Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đơn men (Myrsinaceae) ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn và xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 35)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.1. Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật

- Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến.

Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác và đầy đủ. Chúng tôi lập tuyến điều tra rộng 2m chạy qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu kỹ hết các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu (Thái Văn Trừng, 1998) [37].

- Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn [32] và Klein R.M., Klein D.T. [16].

Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây thu mẫu ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡ phải đạt 29cm x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết. Đối với cây thân thảo thì cố gắng thu cả rễ thân lá.

Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây thì đánh cùng một số hiệu. Đặc biệt khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặc điểm này dễ mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá… Khi thu mẫu và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao nilông bó vào bao tải buộc lại sau đó mới đem về nhà xử lý.

- Xử lý và trình bày mẫu

Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [32].

Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý tại phòng Bảo tàng thực vật của Khoa Sinh học, Trường đại học Vinh. Sau khi ép mẫu khô và xử lý theo đúng tiêu chuẩn, kết hợp với các thông tin thu thập tại thực địa, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học của các loài.

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đơn men (Myrsinaceae) ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn và xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)