùi, rạn nứt và bẩn.

Hình 3.4: Những trứng quá to, sần sùi, méo mó, nhỏ, rạn nứt

3.4.2 Chuẩn bị trứng trước khi đưa vào máy ấp

Sau khi thu lượm trứng, xếp trứng vào vỉ đựng trứng theo hướng buồng khi lên trên, không được đặt trứng chồng lên nhau và không chồng các vỉ trứng lên nhau. Và sau khi xếp trứng vào vỉ đựng trứng rồi bảo quản trứng tại phòng ấp và thời gian bảo quản tối đa là 6 ngày (tùy vào nhu cầu của người mua gà con) thường 4 ngày ấp/lần. Khi đủ số lượng trứng ấp thì tiến hành loại bỏ trứng không đạt và ghi ngày ấp lên trứng trước khi đưa vào máy ấp rồi chuyển trứng vào khay máy ấp để ấp, cho máy chạy, điều chỉnh nhiệt độ và hệ thống đảo.

3.4.3 Nhiệt độ ấp và ẩm độ

Nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian nở sớm hay muộn, tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở và chất lượng gà con sau khi nở.

Hệ thống đảo tự động cứ 90 phút/lần.

Bảng 3.2: Nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình ấp trứng gà Tàu Vàng lúc khảo sát

Thời gian ấp trứng Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Máy ấp Từ 1 - 7 ngày 37,8 60 - 70

Từ 8 - 18 ngày 37,5 - 37,4

Máy nở Từ 19 - 21 (nở) 36,4 - 36,8 75 - 80

3.4.4 Soi trứng

Trong quá trình ấp nhằm để biết chất lượng đàn gà sinh sản và trứng của chúng loại bỏ trứng không phôi, trứng chết phôi ra khỏi máy ấp, phôi phát triển kém để có biện pháp khắc phục như nuôi dưỡng đàn gà sinh sản tốt, bảo đảm chế độ ấp đúng. Và chúng tôi tiến hành soi trứng 2 lần/ mẻ ấp vào lúc 7 ngày và 14 ngày sau khi ấp.

3.4.4.1 Soi trứng lần 1

Dụng cụ soi trứng gồm bóng đèn 100W được đặt trong một cái hộp gỗ kín, riêng mặt trước khoét một lỗ tròn đủ để ánh sáng phát ra trùm kín quả trứng, khi soi trứng để trứng đối diện với nguồn sáng rồi quan sát những biến đổi của phôi trong trứng.

Sau khi trứng ấp được 7 ngày thì tiến hành soi trứng lần một để loại những trứng trong suốt do không trống và những trứng có vệt máu loang ra màu đỏ bên trong trứng.

Hình 3.6: Trứng không có phôi lúc khi soi trứng 7 ngày

Đối với trứng không trống, trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn nhau.

Trứng gà có phôi phát triển tốt hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển mạnh, các mạch máu to và căng dây như “mạng nhện”, có màu hồng, trứng có buồng khí nhỏ, phôi di động nhanh mạnh trong lúc soi.

Phôi phát triển yếu và chết phôi: Hệ thống mạch máu phát triển yếu, nhỏ và mờ nhạt, còn có trường hợp buồng khí khá lớn. Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng thì phôi di động lung tung có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu màu sẫm, vòng máu chạy ngang.

Hình 3.7: Trứng chết phôi 7 ngày sau khi ấp

3.4.4.2 Soi trứng lần 2

Sau khi soi trứng lần 1 xong chúng tôi tiếp tục cho trứng vào máy ấp ấp tiếp và soi trứng lần 2 lúc trứng ấp được 14 ngày, để loại các trứng phôi không chuyển động lung tung mạch máu bị vỡ, màu đen do chết phôi. Trứng chết phôi khi soi, xoay trứng thấy phôi dính vào vỏ trứng không di chuyển, phôi di chuyển không cố định, thấy mạch máu bị loang màu đỏ sậm phôi loãng không cố định.

a b

Hình 3.8: Trứng gà soi lúc 14 ngày sau khi ấp

(a: Trứng chết phôi lúc b: Trứng có phôi còn sống)

3.4.5 Chuẩn bị máy nở và chuyển trứng sang máy nở

Chuẩn bị máy nở thu nhặt vỏ trứng, quét dọn, thay khay nước và lau sạch các chất dơ trong máy nở rồi sau đó sát trùng máy nở bằng Benkocid 10 ml/5 lít nước sạch.

