2. Mục tiêu của đề tài
3.1.2. Đánh giá sự phân bố loài trong chi
Qua quá trình thu thập và thống kê chúng tôi đã lập được bảng về chi và loài của họ Myrsinaceae nghiên cứu ở xã Phúc Sơn và xã Na Ngoi thể hiện bảng 3.2 và biểu đồ 3.1.
Bảng 3.2. Tỉ lệ các chi của họ Đơn nem tại địa điểm nghiên cứu Stt Chi Loài Tỉ lệ % chung Phúc Sơn Na Ngoi Số loài Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % 1 Ardisia 35 58.34 24 52.17 20 58.93 2 Embelia 5 8.33 3 6.52 3 8.82 3 Maesa 17 28.33 17 36.96 10 29.41 4 Myrsine 3 5.00 2 4.35 1 2.94 Tổng 60 100 46 100 34 100
58.34% 8.33% 28.33% 5% Ardisia Embelia Maesa Myrsine
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các chi của họ Đơn nem ở địa điểm nghiên cứu
Qua bảng 3.2 và biểu đồ 3.1, cho thấy số lượng loài của họ Đơn nem tìm thấy tại địa điểm nghiên cứu chỉ nằm trong 4 chi là Ardisia, Embelia, Maesa và Myrsine. Số lượng loài phân bố trong các chi là không đều. Trong đó, chi Ardisia có số lượng nhiều nhất với 35 loài (chiếm 58.34% so với tổng số loài nghiên cứu), tiếp đến là chi Maesa có số lượng loài là 17 loài (chiếm 28.33%), hai chi có số lượng ít nhất là chi Embelia có 5 loài (chiếm 8.33%) và chi Myrsine có 3 loài (chiếm 5.00%).
Dựa vào bảng 3.1 và 3.2 chúng tôi thấy tại xã Phúc Sơn với tổng số 46 loài tìm thấy thì Ardisia có tới 24 loài chiếm 52.17% tổng số loài tìm thấy ở Phúc Sơn, tiếp đến là chi Maesa có 17 loài chiếm 36.96%, còn 2 chi kém đa dạng hơn là Embelia với 3 loài và Myrsine có 2 loài. Tương tự ở xã Phúc Sơn thì ở xã Na Ngoi trong tổng số 34 loài Myrsinaceae có mặt ở đây thì có tới 20 loài thuộc chi Ardisia chiếm 58.83% so với tổng số loài thu được ở Na Ngoi, còm chi Maesa có 10 loài chiếm 29.41%, còn 2 chi Embelia có 3 loài và
Như vậy chúng tôi thấy tại các địa điểm nghiên cứu thì chi Ardisia là chi đa dạng và phong phú nhất với số loài tìm thấy chiếm trên 50% tổng số loài nghiên cứu cũng như trong từng xã nghiên cứu.