Xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đơn men (Myrsinaceae) ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn và xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 30)

2. Mục tiêu của đề tài

1.6.2. Xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

1.6.2.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Xã Na Ngoi có tọa độ địa lý từ 19014’42,30’’ - 19022’54,9’’ vĩ độ Bắc, 104010’34,0” - 104012’35,20” kinh độ Đông. Đây là một xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với tổng diện tích 19310,16 ha.

- Phía Bắc giáp với xã Tây Sơn và xã Hữu - Phía Đông giáp với xã Nậm Càn.

- Phía Tây giáp với xã Mừng Típ

- Phía Nam giáp Biên giới nước CHDCND Lào.

b. Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình

Khu vực vùng núi cao Kỳ Sơn, trong đó xã Na Ngoi không thuộc phạm vi của Khu BTTN và VQG trong vùng, vì vậy có rất ít công trình nghiên cứu về thực vật được thực hiện.

Xã Na Ngoi có độ cao trung bình trên 1000m so với mực nước biển. Cấu tạo địa chất bề mặt của Na Ngoi khá phức tạp. Quá trình hoạt động của địa chất, địa mạo đã tạo ra những dạng địa hình khác nhau gồm núi, đồi và thung lũng. Dãy núi Puxailaileng có đỉnh cao 2711m thuộc xã Na Ngoi, là đỉnh núi cao nhất ở Nghệ An và các dãy núi có chiều dài trên 200km làm thành đường biên giới tự nhiên giữa huyện Kỳ Sơn và Lào. Ngoài đỉnh Puxailaileng, xã Na Ngoi còn có cách đỉnh như Pu Soong cao 2365m, đỉnh Pu Tong chính cao 2345m. Các dãy núi này tạo nên nhiều thung lũng nhỏ mang đặc điểm tự nhiên chứa đựng nhiều yếu tố khí hậu và chất đất khác nhau. Các dãy núi có độ cao lớn và bị chia cắt mạnh mẽ tạo nêm sự đa dạng về địa hình và phân hóa các điều kiện khí hậu. Đây là nguyên nhân tạo nên sự phong phú về tài nguyên sinh vật trong đó có cả hệ sinh thái thực vật.

Thổ nhưỡng

Do tính chất phân bố và đặc tính của các nhóm phong hóa Feralit, đất có quá trình tích lũy sắt và nhôm khá mạnh trong đó đất có xu hướng chuyển hóa khoáng vật, gây hạn chế về chất đất.

- Xã Na Ngoi có các nhóm đất sau:

+ Đất Alit mùn trên núi cao (trên 1700m) tầng đất dày, đất có độ xốp cao, giữ nước mạnh, kết cấu tốt, quá trình phân hóa chậm.

+ Đất Feralit mùn núi cao (800 - 1700m) có tầng thảm mục dày, lượng mùn cao, đất có phần pha Alit.

+ Đất Feralit đỏ vàng: Đất có thành phần cơ giới nhẹ dễ rửa trôi, giữ nước kém, hầu hết đất này thường đã qua làm nương rẫy, chua, tỷ lệ hữu cơ có phèn thấp hơn các loại đất khác, lân kém, kali nghèo.

+ Đất phù sa cổ.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2013: tổng diện tích tự nhiên là 19.310, 16 ha trong đó: đất phi nông nghiệp là 156,33 ha, đất sản xuất nông nghiệp 2193,65 ha, đất chưa sử dụng 7013,45 ha, rừng sản xuất 5010,66 ha, đất rừng phòng hộ là 5015,30 ha, không có rừng đặc dụng.

b. Khí hậu

Xã Na Ngoi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Một năm có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10.

Thủy văn và sông ngòi: hệ thống sông ngòi ở xã Na Ngoi chủ yếu là sông Nậm Ca Nan, sông này bắt nguồn từ dãy núi phía Nam của xã (biên giới Việt - Lào) có các đỉnh núi cao 1849,1944, 2041, 2210, 2348, 2711m … và hệ thống các khe suối. Phiếu Ngạn và Tả Ngạn ở các khu vực: Kẻo Bắc, Buộc Mú, Thăm Hín, Pu Mo, Phu Khả, Ka Dưới… chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc để vào sông Nậm Mô (Thượng nguồn sông Cả) (Chiêu lưu - Tương Dương).

c. Thảm thực vật:

Thực vật chủ yếu có các kiểu rừng: rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với các họ: Dâu tằm (Moraceae), Bứa (Clusiaceae), Na (Annonaceae). Độ cao trên 1000m là loại hình rừng thường xanh á nhiệt đới, các họ Dẻ (Fagaceae), Chè (Theaceae), Mộc lan (Magnoliaceae)… và các cây trong nhóm hạt trần Pơ mu (Fokienia), Sa mộc (Cunninghamia lanceolata).

