Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến giá thành điện

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty phát điện 2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 70)

4.4.2.1. Nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan làm tăng giá thành điện nhiều nhất theo phân tích ở

trên là: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố đinh.

- Chi phí nguyên nhiên vật liệu: trong những năm gần đây giá dầu liên tục tăng làm ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất điện, do đó việc hạch toán đúng, đủ chi phí nguyên nhiên vật liệu không những đảm bảo việc tính

giá thành chính xác mà còn thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí nhiên liệu từ

có những biện pháp tiết kiệm thích hợp.

- Cần quản lý tốt khâu thu mua nhiên liệu như khâu kiểm tra mẫu dầu và

khâu đo lượng dầu cần chính xác, đầy đủ. Vì nếu kiểm tra mẫu dầu không

chính xác, dầu không đạt chuẩn sẽ làm giảm tuổi thọ máy móc thiết gây thiệt

hại về tài sản cũng như tăng chi phí điện. Khâu đo đạt số lượng dầu rất quan

- Ngoài việc kiểm soát tốt khâu thu mua nhiên liệu thì cũng cần quản lý,

giám sát chặt chẽ khâu vận hành máy móc, khâu vận hành máy móc cần tận

dụng tối đa nhiệt trị của dầu, không để xảy ra tình trạng lãng phí dầu nhằm

giảm suất tiêu hao nhiên liệu và góp phần giảm giá thành.

- Chi phí nhân công: thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty ngày càng tăng, năm 2012 lương bình quân của công nhân viên trong công ty là 13,7 triệu đồng. Khi chi phí nhân công tăng sẽ làm cho giá thành sản xuất tăng. Muốn giảm được giá thành sản xuất thì công ty phải tăng sản lượng điện

sản xuất, để làm được điều này đòi hỏi nhân viên phải có tay nghề cao, làm việc hiệu quả. Bố trí nhân sự hợp lý tránh lãng phí công.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong

tổng giá thành sản xuất điện năng và ít biến động, để giảm giá thành thì công ty cũng phải tăng sản lượng điện để tận dụng tối đa hiệu suất làm việc.

- Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định: là khoản chi phí bắt buộc đối với công ty và được lên kế hoạch trích trước, do vậy việc tăng hay giảm chi phí

sửa chữa lớn tùy vào tay nghề công nên công ty cần tuyển nhân viên kinh nghiệm nhiều, tay nghề cao.

4.3.2.2 Nhân tố khách quan

Sản lượng điện sản xuất không do công ty quyết định mà công ty hoạt động theo sự điều động của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

Do dầu là nguyên liệu đầu vào chính của ngành điện nên biến động của

giá dầu có khả năng gây biến động giá cả của điện và các hàng hóa dịch vụ

khác trong nền kinh tế. Giá cả xăng dầu trong nước chịu sự chi phối của giá cả

thế giới cùng với những diễn biến phức tạp khi các bất ổn chính trị vẫn đang

bùng phát ở nhiều nước và tình hình cạn kiệt nhiên liệu trên thế giới.

Tài sản cố định, máy móc thiết bị của ngành điện có giá trị rất lớn mà nhiều thiết bị trong nước chưa có nên phải nhập từ nước ngoài về làm tăng chi

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP 5.1. NHẬN XÉT

5.1.1. Ưu điểm

Tổng công ty phát điện 2 là công ty nhà nước với quy mô lớn với nguồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân lực trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm, đã giúp công ty ngày ngày phát triển, mở rộng quy mô, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất điện của Tập đoàn

điện lực Việt Nam giao.

