2. Mục tiêu của đề tài
2.4.4. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật
Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo… còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính các yếu tố này tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu.
Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của các tác giả Pocs Tamas (1965), Ngô Chinh Giật (1993) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố chính như sau:
1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới
2.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ 2.3. Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Mỹ
3. Yếu tố cổ nhiệt đới
3.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Úc 3.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Phi 4. Yếu tố nhiệt đới châu Á (Ấn Độ - Malêzi) 4.1. Yếu tố lục địa Đông Dương - Malêzi 4.2. Lục địa châu Á nhiệt đới
4.3. Yếu tố lục địa Đông Nam Á (Đông Dương - Himalaya, trừ Malêzi và Ấn Độ)
4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc 4.5. Đặc hữu Đông Dương
5.1. Ôn đới Đông Á - Bắc Mỹ 5.2. Ôn đới cổ thế giới
5.3. Ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu - châu Á 5.4. Đông Á
6. Đặc hữu Việt Nam 6.1. Cận đặc hữu Việt Nam 7. Các loài cây trồng
Xây dựng yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.