Kiểm tra sinh vật học trứng gia cầm ấp (soi trứng)

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 25)

1.6.1 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 1

Trứng gà soi sáu ngày sau khi đưa trứng vào ấp.

Trứng gà phôi phát triển tốt sau 6 ngày thường phôi lớn nằm chìm sâu trong lòng đỏ, mỗi phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi nước ối lớn quanh phôi để bảo vệ phôi ngăn cách phôi với lòng trắng, phôi không dính vào vỏ và tránh bị cơ học bên ngoài tác động.

Bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch máu của lòng đỏ phát triển mạnh, các mạch máu to, căng dây giống như “mạng nhện” và có màu hồng. Trứng có buồng khí nhỏ.

Khi bị soi nóng phôi di động nhanh mạnh và chìm sâu vào trong trứng. Do đó khi xoay trứng mới thấy được phôi.

1.6.1.1 Đặc điểm của phôi phát triển yếu, phôi chết sau 6 ngày ấp đối với gà

Nếu trứng trong suốt, xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn là trứng không phôi.

Phôi nhỏ nhẹ, nằm sát vỏ trứng, nhìn rõ mắt của phôi. Túi nước ối nhỏ.

Hệ thống mạch máu phát triển yếu, nhỏ và mờ nhạt. Đôi khi buồng khí khá lớn. Phôi chết trước ngày ấp thứ 2: Những trứng này khó phân biệt và dễ nhầm với trứng sáng. Soi trứng xoay nhẹ mà lòng đỏ di động mạnh tiến gần sát vào vỏ, lòng đỏ méo và hơi lớn hơn bình thường là những trứng chết phôi, đôi khi thấy các vết máu nhỏ trên lòng đỏ.

Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng thì phôi di động lung tung có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu màu sẫm, vòng máu chạy ngang.

1.6.1.2 Nguyên nhân chết phôi

Trứng bảo quản không tốt, quá lâu.

Chăm sóc, nuôi dưỡng, đàn gà sinh sản kém: Thiếu Vitamin A, B, D, E, kéo dài và thiếu khoáng vi lượng.

Chế độ ấp không thích hợp, do nhiệt độ quá cao.

1.6.2 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 2

Trứng gà soi lúc 11 ngày sau khi đưa vào ấp. Phải soi đầu nhọn của trứng xem màng niệu đã khép kín chưa.

1.6.2.1 Nhận biết phôi bị chết

Phôi không chuyển động.

Trứng có màu nâu sẫm do mạch máu bị vỡ, màu đen.

Sờ vỏ trứng thấy lạnh, phôi yếu biểu hiện niệu nang bị hở, phôi nhỏ chuyển động yếu.

1.6.3 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi lần 3

Kiểm tra trứng gà lần 3 lúc 18 ngày sau khi ấp. Đây là giai đoạn phôi phát triển hoàn toàn thành gà con nhưng vẫn phải kiểm tra để biết sức sống của gà con trong trứng, biết những trứng phôi phát triển không hoàn toàn và phôi bị chết sau 11 ngày ấp. Từ đó để biết chế độ dinh dưỡng đàn gà bố mẹ và các chế độ ấp có đảm bảo hay

1.6.3.1 Đặc điểm của phôi phát triển chia làm bốn loại a. Loại thứ nhất a. Loại thứ nhất

Khi soi thấy màng niệu nang gồm buồng khí, đầu nhọn trứng tối sẫm, buồng khí lớn, thấy rõ cổ gà con ngọ ngậy. Đây là loại tốt nhất, phôi phát triển hoàn chỉnh, trứng có khả năng nở toàn bộ và sớm.

b. Loại thứ hai

Khi soi thấy màng niệu nang đã tiếp giáp với buồng khí, đầu nhọn của trứng tối sẫm nhưng đầu gà con chưa nhô lên buồng khí. Những trứng có phôi phát triển bình thường nở chậm hơn loại thứ nhất.

c. Loại thứ ba

Đầu nhọn của trứng còn có chỗ sáng, chưa sẫm hẳn, nguyên nhân ở đó còn có lòng trắng chưa tiêu hết. Loại trứng này phôi phát triển không bình thường có tỷ lệ chết cao và nở kém, gà khảy vỏ nhưng không chui ra được hoặc khi nở ra túi lòng đỏ nằm ngoài xoang bụng.

d.Loại thứ tư

Những trứng có phôi phát triển không hoàn chỉnh. Đầu nhọn còn sáng, đầu phôi chưa nhô lên buồng khí, mạch máu chưa teo biến đi, buồng khí nhỏ. Gà nở cuối cùng xấu và yếu hoặc bị sát vỏ (Bùi Đức Lũng, 2009).