Lót giấy báo, để khay nước rồi phun thuốc sát trùng lần 2 vào toàn bộ bên trong máy nở và cho máy chạy khoảng 30 phút rồi chuyển trứng vào máy nở.

Sau khi trứng ấp được 18 ngày trứng bắt đầu khảy mỏ, phun nước lên toàn bộ trứng chưa khảy mỏ rồi chuyển trứng qua máy nở và đến 21 ngày thì gà nở hoàn toàn.

Hình 3.9: Phun nước lên trứng được ấp sau 18 ngày rồi đem chuyển sang máy nở

Đối với các trứng khó nở hay nở chậm thì có thể can thiệp bằng cách tách vỏ tiếp chỉ tách vỏ khi các mạch máu ở vỏ đã khô. Những trứng không khảy mỏ thì tiến hành loại (trứng sát) và thu dọn những mảnh vỏ trứng đem tiêu hủy.

Gà con sau khi nở, lông bắt đầu khô, tắt máy ấp sau 1 giờ rồi chuyển gà con ra khỏi máy nở xuống lồng úm và kiểm tra chất lượng gà con. Gà con khỏe mạnh, không khuyết tật.

Hình 3.10: Trứng sát sau đợt ấp và vỏ trứng sau khi ấp

3.5 Vệ sinh phòng bệnh tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Hậu Giang

3.5.1 Vệ sinh chuồng trại

Chuồng nuôi sạch sẽ ảnh hưởng tốt tới sức khỏe của đàn gà cũng góp phần năng suất trứng tăng.

Thay hố sát trùng bằng Benkocid 50 ml/60 lít nước hoặc Vime - Protex 200ml/60 lít nước trước cửa chuồng ngày 1 lần.

Phun thuốc sát trùng bên trong chuồng và xung quanh chuồng nuôi gà sinh sản bằng Benkocid 100 ml/150 lít 2 tuần/ lần và thay chất độn chuồng 4 tuần/ lần.

3.5.2 Vệ sinh phòng ấp

Khử trùng trứng bằng Benkocid 10 ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch. Phòng ấp được sát trùng bằngBenkocid 20 ml/10 lít nước 2 tuần/lần. Máy nở sát trùng bằng Benkocid 20 ml thuốc/10 lít nước sau mỗi mẻ nở.

Khay nở đem phơi nắng, phun Benkocid 20 ml thuốc/10 lít nước sau mỗi mẻ nở và vỏ trứng sau khi nở được đem ra chỗ tiêu hủy cách nơi phòng ấp 100 m.

Bảng 3.3: Lịch phòng bệnh cho đàn gà sinh sản tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang

Ngày tuổi Thuốc dùng

3 Newcastle lần 1 7 Gumboro lần 1 10 Vaccin đậu 14 Gumboro lần 2 17 Cúm và tái chủng cúm sau 5 tháng 21 Newcastle lần 2 35 Tụ huyết trùng

40 Sổ giun Kill – Site

60 Newcastle lần 3

3.6 Kết quả các chỉ tiêu ấp nở của trứng gà Tàu Vàng tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang

Kết quả các chỉ tiêu số lượng trứng không phôi, chết phôi, có phôi còn sống, số lượng trứng sát và số lượng nở ra còn sống trong 13 đợt ấp với tổng số trứng là 2205 trứng được trình bày qua các Bảng sau:

Bảng 3.4: Kết quả tỷ lệ trứng có phôi và không phôi Số trứng đem ấp Số trứng có phôi còn sống TLCP (%) Số trứng không phôi TLKP (%) 2205 1677 87,71 271 12,29 87.71 12.29 0 20 40 60 80 100

Biểu đồ tỷ lệ trứng có phôi và không phôi

%

Tỷ lệ có phôi Tỷ lệ không phôi

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ trứng có phôi và không phôi

