đầu năm 2011, 2012, 2013
Ta tiếp tục đi vào phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 06 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 để nắm rõ hơn tình hình kinh doanh gần đây của công ty.
Bảng 3.2 Khát quát về hoạt động kinh doanh của Công ty trong 06 tháng
đầu năm 2011, 2012, 2013
ĐVT: triệu đồng
6 tháng đầu năm Chênh lệch
2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 1.991.987 598.996 303.571 -1.392.991 -69,9 -295.424 -49,3 Các khoản giảm trừ - - - -
Doanh thu thuần 1.991.987 598.996 303.571 -1.392.991 -69,9 -295.424 -49,3 Giá vốn hàng bán 1.897.162 355.173 187.356 -1.541.989 -81,3 -167.816 -47,3 Lợi nhuận gộp 94.824 243.823 116.215 148.998 157,1 -127.607 -52,3 Doanh thu HĐTC 2.300 3.897 2.003 1.597 69,4 -1.894 -48,6 Chi phí tài chính 109.889 283.896 150.752 174.006 158,4 -133.144 -46,9 Chi phí bán hàng - - - - Chi phí QLDN 11.523 15.383 9.625 3.859 33,5 -5.758 -37,4 LN thuần từ HĐKD -24.288 -51.559 -42.159 -27.271 -112,3 9.399 18,2 Thu nhập khác 273 155 102 -118 -43,2 -52 -33,8 Chi phí khác 244 25 29 -219 -89,7 4 15,5 Lợi nhuận khác 29 130.284 73.824 101 348,4 -56 -43,3 Tổng LNKTTT -24.259 -51.429 -42.085 -27.170 -111,9 9.343 18,2 Chi phí thuế TNDN - - - - LN sau thuế TNDN -24.259 -51.429 -42.085 -27.170 -111,9 9.343 18,2
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty phát điện 2 trong 06
tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
Trong 06 tháng đầu của 3 năm 2011, 2012, 2013, hình hình sản xuất kinh doanh của công ty luôn ở mức sản xuất cầm chừng, tổng doanh thu liên tục
giảm cao nhất là 06 tháng đầu năm 2012 giảm 69,9% so với năm 2011 tương ứng 1.392.991 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận sau thuế luôn lỗ do chi phí giá vốn hàng bán quá lớn, năm 2012 giá vốn hàng bán chiếm hơn 95% trong tổng doanh thu thuần, năm 2012 là 59% và năm 2013 là 62%. Chi phí tài chính cao gây khó khăn cho tình hình tài chính của Công ty, trong chi phí tài chính phần lớn là chi phí lãi vay.
Chi phí khác của công ty giảm mạnh tương ứng với khoản thu nhập khác
so với năm 2011, nguyên nhân do các hoạt động dịch vụ của công ty giảm như
dịch vụ sửa chữa, bảo trì, thí nghiệm điện hóa giảm mạnh.
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY
3.5.1. Thuận lợi
- Tổng công ty phát điện 2 ngày càng phát triển vững mạnh, điều này
được chứng minh qua sản lượng điện ngày càng tăng vì điện là một nhu cầu
không thể thiếu được trong sinh hoạt hàng ngày của con người và cho nền sản
xuất của quốc gia. Điện năng quyết định phần lớn đến sự phát triển của đất nước bởi vì muốn đánh giá một quốc gia có phát triển hay không người ta đánh giá nền công nghiệp của quốc gia đó, mà muốn phát triển công nghiệp thì phải có điện năng. Đảng ta đã từng nhận định:“Muốn phát triển nền kinh tế,
chúng ta phải công nghiệp hoá, điện khí hoá nông thôn”.
- Trình độ của cán bộ công nhân viên ngày càng cao do ban lãnh đạo
công ty đã quan tâm sâu sát đến việc nâng cao kiến thức và tay nghề cho anh
chị em trong công ty.
- Thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng, công ty liên tục
nhận được nhiều bằng khen Tập đoàn Điện lực Việt nam về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và các bằng khen do Thành phố Cần Thơ trao
tặng.
- Ban lãnh đạo Tổng công ty sáng suốt, nhạy bén trong việc nắm bắt nhanh các nhu cầu cần thiết trên thị trường để từ đó có kế hoạch sản xuất và kinh doanh kịp thời, phù hợp nên công ty ngày càng lớn mạnh trong việc sản
xuất kinh doanh điện năng và các loại hình dịch vụ khác và vị trí của công ty
trong ngành càng được nâng cao.
3.5.2. Khó khăn
- Công việc sản xuất điện cần những máy móc thiết bị đặc thù, những
phụ tùng thay thế không có bán sẵn trên thị trường, khi máy móc hư hỏng phải đặt mua từ nước ngoài tốn rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, để đảm bảo
cho máy móc hoạt động tốt và sẵn sàng đáp ứng khi được huy động, Tổng
công ty phải dự trữ một số thiết bị vật tư chiến lược quan trọng phòng khi có sự cố bất thường xãy ra có thể thay thế kịp thời. Những thiết bị này có giá trị
rất lớn vì vậy giá trị hàng tồn kho của công ty rất cao, điều này ảnh hưởng rất
lớn đến tình hình tài chính của công ty.