Bảng 1.4: Kiểm tra ấp và chất lượng gà

Quan sát hiện tượng Nguyên nhân có thể do

Rất nhiều trứng sáng (phôi chết) Bảo quản quá lâu hoặc điều kiện bảo quản kém Tỷ lệ chết "vòng máu" trong vòng

48 - 72 giờ phát hiện được lúc 8 ngày

Nhiệt độ không đúng, quá nhiệt trong những ngày đầu

Nhiều phôi chết

Nhiệt quá cao hoặc quá thấp khi bắt đầu ấp Xoay trứng không đúng

Quạt thông gió kém

Gà con chết trước khi mổ vỏ

Độ ẩm không đúng trong máy nở Độ ẩm không đúng trong máy ấp

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp trong máy ấp Xoay trứng không đúng trước 15 ngày Quạt thông thoáng không đúng

Gà mổ vỏ nhưng không nở được, chết trong vỏ

Độ ẩm không đúng trong máy ấp và máy nở Sát trùng không đúng

Nhiệt độ thấp ở máy ấp

Quạt thông thoáng không đúng, máy nở nhiệt quá cao

Nở muộn

Nhiệt độ ấp quá thấp Độ ẩm quá cao

Quạt thông thoáng kém

Gà bị dính bết lông Nhiệt độ quá thấp trong máy ấp

Nở sớm, rải rác Nhiệt độ quá cao trong máy ấp và máy nở Gà bết lông trong vỏ trứng Nhiệt độ quá cao trong máy ấp và quá thấp trong

máy nở

Hở rốn Nhiệt độ cao trong máy nở Vỏ dính lông gà Quạt quá nhiều, mạnh Gà bị khoèo chân

Nhiệt độ quá cao trong máy nở Ẩm độ thấp trong máy ấp Xoay trứng không đúng

Gà yếu, gà không bình thường

Nhiệt độ quá cao trong máy nở Trứng nhỏ

Độ ẩm trong máy ấp quá thấp Thông thoáng kém

Gà con ít lông

Nhiệt độ quá cao Ẩm độ quá thấp

Quạt thông thoáng quá mức

1.7 Những bệnh thường xảy ra trên gà sau khi nở 1.7.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày 1.7.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày

Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, gà nở muộn. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác. Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết, nói chung gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.

1.7.2 Bệnh khoèo chân (Perosis)

Chân ngắn, què chân, khủy chân bị vẹo, khụy chân, xương mỏ gà bị ngắn, gà đi lại không được và đi bằng khủy chân.

Nguyên nhân do thiếu chất Khoáng Mangan, Axit folic, Vitamin H, B12, Niacin trong thức ăn cho gà.

1.7.3 Bệnh động kinh (Atexia)

Gà con vừa nở ra có cử động hỗn loạn, ngã đầu về phía lưng, mặt ngửa lên trời, xoay quanh hình tròn, đầu gục vào bụng. Nguyên nhân là thiếu Vitamin H, B2, B1 trong thức ăn và chất khoáng.

1.7.4 Bệnh bết dính khi nở

Bệnh thường xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lổ vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kín mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt. Một số trường hợp lổ vỏ trứng rộng to, gà nở được nhưng chất lỏng nhầy này làm lông dính bết, có khi dính cả vỏ trứng và làm gà không cử động được.

Nguyên nhân là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu Vitamin nhóm B, B2, H, nhưng lại thừa chất đạm (protein) động vật.

1.8 Vệ sinh phòng bệnh1.8.1 Vệ sinh chuồng trại 1.8.1 Vệ sinh chuồng trại

Khu chuồng có rào cổng đóng mở riêng. Trước cổng có hố sát trùng đựng vôi bột. Định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng nhốt nuôi gà từ 3 tuần tuổi trở lên bằng formol 2% vào trần, lưới, bạt che, bệ máng ăn, máng nước, sào đậu.

Người chăn nuôi, kỹ thuật viên và khách tham quan phải thực hiện sát trùng người, quần áo, giày dép,….

Xe chở thức ăn, vật tư vào cổng có hố sát trùng toàn bộ xe (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004).

1.8.1.1 Hàng ngày

+ Phát hiện gà bệnh cho cách ly.

+ Cọ rửa hố sát trùng, thay vôi bột hoặc dung dịch formol.

+ Thay chất độn bị ướt, nhặt lông và đảo chất độn chuồng chỗ cần. + Quét dọn, thông rãnh thoát nước.