Ở đỉnh núi Puxailaileng tán rừng chỉ có 2,5 - 3m trở lại, thực vật chủ yếu là cây sim, rừng ít có các loại cây khác.

Rừng thứ sinh ở Na Ngoi bị tác động mạnh mẽ của con người hầu như không còn cây gỗ lớn, thực vật chủ yếu là cây bụi, thân leo, mua, tre, nứa, chuối rừng… các cây trồng lương thực và trảng cỏ lớn. Ở trên gần với các đỉnh của rừng ít bị tác động nên đa dạng về thành phần thực vật hơn, cây gỗ lớn tập trung ở mái dông của các dãy núi.

Hiện chưa có một thống kê thành phần các loài động vật hiện có ở rừng Puxailaileng, qua tìm hiểu người dân địa phương và cán bộ kiểm lâm được biết rừng hiện có các loài như hổ, báo, khỉ… các loại rùa quý, lợn rừng, nhím, chồn hương, bò rừng, gấu và các loài chim khác.

1.6.2.2. Điều kiện kinh tế- xã hội a. Đặc điểm dân cư

Xã Na Ngoi có tổng số 823 hộ với 5024 nhân khẩu. Trong đó nam là 2550 nhân khẩu, nữ là 2474 nhân khẩu gồm các dân tộc Mông 4428 khẩu (694 hộ) chiếm 88,13%, dân tộc Thái là 413 khẩu (89 hộ) chiếm 8,22% và dân tộc Khơ Mú 183 khẩu (40 hộ) chiếm 3,64%. Xã Na Ngoi là một xã chủ yếu là đồi núi cao và dốc, nhiều khe suối, khí hậu khắc nghiệt và dân cư thưa thớt, sống tập trung thành các bản làng nhỏ lẻ, sinh sống phân tán gồm có ba dân tộc: Hmông, Thái, Khơ Mú cùng sinh sống chan hòa theo phong tục tập quán của từng dân tộc đồng thời là 1 xã gồm 19 bản có điều kiện kinh tế khó khăn. Trình độ dân trí thấp, nhận thức về phát triển kinh tế ổn định bền vững, lâu dài còn hạn hẹp nhất là trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hướng tới sản xuất hàng đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu dùng và nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Với độ cao trung bình trên 1000m, địa hình là núi rừng nên người dân ở đây chủ yếu sống dựa vào tài nguyên của núi rừng để khai thác lâm sản, săn bắn, bẫy chim thú, phá rừng làm nương rẫy… Các hoạt động này xảy ra từ khi con người có mặt ở đây cho đến nay khi giao thông thuận lợi hơn, sự trao đổi

mua bán các mặt hàng khá đa dạng, đời sống người dân được cải thiện hơn. Song rừng vẫn là nguồn thu chính. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống của rất nhiều loài động vật và thực vật. Hiện tại xã Na Ngoi không có rừng đặc dụng.

b. Đặc điểm kinh tế xã hội

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, phát nương làm rẫy trồng các cây hoa màu như ngô, khoai, bầu bí, dong riềng, gừng… với diện tích 257,61ha.

Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi cho việc mua bán của người dân. Song trao đổi buôn bán sản phẩm chủ yếu từ rừng, nhiều nhất là các loài động vật quý hiếm như các loài rùa, khỉ, các loài rắn, chồn hương, lợn rừng, dê rừng, sản phẩm nông nghiệp khác.

Trong xã có 1 trạm xá của xã và 1 trạm xá của Đoàn kinh tế 4 BQPQK4. Giáo dục phát triển khá đồng đều, có 1 trường mầm nan, 2 trường tiểu học, 1 trường cấp 2 nhưng học sinh vẫn đến trường ít chủ yếu giáo viên phải vận động.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Toàn bộ các loài thực vật thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở hai xã Phúc Sơn thuộc huyện Anh Sơn và xã Na Ngoi thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 10 năm 2013.

