1) Đặc điểm hình thá
3.1.1. Tỷ lệ ký sinh của ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1 trên sâu cuốn lá đầu đen theo giai đoạn sinh trưởng của cây lạc
đen theo giai đoạn sinh trưởng của cây lạc
Bảng 3.1. Tỷ lệ ký sinh của ong Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá đầu đen theo giai đoạn sinh trưởng của cây lạc ở Nghi Lộc, Nghệ An, vụ lạc xuân 2012 TG GĐST Ngày sau gieo
(ngày) Tỷ lệ ký sinh (%) 26/3 3-4 lá kép 15 0,00 2/4 4-5 lá kép 22 0,00 9/4 5-6 lá kép 29 0,00 16/4 6-7 lá kép 36 0,00 23/4 Ra hoa 43 6,56
30/4 Ra hoa và bắt đầu đâm tia 50 9,60 7/5 Bắt đầu đâm tia 57 16,80
14/5 Đâm tia 64 52,4 21/5 Quả non 71 12,50 28/5 Hình thành hạt 78 26,80 4/6 Hạt chắc 85 65,58 11/6 Quả già 92 16,40 18/6 Thu hoạch 99 12,00
Kết quả điều tra trên ruộng lạc Nghi Lộc, Nghệ An, vụ lạc xuân 2012 (bảng 3.1) cho thấy hiện tượng ngoại ký sinh của ong Sympiesis sp1. trên sâu cuốn lá đầu đen bắt đầu xuất hiện khi cây lạc ra hoa (43 NSG) với tỷ lệ 6,59%. Tỷ lệ này tăng lên theo GĐST của cây lạc và đạt đỉnh thứ nhất vào giai đoạn cây lạc đâm tia mạnh với tỷ lệ 52,4% (64 NSG), sau đó tỷ lệ ký sinh giảm xuống ở giai đoạn cây lạc hình thành quả non, nhưng rồi lại tăng lên và đạt đỉnh thứ hai cao hơn đỉnh thứ nhất vào thời kỳ cây lạc hạt chắc với tỷ lệ 65,58% (85 NSG). Điều này phù hợp với quy luật tích lũy số lượng. Đáng chú ý là hai đỉnh này diễn ra vào hai thời kỳ rất quan trọng đối với việc quyết định năng suất cây lạc, vì vậy tỷ lệ ký sinh cao trên sâu cuốn lá tại hai thời điểm này rất có ý nghĩa cho việc hạn chế sâu cuốn lá đảm bảo sự phát triển tốt của cây lạc.