Về công tác tài chính - kế toán, ngoài việc áp dụng theo những chuẩn

mực kế toán và những thông tư của Bộ tài chính thì công ty còn áp dụng theo

chuẩn mực kế toán riêng của Tập đoàn điện lực Việt Nam đã được Bộ tài chính chấp thuận dựa trên những đặc điểm riêng của ngành điện giúp cho công tác kế toán được tiến hành rất khoa học, gọn nhẹ.Kế toán trưởng là người có chuyên môn và năng lực quản lý nên tổ chức rất tốt bộ máy kế toán của công

ty, mỗi nhân viên kế toán đều được phân công nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn và yêu cầu của công việc. Công tác kế toán ngày càng gọn nhẹ hơn nhờ các chương trình kế toán được liên kết với nhau trên hệ thống máy vi tính.

Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chung rất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, giúp cho công tác ghi chép dễ hiểu, dễ kiểm tra.

Khâu tổ chức hệ thống chứng từ và lưu chuyển chứng từ: việc tổ chức hệ

thống chứng từ kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tập

hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo đúng mẫu biểu chứng từ của Bộ tài chính, các chứng từ được lưu chuyển hợp lý để ghi sổ

kế toán. Việc tổ chức tốt hệ thống chứng từ kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi

cho việc hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất

Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm điện gọn nhẹ hơn

do công ty không sử dụng 2 tài khoản 621 và tài khoản 622, chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp hạch toán thẳng vào tài khoản 154.

Công ty có lập kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định giúp cho công tác tính giá thành chính xác hơn và giảm biến động giá thành.

5.1.2. Nhược điểm

* Đối với công tác hạch toán kế toán

- Hạch toán vào giá thành điện những khoản không hợp lý như: các

khoản trích khấu hao tài sản cố đinh (văn phòng công ty, nhà gác cổng chính, chi phí làm đường vào công ty), chi phí vật liệu công cụ ở ban kế hoạch, chi

phí lãi vay, chênh lệch tỷ giá.

- Chi phí công cụ dụng cụ ở phân xưởng chỉ phân bổ 1 lần vào thời điểm

xuất kho công cụ dụng cụ cho phân xưởng, khiến cho giá điện biến động bất thường, thiếu chính xác, cần phân bổ chi phí công cụ dụng ở phân xưởng để

giá thành hợp lý hơn.

- Về khâu xuất nguyên vật liệu cho sản xuất điện, theo lưu đồ 4.2 ta thấy

phiếu xuất kho vật tư giao cho kế toán vật tư để kế toán vật tư vào sổ. Lưu

chuyển chứng từ như vậy sẽ làm cho khâu quản lý vật tư kém hiệu quả và chặt

chẽ. Khi trưởng phòng của bộ phận có nhu cầu ký nhận phiếu yêu cầu cấp vật tư thì nên giao phiếu yêu cầu cấp vật tư cho kế toán vật tư trước, sau khi kế

toán vật tư kiểm tra xác nhận thì mới giao lại cho thủ kho xuất vật tư. Vì kế

toán vật tư là người nắm rõ nhất nhu cầu vật tư ở từng bộ phận nhằm kiểm

soát chặt chẽ khâu nhập xuất để tránh sai sót, lãng phí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đối với các yếu tốảnh hưởng đến giá thành

- Sản lượng ảnh hưởng nhiều đến giá thành điện nhưng sản lượng điện tăng giảm là do sự điều độ của Tập đoàn điện lực Việt Nam.

- Dầu là nhiên liệu chính để sản xuất điện nhưng lại rất khó để dự trù sự

biến động giá cả của nhiên liệu đầu vào này bởi giá cả xăng dầu phụ thuộc vào tình hình thế giới cũng như việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

Giá dầu biến động theo chiều hướng tăng trong những năm gần đây ảnh hưởng

lớn đến giá thành điện.

- Các khoản chi phí vật liệu phụ, chi phí mua ngoài khác của công ty thường mua cố định ở một nhà cung cấp, ít tham khảo giá cả thị trường để

chọn những nhà cung cấp giá cả rẻ nhất,chất lượng tốt.

- Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản chi phí ít biến động mặc dù nhà máy hoạt động ít và sản lượng thấp vì đây là lực lượng nhân sự rất cần thiết

phòng khi khô hạn thiếu nước sản lượng thủy điện thấp phải huy động điện

chạy dầu của các nhà máy nhiệt điện.