1.8.1.2 Hàng tuần

+ Thông cống rãnh khu chăn nuôi. + Quét tường, vách lưới ô chuồng.

+ Quét vôi tường lửng, sào đậu và phun thuốc sát trùng máng ăn, uống, tường, lưới, rèm,…

1.8.1.3 Hàng tháng

+ Cọ rửa bể nước.

+ Quét vôi những chỗ cần thiết ở hiên, cống rãnh, kho.

+ Khử trùng chất độn chuồng, trấu dùng độn chuồng phải phun formol 2% và sulfat đồng 5% rồi phơi khô.

+ Cuối đợt nuôi, toàn bộ chất độn và phân đem ủ rải vôi bột từng lớp để diệt khuẩn có hại.

+ Trống chuồng 2 - 4 tuần. Biện pháp phòng bệnh: “Cùng vào cùng ra” nuôi cùng lứa, cùng chuyển chuồng hoặc loại sau chu kỳ đẻ (Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng, 2004).

1.8.2 Vệ sinh máy ấp và máy nở

Sau mỗi mẻ ấp, tháo các nhiệt kế, ẩm kế trong máy và dùng khăn lau sạch hết bụi bẩn rồi cất vào kho phụ tùng.

Dỡ giá đỡ khay, quạt gió đưa ra ngoài vệ sinh cọ rửa và làm khô.

Cọ rửa thành máy bằng xà phòng, dùng vòi nước áp suất cao phun sạch hết xà phòng, sau đó dùng khăn lau khô máy.

Máy ấp, máy nở lâu không sử dụng trước khi ấp trứng phải vệ sinh và xông sát trùng (Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003).

1.8.3 Phòng bệnh cho gà

Bảng 1.5: Lịch phòng vaccine và thuốc phòng cho gà lông màu sinh sản Ngày tuổi Thuốc dùng

1 - 4 Tiêm vaccin Marek và nhỏ vaccin IB lần 1 khi gà nở. Cho uống B - complex và Tetracycline 200 g/tấn thức ăn 5 Nhỏ vaccin Gumboro lần 1

6 Phòng CRD bằng Tylosin 0,5 g/lít nước 7 Vaccin Đậu, nhỏ Lasota lần 1

14 Cúm gia cầm lần 1

7 - 35 Phòng bệnh cầu trùng gà bằng Furazolidon 250 g/thức ăn (2 ngày ăn 2 ngày nghỉ)

15 Nhỏ vaccin Gumborolần 2 25 Nhỏ vaccin Gumboro lần 3 28 Nhỏ Lasota lần 2 30 Nhỏ vaccin IB lần 2 30 - 32 Phòng CRD bằng Tylosin 0,5 g/lít nước 42 Cúm gia cầm lần 2, phòng bệnh CRD bằng Tylosin 54 Nhỏ vaccin Lasota lần 3 63 Newcastle chủng M

64 - 67 Cho uống B - complex, Tetracycline 200 g/tấn thức ăn 75 Nhỏ IB lần 3

78 Phòng bệnh CRD cho uống Tylosin

112 Chủng đậu lần 2, phòng CRD bằng Tylosin Tẩy giun bằng Piperazin

133 - 140 Tiêm vaccin Newcastle chủng M lần 2

145 - 150 Tăng sức đề kháng cho gà cho uống B - complex Tetracycline 200 g/tấn thức ăn

223 - 225 Phòng bệnh CRD cho uống Tylosin 266 - 272 Tiêm vaccin Newcastle chủng M lần 3

Tăng sức đề kháng cho gà

1.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi và tỷ lệ nở 1.9.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ 1.9.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp thường trong phạm vi 37 - 380 C. Giai đoạn đầu (6 - 7 ngày sau khi ấp) cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,80

C - 380C. Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa chất dinh dưỡng trong trứng, niệu nang khép kín sớm. Nước trong trứng bốc hơi nhanh, tạo khoảng trống niệu nang để chứa nước nội sinh. Do đó kích thích phôi tiêu hóa nhiều lòng trắng, lòng đỏ hơn và thải nhiều nước cặn bã.

Vào cuối chu kỳ ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang tiêu đi, lúc này phôi bắt đầu hô hấp bằng phổi. Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, làm phôi chết nhiều sau 4 - 6 ngày ấp, những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ và nhạt. Nếu nhiệt độ đủ hoặc thấp hơn một ít, gà nở khỏe, lông bông, bụng nhẹ và nhanh nhẹn. Nếu thiếu nhiệt độ kéo dài dưới 370C gà nở bị nặng bụng và thường tiêu chảy sau này. Sau khi nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà, hoặc hồng nhạt. Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35 - 360C kéo dài trong nhiều thời điểm ấp thì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lòng đỏ có màu xanh lá cây.