2.3. Nội dung

* Xây dựng bảng danh lục họ Đơn nem (Myrsinaceae) ở hai xã Phúc Sơn huyện Anh Sơn và Na Ngoi huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

* Phân tích tính đa dạng thực vật về các mặt: + Thành phần loài

+ Giá trị tài nguyên và mức độ đe doạ + Dạng sống

+ Yếu tố địa lý thực vật + Phân bố thực vật

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu, xử lý và trình bày mẫu vật

- Áp dụng phương pháp điều tra theo hệ thống tuyến.

Khi nghiên cứu tính đa dạng của một hệ thực vật thì việc thu thập mẫu là nhiệm vụ quan trọng làm cơ sở để xác định tên taxon và xây dựng bảng danh lục chính xác và đầy đủ. Chúng tôi lập tuyến điều tra rộng 2m chạy qua tất cả các sinh cảnh nhằm thu kỹ hết các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu (Thái Văn Trừng, 1998) [37].

- Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn [32] và Klein R.M., Klein D.T. [16].

Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây thu mẫu ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡ phải đạt 29cm x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết. Đối với cây thân thảo thì cố gắng thu cả rễ thân lá.

Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây thì đánh cùng một số hiệu. Đặc biệt khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặc điểm này dễ mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá… Khi thu mẫu và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao nilông bó vào bao tải buộc lại sau đó mới đem về nhà xử lý.

- Xử lý và trình bày mẫu

Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [32].

Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý tại phòng Bảo tàng thực vật của Khoa Sinh học, Trường đại học Vinh. Sau khi ép mẫu khô và xử lý theo đúng tiêu chuẩn, kết hợp với các thông tin thu thập tại thực địa, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học của các loài.

2.4.2. Xác định và kiểm tra tên khoa học

Đồng thời với việc xử lý mẫu thành những tiêu bản đạt yêu cầu, tiến hành xác định tên loài, thực hiện theo trình tự gồm các bước như sau:

Xác định tên loài: Mẫu vật được xác định tên khoa học chủ yếu dựa vào phương pháp hình thái so sánh. Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải theo các nguyên tắc:

 Phân tích tổng thể từ bên ngoài đến chi tiết bên trong.  Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.

 Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực.

 Khi tra khóa luôn đọc từng cặp đặc điểm đối nhau cùng một lúc để dễ phân định các cặp dấu hiệu.

Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học bao gồm: + Cây cỏ Việt Nam, tập 1: phần họ Đơn nem (Myrsinaceae) (Phạm Hoàng Hộ (1991-1993: 1999-2000) [13].

+ Thực vật chí Việt Nam, họ Đơn nem- Myrsinaceae (Trần Thị Kim Liên, 2002) [19].

+ Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (Lê Khả Kế, 1969- 1976) [15].

Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra lại các tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống, tránh sự nhằm lẫn và sai sót. Điều chỉnh tên khoa học theo các tài liệu “Vascular Plant Familes and Genera” (Brummitt, 1992) [39], “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” (Võ Văn Chi, 2007) [7].

Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học của các loài về dạng sống, về yếu tố địa lý, về công dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn, ngoài các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như:

+ 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1993) [24]

+ Sách đỏ Việt Nam (2007), Phần II. Phần Thực vật [3] + Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012) [8]

+ Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi, 1999) [22] + Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II (2001-2005) [4]

+ Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi, Trần Hợp, tập I - 1999, tập II - 2002) [9]

2.4.3. Xây dựng bảng danh lục thực vật

Bảng danh lục thực vật được sắp xếp theo Brummitt (1992) [39]. Danh lục ngoài tên khoa học và tên Việt Nam của các loài còn ghi các thông tin khác gồm: dạng sống, yếu tố địa lý.

2.4.4. Phương pháp đánh giá đa dạng về các yếu tố địa lý thực vật

Mỗi một khu hệ thực vật được hình thành ngoài mối tương quan của các sinh vật với các yếu tố sinh thái như khí hậu, đất đai, địa hình, địa mạo… còn phụ thuộc vào các điều kiện địa lý, địa chất xa xưa ít khi thấy được một cách trực tiếp. Chính các yếu tố này tạo nên sự đa dạng về thành phần loài của từng khu vực. Vì vậy, trong khi xem xét sự đa dạng về thành phần loài, cần xem xét bản chất cấu thành nên hệ thực vật của một vùng và các yếu tố địa lý thực vật của vùng nghiên cứu.