5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

5.2.1. Về hoạt động sản xuất kinh doanh

- Một số biện pháp giảm giá thành tại công ty:

+ Giảm chi phí nhiên liệu bằng cách tận dụng tối đa nhiệt trị của dầu,

giảm xuất tiêu hao nhiên liệu, không để tình trạng dầu chưa cháy hết đã đưa ra

ngoài.

+ Đầu tư sửa chữa và nâng cấp tài sản cố định quan trọng phục vụ trực

tiếp cho quá trình sản xuất điện đã bị lỗi thời và lạc hậu không còn phát huy

được hết công suất như thiết kế nữa, để quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.

+ Quản lý tốt khâu thu mua nhiên liệu vì quá trình kiểm tra chất lượng,

số lượng dầu của người bán giao ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào và chất lượng dầu ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy móc thiết bị.

+ Tích cực chủ động tìm kiếm và quan hệ tốt với nhiều nhà cung cấp

nhiên liệu, nguyên vật liệu để tránh nhầm lẫn về giá cũng như chất lượng gây

tiêu hao nguyên nhiên vật liệu làm tăng giá thành.

+ Về chi phí nhân công: cần điều chỉnh lại khâu tổ chức nhân sự cho hợp

lý. Sắp xếp nhân viên theo đúng vị trí trình độ, tránh trường hợp vị trí đó chỉ

cần trình độ trung cấp mà lại bố trí trình độ đại học đảm nhiệm, hoặc một nhân viên đang nhận mức lương bậc cao đẳng nhưng khi nhân viên đó có bằng đại

học thì được sắp vào mức lương đại học. Đó là những điểm bất hợp lý làm lãng phí chi phí, tăng giá thành điện.

5.2.2. Về tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đặc điểm kế toán chi phí và tính giá thành của công ty không theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp trên các tài

khoản theo quy định là 621 và 622, mà tất cả đều được tập hợp vào TK 154.

Để quá trình hạch toán được thuận tiện và hiệu quả thì vẫn nên tập hợp chi phí

nguyên vật liệu trực tiếp vào TK 621, chi phí nhân công trực tiếp vào TK 622, và mở tiểu khoản cho các tài khoản này để theo dõi chi tiết.

Chi phí công cụ dụng cụ khi mua về sử dụng cho phân xưởng sản xuất

thì kế toán chỉ phân bổ 1 lần duy nhất khi đưa vào sử dụng, làm cho giá thành

tháng đó đột biến và không chính xác nữa, cần phải tiến hành phân bổ công cụ

dụng cụ để giá thành được hợp lý.

Trích khấu hao tài sản cố định vào TK 627 những khoản không hợp lý như: khấu hao văn phòng công ty, nhà gác cổng chính, chi phí làm đường vào công ty. Các khoản chi phí khấu hao này phải hạch toán vào TK 642.

Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ của ban kế hoạch hạch toán vào TK 627 là không hợp lý. Vì ban kế hoạch không phải là phân xưởng sản xuất,

nhiệm vụ của ban kế hoạch là tham mưu cho chủ tịch và tổng giám đốc về các

kế hoach và chiến lược của công ty, khoản chi phí này nên đưa vào chi phí

quản lý doanh nghiệp TK 642.

Chi phí lãi vay và chênh lệch tỷ giá hạch toán vào giá thành điện là không hợp lý, các khoản này phải hạch toán vào TK 635.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Ngành điện là một trong những ngành quan trọng của bất kỳ một quốc gia nào. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh

tế, mà trong đó điện năng là loại năng lượng được sử dụng chiếm tỷ trọng cao.

Sự tăng hay giảm giá bán của điện ảnh hưởng rất lớn đến giá cả thị trường. Vì vậy cần tính chính xác giá thành để biết chính xác nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành biến động, giúp nhà quản lý tìm ra các giải pháp tiết kiệm chi

phí góp phần ổn định nền kinh tế.

