Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae) ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus Walsingham ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An (Trang 30)

1) Đặc điểm hình thá

1.2.2.2.Tình hình nghiên cứu thiên địch của sâu hại lạc

Ở Việt Nam, trong những năm qua thiên địch của sâu hại lạc đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu như Lê Văn Thuyết và nnk (1993), Phạm Thị Vượng (1996), Trần Ngọc Lân (2000), Nguyễn Thị Thanh (2002), Nguyễn Thị Hiếu (2004)… Tuy nhiên đa số các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ điều tra thành phần loài của một đối tượng sâu hại cụ thể, mà chưa đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh thái, nhân nuôi lây thả chúng vào tự nhiên

Kết quả điều tra thành phần côn trùng ký sinh từ năm 1981 - 1995 trên lúa, lạc, ngô, bông, đậu tương ở hơn 20 tỉnh thành phố trong cả nước đã thu được 175 loài thuộc 88 giống, 19 họ. Trong đó ký sinh sâu khoang có 1 loài, ký sinh sâu cuốn lá 7 loài [20].

Điều tra thiên địch ăn thịt ký sinh trên sâu hại lạc ở Hà Bắc và Nghệ Tĩnh trong 2 năm 1991-1992, Lê Văn Thuyết và nnk (1993) [36] đã thu thập được 15 loài nhện và một loài bọ rùa, 2 loài ong ký sinh trứng, 1 loài ruồi và một số loài động vật trên sâu non của một số sâu hại như rệp, bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu xanh nhưng chưa định được tên khoa học.

Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Vượng và nnk (2000) [40], thành phần thiên địch của sâu hại lạc khá phong phú. Trên một số loài sâu hại như sâu xanh, sâu khoang và sâu cuốn lá lạc ở một số vùng trồng lạc phía bắc đã thu được 16 loài ký sinh.

Ở Nghệ An, Trần Ngọc Lân và nnk (2002) [18] đã điều tra trên sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu, Nghi Lộc - Nghệ An vào hai vụ lạc năm 2001 đã thu thập được 5 loài côn trùng ký sinh, 23 loài chân khớp ăn thịt trên đối tượng sâu khoang.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2002) [31] có 20 loài côn trùng ký sinh thuộc 6 họ của 2 bộ trên sâu hại lạc, trong đó họ Braconidae có số lượng loài lớn nhất (8 loài).

Tại Hà Tĩnh, Nguyễn Đức Khánh (2002) [14] cho biết, trên sâu hại lạc có 13 loài thiên địch trong đó có 2 loài ong ký sinh, 4 loài còn lại thuộc nhóm vi sinh vật ký sinh .

Nguyễn Thị Hiếu (2004) [12] nghiên cứu trên lạc tại Diễn Châu Nghệ An, đã tìm thấy 24 loài ký sinh, đã định loại được 22 loài. Trong số 22 loài, có 6 loài ký sinh trên 2 loại vật chủ, còn lại ký sinh trên một loại vật chủ, 19 loài ký sinh pha sâu non, 3 loài ký sinh nhộng, 13 loài ký sinh đơn, 8 loài ký sinh tập đoàn, 1 loài ký sinh đa phôi.

Trịnh Thạch Lam [17], trên sâu hại lạc vụ xuân 2006, tìm thấy 14 loài côn trùng ký sinh thuộc 6 họ của bộ cánh màng, loài có tỷ lệ ký sinh cao nhất là

Microplitis manilae.

Trịnh Thị Hồng (2007) [13] nghiên cứu trên lạc tại Nghi Lộc – Nghệ An đã tìm thấy 20 loài côn trùng ký sinh trên sâu cuốn lá Archips asiaticus, có 15 loài ký sinh pha sâu non, 2 loài ký sinh trứng, 3 loài ký sinh nhộng.

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Euplacrus

sp1. ngoại ký sinh sâu khoang của Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Thuý, Vũ Quang Côn (2008) [6], trong điều kiện nhiệt độ trung bình 280C, 73%RH, vòng đời của ong là 11,12 ± 0,402 ngày.

Theo kết quả điều tra của Hoàng Thị Bích Thảo (2008) [33] trên sâu cuốn lá hại lạc tại Nghi lộc, đã xác định được 50 loài côn trùng ký sinh thuộc 9 họ của 2 bộ. Sâu cuốn lá đầu đen Archips asiaticus có tỉ lệ ký sinh cao nhất với 44 loài (chiếm 88%). Có 25 loài lần đầu tiên được ghi nhận vào danh mục côn trùng ký sinh sâu cuốn lá hại lạc ở Nghệ An, trong đó có ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1. Đáng chú ý là ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1. lần đầu tiên được ghi nhận vào danh mục côn trùng ký sinh sâu cuốn lá hại lạc ở Nghệ An nhưng lại chiếm tỷ lệ ký sinh cao nhất với 16,54%.

Lê Thị Lệ (2010) [23] nghiên cứu trên lạc tại xã Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An cho thấy trong các loài sâu cuốn lá hại lạc thì sâu cuốn lá đầu đen Archips

asiaticus có tập hợp ký sinh đa dạng nhất, với 15 loài ký sinh, trong đó các loài ký

sinh chủ yếu là Sympiesis sp1., Sympiesis sp2., Oomyzus sp1., Oomyzus sp2.,

Oomyzus sp3., đây là lực lượng chính trong việc hạn chế sự phát triển của sâu cuốn

lá đầu đen trên sinh quần ruộng lạc. Trong đó ong ngoại ký sinh Sympiesis sp1. là loài ký sinh quan trọng và có ý nghĩa trong việc hạn chế số lượng loài sâu hại này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Sympiesis sp1. (Hymenoptera: Eulophidae) ngoại ký sinh sâu cuốn lá lạc đầu đen Archips asiaticus Walsingham ở huyện Nghi Lộc, Nghệ An (Trang 30)