Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giới 1 Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae) ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus Walsingham ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An (Trang 26)

1) Đặc điểm hình thá

1.2.1.Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng trên thế giới 1 Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc

1.2.1.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc

Theo Wynnigor (1962), ở vùng nhiệt đới cây lạc bị 37 loài sâu hại bao gồm ở rễ, củ, thân cây, lá, hoa và hạt giống. Thiệt hại do sâu làm sản lượng giảm 17,2 %, do bệnh giảm 11,5% và do cỏ dại giảm 11,8% (dẫn theo Lương Minh Khôi và nnk, 1989 - 1990) [16]

Smith và Barfield (1982) [47] đã thống kê danh mục sâu hại lạc gồm 360 loài ở các vùng trồng lạc khác nhau trên thế giới. Trong đó bộ cánh vảy (Lepidoptera) có 60 loài.

Các tác giả Hill và Waller (1985) [58] cho rằng, ở vùng nhiệt đới có 8 loài sâu hại chính và 40 loài gây hại thứ yếu. Những loài đặc biệt nguy hiểm như loài: rệp đen

(Aphis craccivora Koch), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.), sâu xám (Agrotis

ypsilon Rott), sâu xanh (Hellicoverpa armigera Hubner), ban miêu (Epicauta

impresicornic Pic), sâu cuốn lá lạc đầu đen (Archips asiaticus Walsingham ).

Tại Ấn Độ theo Amin (1988) có tới 2500 loài rầy xanh phá hoại trên hầu hết tất cả các cây trồng, trong đó có nhiều loài hại lạc. Tại Ấn Độ, loài (Empoasca kerri

Pruthi) là loài sâu hại lạc quan trọng, còn ở Mỹ thì loài rầy xanh (E. fabae Harris) là loài gây hại có vai trò kinh tế cho các vùng trồng lạc ở phía Nam. Ở Châu Phi loài (

E. dolichi Paoli), còn các vùng trồng lạc Đông – Nam Châu Á thì rầy xanh (Orosius

argentatus) là loài có vai trò quan trọng bởi chính nó là véc tơ truyền các bệnh virus

trên lạc (Dẫn theo Phạm Thị Vượng) [30].

Tác giả Ching Tieng Tseng (1991) [54] nghiên cứu tại Trung Quốc cho biết, các loài sâu cánh vảy ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất lạc bao gồm sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Helicoverpa armigera), sâu keo da láng

(Spodoptera exiuga). Tổng giá trị phòng trừ các loài sâu này ước tính khoảng 5 tỷ

nhân dân tệ

1.2.1.2.Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Thompson (1946) [48] thì loài sâu hại lạc spodoptera có 10 loài ký sinh thuộc bộ hai cánh, 7 loài thuộc bộ cánh màng, họ Ichneumonide 2 loài, họ Eulophidea 1 loài, họ Trichogrammatidea 1 loài.

Smith và Barfield (1982) [47] nghiên cứu tác nhân gây chết của loài sâu xanh

(Heliothis virescen) vùng Đông Nam nước Mỹ. Kết quả cho thấy có từ 3-83% trứng

của các loài sâu trên bị loài ong mắt đỏ (Trichogramma sp) ký sinh, các loài ký sinh sâu non(Microplitis croceipes, Eucelatoria armigera) và virus Nuclear polyhedrosis

đã làm giảm mật độ sâu xanh hại lạc xuống dưới ngưỡng gây hại kinh tế

Theo Ranga Rao and Shanower (1988) [52], thành phần thiên địch của sâu hại lạc vùng Andhra Pradesh (Ấn Độ) thu được 67 loài, trong đó có 23 loài côn trùng ký sinh. Riêng trên sâu cuốn lá tìm thấy 4 loài.

Kết quả nghiên cứu của Hryeң TxuҸar (1992) cho thấy: Trong 34 loài sâu hại đậu tương ở vùng Krasnoda (Liên Xô cũ) có 17 loài bắt mồi, ăn thịt và 17 loài ký sinh chúng làm mật độ sâu cuốn lá giảm 20 – 25 % trong hai năm 1990 – 1991 (dẫn theo Đặng Thị Dung) .[7]

Waterhouse (1993) [50] cho biết, ở Ấn Độ loài sâu xanh (H. armigera) bị 37 loài ký sinh, trong đó 8 loài có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng. Ở Châu Phi, sâu xanh bị 23 loài ký sinh tấn công, trong đó 20 loài thuộc bộ cánh màng, 3 loài thuộc bộ 2 cánh, sâu khoang bị 46 loài ký sinh trong đó 36 loài thuộc bộ cánh màng và 10 loài thuộc bộ 2 cánh.

Nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc Ranga Rao và Winghtman (1993) [49] đã xác định được 48 loài ăn thịt, 71 loài ký sinh, 25 loài tuyến sinh trùng và vi sinh vật gây bệnh.

AnaC.Y, luisA.F (2003) [61] nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh sản và tuổi thọ của ong E. ronnai để nhân nuôi, lây thả phòng trừ sâu hại.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae) ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus Walsingham ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An (Trang 26)