Công ty rất quan tâm đến cuộc sống của công nhân viên thể hiện mức lương bình quân của nhân viên hàng năm luôn tăng, xây dựng cư xá cho nhân

viên ở. Đặc biệt, sự quan tâm hàng đầu của công ty là sự an toàn lao động của nhân viên, hàng năm công ty có tổ chức thi an toàn lao động cho toàn thể công

nhân viên.

Qua thời gian thực tập tại công ty nhận thấy được công ty đang trên đà

phát triển, quy mô ngày một lớn. Cơ quan có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, kỹ sư,

công nhân lành nghề nhiều kinh nghiệm và có các phương tiện, thiết bị phục

vụ sửa chữa, bảo dưỡng hiện đại đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất

kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian qua.

6.2. KIẾN NGHỊ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2.1. Đối với các cơ quan ban ngành

- Tuyên truyền rộng rãi TT 19/2013/TT-BTC quy định về giá bán điện cho người dân nhằm hạn chế sử dụng điện vào các giờ có giá thành cao, khuyến khích sử dụng vào các giờ có giá thành thấp.

- Hướng dẫn các đơn vị sản xuất kinh doanh xây dựng các quy chế, quy định trong quản lý, sử dụng chi tiết hệ thống tiêu thụ điện để giảm chi phí điện, giúp tăng lợi nhuận.

- Điện là một trong những ngành nghề tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao do tính chất phức tạp và nguy hiểm, cần đưa ra những giải pháp

nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác an toàn lao động trong ngành

điện để ngăn ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động.

6.2.1. Đối với nhà nước

- Ban hành quy định giá bán điện hợp lý để giá điện bù đắp được các

khoản chi phí hợp lý nhằm khuyến khích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội.

- Có những biện pháp điều hành giá để thúc đẩy sản xuất, bảo vệ người

tiêu dùng.

- Thực hiện tốt công tác thu thập, phân tích, dự báo giá cả thị trường thế

giới và trong nước.

- Cần có những cơ chế chính sách khuyến khích, ưu tiên các nhà thầu trong nước tham gia các dự án điện để tận dụng nguồn lao động trong nước.

- Cần hỗ trợ, ưu tiên giải quyết các dự án huy động vốn cho phát triển điện lực để giải quyết các khó khăn về vay vốn, bảo lãnh vốn vay và các thủ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chế độ kế toán doanh nghiệp, 2010, Nhà xuất bản Giao thông vận tải 2. ThS.Bùi Văn Trường, 2012. Kế toán chi phí. Trường Đại học kinh tế

TP.HCM, khoa kế toán – kiểm toán.

3. ThS.Trần Quốc Dũng, 2012. Bài giảng kế toán tài chính. Trường Đại

học Cần Thơ, Bộ môn kế toán – kiểm toán.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu cấp vật tư.

Phụ lục 2: Hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng.

Phụ lục 1

PHIẾU XUẤT KHO, PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ

(Ban hành kèm theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 31/12/2002của BTC)

1.1. Phiếu yêu cầu cấp vật tư và phiếu xuất kho ngày 3/06/2013

PHIẾU YÊU CẦU CẤP VẬT TƯ

Đơn vị yêu cầu: PX vận hành Số phiếu xuất: 05 /Ngày: 3/06/2013 Ngày yêu cầu: 3/06/2013 Xuất tại kho: kho công cụ dụng cụ

Người nhận Tổ trưởng sản xuất Đơn vị trưởng Ban kế hoạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU XUẤT KHO Số: 05 Ngày lập phiếu: 03/6/2013 Nợ: 6273

Có: 153

Người nhận : Phạm Minh Trí Địa chỉ: PX vận hành Lý do xuất: Trang bị bảo hộ lao động năm 2013

Xuất tại kho: kho công cụ dụng cụ

Số lượng

STT Mã VT Tên, nhãn hiệu,

quy cách vật tư ĐVT Yêu

cầu

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty phát điện 2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 70)