1) Đặc điểm hình thá
1.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng ở Việt Nam 1 Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc
1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc
Theo kết quả điều tra côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2 năm 1967 – 1968 đã thống kê được trên cây lạc có tất cả 149 loài sâu thuộc 43 họ của 7 bộ bao gồm 57 loài có hại, 4 loài có ích, 88 loài chưa rõ có ích hay có hại (Viện BVTV, 1976) [45]. Trong số 57 loài có hại có 5 loài quan trọng là dế mèn lớn (Brachytrupes
portentosus Licht), rệp muội hại lạc, bọ xít (Creontrades gosipii Hsiao), sâu đục quả
(Maruca testulatis Geyer), sâu cuốn lá. (Đặng Trần Phú và nnk, 1977) [25].
Nghiên cứu trên sinh quần ruộng lạc ở vùng Hà Nội đã xác định được 21 loài thường xuất hiện gây hại trong đó có 10 loài gây tổn thất về kinh tế, phá hại nhiều hơn cả là bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh, sâu xám (Lương Minh Khôi và nnk, 1990) [16].
Các nghiên cứu cho thấy, cây lạc bị nhiều loài sâu gây hại như sâu xám, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá,… (Nguyễn Thị Đào, 1998) [9]. Trong đó, sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) và sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) là các
đối tượng gây hại nghiêm trọng nhất trên cây lạc ở nước ta. Chúng có thể gây hại từ 70 – 81% diện tích lá, làm giảm tới 18,0% năng suất lạc và đã phát triển thành dịch hại lạc ở nhiều vùng trồng lạc. (Phạm Thị Vượng và nnk, 1996; Đặng Trần Phú và nnk, 1997). [25], [39].
Tại Hà Tĩnh, tác giả Nguyễn Đức Khánh (2002) [14] cho biết, trong 36 loài sâu hại thu được trên lạc thì chỉ có 4 loài gây hại chính là sâu đục quả đậu đỗ
(Maruca testulalis), sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus), sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu xanh (H. armigera).
Trong vụ lạc xuân tại Thanh Hoá, Lê Văn Ninh (2002) [24] đã ghi nhận 24 loài sâu hại lạc, trong đó sâu xám (Agrotis ypsilon) gây hại chính ở thời kỳ cây con, ở các giai đoạn sau thì sâu cuốn lá, sâu khoang, sâu xanh là những loài gây hại nặng hơn cả.
Các tác giả Bùi Công Hiển và Trần Huy Thọ (2003) [11] cho biết, ở nước ta nhóm sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu đục quả thường có mật độ cao và gây hại nặng từ khi cây lạc có 4 lá lớn tới khi ra hoa và quả chắc.
Trong vụ lạc xuân năm 2006 tại Nghi Ân - Nghi Lộc, Trịnh Thạch Lam (2006) [17] đã thu thập được 10 loài sâu bộ cánh vảy, trong đó sâu khoang
(Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu đục quả đậu rau (Maruca
testulalis), sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) là những loài sâu gây hại lớn.
Kết quả nghiên cứu trong 2 năm 2006 – 2007 của Trịnh Thị Hồng [13] cho thấy có 17 loài sâu cánh vảy gây hại lạc, các loài gây hại chính là sâu khoang
(Spodoptera litura) và sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus)
Theo Hoàng Thị Bích Thảo (2008) [33], có 5 loài sâu cuốn lá thuộc 2 họ là Pyralidae và Tortricidae. Trong đó sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) xuất hiện với mật độ cao nhất và gây hại mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm sâu cuốn lá Archips asiaticus xuất hiện 15 NSG cho đến khi thu hoạch, chúng biến động và đạt 2 đỉnh cao trong một vụ, đỉnh cao thứ nhất vào giai đoạn 64 NSG (8,8 con/m2 ), đỉnh cao thứ 2 vào giai đoạn 78 NSG (9,8 con/m2 )
Trong vụ lạc xuân 2010 tại Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An, Lê Thị Lệ [23] đã thu thập được 5 loài sâu cuốn lá hại lạc thuộc 2 họ là họ Pyralidae và họ Tortricidae. Trong đó sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus) xuất hiện và gây hại nhiều nhất trên cây lạc và ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của ruộng lạc, mật độ đạt 2 đỉnh cao trong một vụ vào giai đoạn bắt đầu đâm tia (57 NSG) với mật độ 8,4con/m2 và giai đoạn hình thành hạt (78 NSG) với mật độ 9,6 con/m2.