Bảng 1.6: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà (Theo tài liệu của G. Petkova, Bungari - 1978)

Nhiệt độ Tỉ lệ nở (%) Thời gian ấp kéo dài

35.6 10 - 36.1 50 22.5 36.7 70 21.5 37 80 21 37.8 88 21 38.3 85 21 38.9 75 19.5 39.4 50 19.5 (Bùi Xuân Mến, 2007) 1.9.2 Ảnh hưởng của ẩm độ * Thứ nhất

trong máy tăng, lượng nước bay hơi từ trứng giảm và ngược lại. Khi bay hơi làm cho khối lượng trứng giảm. Trong những ngày đầu ấp trứng, chỉ cần làm giảm bay hơi nước trong trứng để các chất dinh dưỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và làm giảm tỉ lệ chết phôi. Vì vậy độ ẩm tương đối trong máy phải duy trì ở mức quy định, để giảm độ bay hơi nước trong trứng và giữ nhiệt. Giữa quá trình ấp (sau 10 ngày ấp), lượng nước trong trứng bớt dần cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh – nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi. Vào cuối thời kỳ ấp phôi đã phát triển hoàn thành gà con, trong trứng cần đủ độ ẩm để gà con dễ nở. Cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn so với các giai đoạn ấp khác, mục đính làm giảm độ bay hơi nước trong trứng. Nếu lúc này độ ẩm trong máy thấp hơn so với quy định sẽ làm gà con chết trong trứng. Độ ẩm trong máy ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 86 – 95,5% hay 75 - 80%. Nếu cao hơn mức yêu cầu gà nở chậm, lông ướt.

* Thứ hai

Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp. Trong nữa đầu của chu kỳ ấp (gà 21 ngày) nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ của không khí trong máy ấp, vì trứng mới vào chỉ thu nhiệt, chưa tỏa nhiệt. Lúc này trứng bị mất nhiệt do sự bay hơi nước (bay hơi làm thu nhiệt của trứng). Vì vậy độ ẩm trong những ngày đầu sẽ làm giảm hơi nước góp phần giữ nhiệt và đồng thời làm nước trong trứng bốc hơi từ từ. Vào nửa sau của chu kỳ ấp trứng, do quá trình trao đổi chất của phôi tăng và trứng sản sinh nhiệt nhiều. Một phần nhiệt này dùng vào làm bay hơi nước. Nhiệt độ của trứng, nhất là những ngày cuối chu kỳ ấp cao hơn nhiệt độ không khí trong máy ấp. Vì vậy trong những ngày cuối cùng này (máy nở) phải tăng độ ẩm trong máy để hút bớt nhiệt của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và máy ấp. Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu (quá 80%) gà nở bị yếu, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân bị nhợt nhạt. Gà con bị nặng bụng, bết lông, rốn ướt liệt vào loại gà xấu.

1.9.3 Ảnh hưởng của thiếu Vitamin và thiếu Khoáng

Sự thiếu Vitamin và Khoáng trong trứng (thiếu Vitamin và Khoáng trong chế độ dinh dưỡng cho gà đẻ trứng) đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển phôi và quá trình ấp nở cũng như chất lượng của gà con.

1.9.3.1 Thiếu Vitamin B1

Khi trong trứng thiếu Vitamin B1 là gà con nở ra có hiện tượng viêm đa thần kinh. Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số có thể bị liệt và bị Atexia. Cần tăng Vitamin B1 trong thức ăn.

1.9.3.2 Thiếu Vitamin B2

Khi thiếu Vitamin B2, phôi chậm phát triển, phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Cần bổ sung Vitamin B2 vào thức ăn cho gà đẻ.

1.9.3.3 Thiếu Vitamin H

Khi thiếu Vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi. Những phôi chết thấy biến dạng đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi, bàn chân ngắn lại. Gà con ngửa đầu vào bụng và quay tròn cho đến khi chết.

1.9.3.4 Thiếu Vitamin B12

Khi thiếu Vitamin B12, tỷ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn 16 -18 ngày ấp. Cơ chân bị teo, chân nhỏ, kém phát triển và khô. Phôi bị xuất huyết toàn thân.

1.9.3.5 Thiếu Vitamin A

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình ấp và tỷ lệ nở của trứng gà tàu vàng tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 25)