Việc thiết lập phổ các yếu tố địa lý, áp dụng sự phân chia của các tác giả Pocs Tamas (1965), Ngô Chinh Giật (1993) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2004), hệ thực vật Việt Nam bao gồm các yếu tố chính như sau:

1. Yếu tố toàn thế giới 2. Yếu tố liên nhiệt đới

2.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Úc và châu Mỹ 2.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á, châu Phi và châu Mỹ 2.3. Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Mỹ

3. Yếu tố cổ nhiệt đới

3.1. Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Úc 3.2. Yếu tố nhiệt đới châu Á và châu Phi 4. Yếu tố nhiệt đới châu Á (Ấn Độ - Malêzi) 4.1. Yếu tố lục địa Đông Dương - Malêzi 4.2. Lục địa châu Á nhiệt đới

4.3. Yếu tố lục địa Đông Nam Á (Đông Dương - Himalaya, trừ Malêzi và Ấn Độ)

4.4. Đông Dương - Nam Trung Quốc 4.5. Đặc hữu Đông Dương

5.1. Ôn đới Đông Á - Bắc Mỹ 5.2. Ôn đới cổ thế giới

5.3. Ôn đới Địa Trung Hải - châu Âu - châu Á 5.4. Đông Á

6. Đặc hữu Việt Nam 6.1. Cận đặc hữu Việt Nam 7. Các loài cây trồng

Xây dựng yếu tố địa lý thực vật: Sau khi đã phân chia các loài thuộc vào từng yếu tố địa lý thực vật, chúng ta tiến hành lập phổ các yếu tố địa lý để dễ dàng so sánh và xem xét cấu trúc các yếu tố địa lý thực vật giữa các vùng với nhau.

2.4.5. Phương pháp đánh giá đa dạng về dạng sống

Các loài thực vật cấu thành một hệ thực vật khác nhau về tính thích nghi với điều kiện bất lợi để tồn tại qua mùa khó khăn của năm, đó là cơ sở để phân loại dạng sống. Khi đã có số liệu dạng sống của các loài, có thể lập được phổ dạng sống của hệ thực vật. Phổ dạng sống của hệ thực vật cho phép đánh giá về tính chất sinh thái của vùng địa lý và là cơ sở để so sánh các hệ thực vật với nhau.

Để đánh giá sự đa dạng về dạng sống của hệ thực vật chúng tôi đã dựa vào thang phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934) [42]. Chúng tôi xếp các loài thực vật bậc cao có mạch vào 5 dạng sống chính và các nhóm phụ như sau:

1. Cây chồi trên (Phanerophytes) - Ph: gồm những cây gỗ hay dây leo kể cả cây bì sinh, ký sinh và bán ký sinh có chồi nằm cách mặt đất từ 25cm trở lên.

1.1. Cây chồi trên to (Magaphanerophytes) - Mg: là cây gỗ cao từ 25m trở lên.

1.2. Cây chồi trên nhỡ (Mesophanerophytes) - Me: gồm những cây gỗ cao từ 8- 25m.

1.3. Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) - Mi: là cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 2 - 8m.

1.4. Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) - Na: gồm cây gỗ, cây bụi lùn hay nửa bụi, cây hóa gỗ, cỏ cao từ 25 - 200cm.

1.5. Cây bì sinh (Epiphytes phanesrophytes) - Ep: gồm các loài cây bì sinh sống lâu năm trên thân, cành cây gỗ, trên vách đá.

1.6. Cây ký sinh hay bán ký sinh (Parasite-hemiparasitphanerophytes) - Pp. 1.7. Cây mọng nước (Succulentes phanesrophytes) - Suc

1.8. Dây leo (Lianophanesrophytes) - Lp: gồm các loài dây leo thân hóa gỗ.

1.9. Cây chồi trên đất thân thảo (Herbaces phanesrophytes) - Hp: những cây chồi trên thân không có chất hóa gỗ.

2. Cây chồi sát đất (Chamaephytes) - Ch: cây có chồi nằm sát mặt đất

Một phần của tài liệu Điều tra thành phần loài họ đơn men (Myrsinaceae) ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn và xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)