- Sản xuất điện là một trong những ngành sản xuất đặc biệt, sản lượng
sản xuất do Tập đoàn điện lực Việt Nam quyết định dưới sự điều động của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia, điều đó cũng có nghĩa là hoạt động
tài chính của công ty cũng phụ thuộc phần lớn vào việc huy động sản xuất
này.
- Sản xuất điện, nguyên vật liệu chính là dầu Diesel (DO) để dùng cho các tổ máy tua bin khí và dầu Mazut (FO) để dùng cho máy nhiệt điện. Vì vậy
dầu là yếu tố vô cùng cần thiết để cho sản xuất điện của Tổng công ty được
liên tục, chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành, các loại dầu này được các công ty xăng dầu như: Petrolimex, xăng dầu Hàng không, Petechim, Xăng dầu Tây
thụ nhiên liệu của Công ty là rất lớn. Hiện nay trên thị trường thế giới cũng như trong nước, giá nhiên liệu cứ liên tục tăng cao làm ảnh hưởng rất lớn đến
giá thành của sản xuất điện, đây là một nguyên nhân không dễ khắc phục để
hạ giá thành, nhưng ngược lại, giá bán điện ra là do Nhà nước qui định.
3.5.3. Phương hướng phát triển của Tổng công ty
Trong thời gian qua về công tác sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty
đã đạt được những kết quả tương đối tốt theo kế hoạch của Tập đoàn Điện lực
Việt nam nói chung và của công ty nói riêng đề ra. Công ty đã thực hiện giảm được đáng kể về giá thành sản xuất của mỗi Kw/h điện so với kế hoạch được
giao. Để có thể làm tốt hơn nữa công tác sản xuất và kinh doanh, trong thời
gian tới Công ty đề ra các phương hướng sau:
- Đối với công tác quản lý sản xuất: tăng cường hơn nữa công tác vận
hành, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị nhằm đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn hoạt động an toàn liên tục, kinh tế. Giảm tới mức tối thiểu các sự
cố chủ quan, đảm bảo xử lý nhanh những sự cố chủ quan. Tạo điều kiện cho
cán bộ công nhân viên học tập, nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn.
- Đối với công tác quản lý kinh doanh: tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với
khách hàng, công tác sửa chữa, bảo trì và bảo hành máy móc thiết bị sửa chữa
cho khách hàng phải chất lượng, kịp thời. Phải thực hiện đầy đủ và đúng cam
kết với các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Với phương châm chăm sóc
tốt nhu cầu của khách hàng, cũng như khẩu hiệu: “Cùng hướng tới sự thành công; thịnh vượng, hợp tác và phát triển”.Thường xuyên huấn luyện đội ngũ
cán bộ công nhân viên cấp quản lý cũng như bán hàng để nâng cao trình độ
nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong quá trình kinh doanh. - Đối với công tác quản lý tài chính: tăng cường công tác quản lý tài chính, bảo quản tốt nhằm giảm tới mức thấp nhất các chi phí sản xuất, đặc biệt
là chi phí về nhiên liệu vì chi phí nhiên liệu này chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng số chi phí giá thành.
- Đối với công tác quản lý lao động: bố trí lao động, phân công điều phối
công việc. Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện thời gian lao động tránh tình trạng
lãng công.
- Đối với công tác kế hoạch: công tác lập kế hoạch sản xuất cũng như kế
hoạch sửa chữa cần sát thực hơn dựa trên khả năng thực hiện của Công ty để
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2-CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA TỔNG CÔNG TY
4.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện
Tổng công ty phát điện 2 chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm đó là điện năng. Điện là một loại sản phẩm đặc biệt, điện không nhìn thấy, không sờ thấy được vì nó không có hình thái nhưng nó có sức mạnh rất lớn. Điện rất quan trọng và có ích cho xã hội nhưng nó cũng vô cùng nguy hiểm nếu ta không sử
dụng đúng cách. Sản phẩm điện không để tồn kho được nên được sản xuất
theo yêu cầu tiêu dùng của xã hội.
4.1.2. Quy trình sản xuất điện
Sơ đồ nhiệt chính của Tổng công ty phát điện 2.
đốt
Nguồn: phòng thí nghiệm điện hóa Tổng công ty phát điện 2
Hình 4.1 Sơ đồ nhiệt chính của quá trình sản xuất điện
* Giải thích sơ đồ nhiệt điện
Nước từ bình ngưng, được bơm nước ngưng chuyển vào bộ gia nhiệt hạ áp, sau đó nước đi lên bình khử khí để loại khí oxy ra ngoài trời. Nước từ bình khử khí qua bộ gia nhiệt cao áp để nâng nhiệt độ nước lên sau đó cấp vào lò để sinh hơi. Hơi này vào bộ quá nhiệt để tiếp tục nâng nhiệt độ lên thành hơi quá
nhiệt, sau đó theo đường hơi chính vào turbine để sinh công và làm quay trục
turbine. Turbine được đặt đồng trục với máy phát điện để sinh ra dòng điện.