Qua Bảng 3.4 và Biểu đồ 3.1 cho ta thấy kết quả chúng tôi nhận thấy tỷ lệ trứng không phôi qua 13 đợt ấp trong lúc khảo sát của chúng tôi là 12,29 % kết quả này so với tỷ lệ trứng không phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) ở nhóm khối lượng trứng từ 31,00 – 39,99 gram tỷ lệ trứng không phôi là 11,24% tương đương với chúng tôi khảo sát nhưng so với ở nhóm khối lượng trứng 45,01 – 49,99 gram của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) tỷ lệ trứng không phôi là 3,79 % thấp hơn của chúng tôi khảo sát là do gà trống già, mật độ mái/trống không phù hợp nên đôi lúc con trống cầm đàn đạp nhiều mái không cho con khác đạp mái nên tỷ lệ không phôi của chúng tôi khảo sát cao.

Theo Bùi Hữu Đoàn (2008) tuổi của đàn gà sinh sản ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh, gà trống đã già ít đạp mái tinh dịch loãng, thụ tinh kém còn đối với gà mái già đẻ trứng to những chất lượng trứng thường không đảm bảo do các chất dự trữ trong cơ thể đã bị cạn kiệt sau một thời gian sản xuất liên tục còn tỷ lệ trống mái của đàn gà sinh sản không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến thụ tinh như mật độ quá nhiều mái sẽ làm trống mỏi mệt làm tinh dịch kém dẫn đến nhiều trứng không phôi.

Tỷ lệ trứng có phôi còn sống là 87,71% so với tỷ lệ trứng có phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 88,76% ở nhóm khối lượng trứng trung bình từ 31,00 – 39,99 gram cũng tương đương với chúng tôi khảo sát. Tỷ lệ trứng có phôi chịu ảnh hưởng

của nhiều yếu tố như tuổi gà trống, giống và dinh dưỡng,… (Đào Đức Long và Trần Long, 1993).

Bảng 3.5: Kết quả tỷ lệ chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát

Số trứng đem ấp Số trứng có phôi còn sống Số trứng chết phôi TLCHP (%) Số trứng nở TLN (%) Số trứng sát TLS (%) 2205 1677 257 15,32 1482 67,21 195 11,63 15.32 67.21 11.63 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Biểu đồ tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát % Tỷ lệ chết phôi Tỷ lệ nở Tỷ lệ sát

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ nở/ tổng trứng đem vào ấp và tỷ lệ sát

Qua Bảng 3.5 và Biểu đồ 3.2 cho ta thấy tỷ lệ trứng chết phôi trong khảo sát của chúng tôi là 15,32% thấp hơn so với tỷ lệ trứng chết phôi của Đỗ Võ Anh Khoa (2013) là 21,31% ở nhóm khối lượng trứng từ 45,01 – 49,99 gram. Có thể do trứng không được sát trùng sau khi thu lượm, cũng có thể do hoạt động của máy chưa ổn định đôi lúc hệ thống quạt của máy bị hư trong lúc khảo sát cũng làm cho trứng chết phôi, nhiệt độ và ẩm độ quá cao hoặc quá thấp, thời gian bảo quản và thu lượm trứng.

Khi trứng đưa vào ấp sự mất nước diễn ra nhanh hơn do trong máy ấp có nhiệt độ cao hơn môi trường bên ngoài nên hàm lượng nước trong trứng bốc hơi nhanh và nhiều, đồng thời phôi phát triển nên cần dưỡng chất và các quá trình trao đổi chất trong trứng diễn ra nên trọng lượng trứng giảm nhanh. Nếu trong quá trình ấp trứng mất nhiều nước hoặc ít nước sẽ làm xấu đi các điều kiện sống của phôi (Bùi Hữu Đoàn, 2008).

Theo Smith (1993) những nguyên nhân gây chết phôi là nhiệt độ của tủ ấp hoặc ẩm độ quá cao, quá thấp thì tỷ lệ nở sẽ giảm. Số lượng giảm phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ so với điều kiện lý tưởng nếu nhiệt độ quá cao thì gà sẽ nở sớm nếu quá thấp thì gà sẽ nở muộn, nếu nhiệt độ cao thường xuyên thì tỷ lệ có phôi sẽ giảm và số lượng chết phôi sẽ tăng.

Tỷ lệ trứng nở đạt được là 67,21% kết quả này so với tỷ lệ nở của Nguyễn Văn

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 38)