Nước loại khoáng Máy phát điện Nhiên liệu Lò hơi Bao hơi Khử khí Gia nhiệt hạ áp Bình ngưng Gia nhiệt cao áp Turbine
4.2. ĐẶC ĐIỂM VỀ QUÁ TRÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH ĐIỆN TẠI TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN 2
Điện năng là sản phẩm có những nét đặc thù riêng và khác hẳn với các
sản phẩm khác về mặt sản xuất và tiêu thụ.
Điện sau khi được sản xuất ra là tiêu thụ ngay, không có sản phẩm dở
dang, không có tồn kho. Quá trình hạch toán chi phí và tính giá thành điện được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: sản xuất điện phát lưới (các nhà máy sản xuất điện), tập
hợp chi phí và tính giá thành 1 KWh điện phát lưới.
- Giai đoạn 2: truyền tải điện (Công ty truyền tải điện), tập hợp chi phí và
tính giá thành 1 KWh điện truyền tải.
- Giai đoạn 3: tiêu thụ điện (Tổng công ty điện lực Việt Nam), tập hợp chi phí và tính giá thành 1 KWh điện tiêu thụ.
Chỉ có Tập đoàn điện lực Việt Nam mới tổ chức công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất ở cả 3 giai đoạn và tính giá thành của 1 KWh điện thương
phẩm. Còn tại các nhà máy sản xuất điện thì hạch toán công đoạn (hạch toán
phụ thuộc).
Quá trình sản xuất điện tại Tổng công ty điện lực 2 thuộc giai đoạn 1, vì những đặc điểm riêng của quy trình công nghệ sản xuất điện và đặc điểm riêng về quản lý hạch toán chi phí và tính giá thành điện mà Tập đoàn điện lực Việt Nam quy định cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc: chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp hạch toán thẳng vào tài khoản 154 mà không tập hợp vào tài khoản 621 và tài khoản 622. Đối với chi phí sản xuất
chung thì vẫn hạch toán vào tài khoản 627.
4.3. KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH 4.3.1. Chứng từ và lưu đồ 4.3.1. Chứng từ và lưu đồ
4.3.1.1. Chứng từ
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn giá trị gia tăng: mẫu số 01GTKT3/001 áp dụng theo thông tư
số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013của Bộ Tài chính.
- Phiếu xuất kho: mẫu 02-VT áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 31/12/2002của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Phiếu đề nghị cấp vật tư: mẫu 18-QTTB theo chế độ kế toán của Tập đoàn điện lực Việt Nam số 8802/BTC-CĐKT ngày 2/7/2012.
* Chi phí nhân công trực tiếp
- Chứng từ sử dụng: Áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 31/12/2002của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Bảng chấm công: mẫu 01a-LĐTL.
- Phiếu chấm công làm thêm giờ: mẫu 01b-LĐTL.
- Bảng thanh toán lương: mẫu 02-LĐTL.
- Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương: mẫu 11-LĐTL.
* Chi phí sản xuất chung
Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xuất kho: mẫu 02-VT theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 31/12/2002của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Bảng thanh toán lương: mẫu 02-LĐTL theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 31/12/2002của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Bảng khấu hao tài sản cố định: mẫu số 06-TSCĐ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 31/12/2002của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Hóa đơn giá trị gia tăng các dịch vụ mua ngoài: mẫu số 01GTKT3/001
áp dụng theo thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính. - Phiếu chi: mẫu 02 – TT theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 31/12/2002của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
4.3.1.2. Lưu đồ
a) Lưu đồ xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm điện
Nguồn: Ban tài chính - kế toán Tổng công ty phát điện 2.
Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
* Giải thích:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất sẽ xác định nhu cầu
vật tư sử dụng, từ đó viết phiếu yêu cầu cấp vật tư, trình lãnh đạo duyệt.
Chuyển phiếu yêu cầu vật tư cho thủ kho. Hàng ngày để đáp ứng nhu cầu sản
xuất trực tiếp, nhiên vật liệu tại kho khi phát sinh các nghiệp vụ nhập - xuất
vật tư thủ kho lập phiếu xuất kho vật tư chuyển lên kế toán vật tư, kế toán vật tư lập bảng kê sổ chi tiết, kế toán vật tư chuyển bảng kê sổ chi tiết cho kế toán
tổng hợp vào sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản liên quan. Bộ phận có nhu cầu Trưởng phòng Thủ kho Bắt đầu Lập phiếu yêu cầu cấp vật tư
Phiếu yêu cầu vật tư
Phiếu yêu cầu vật tư Xác nhận và ký Kế toán vật tư Kế toán tổng hợp
Phiếu yêu cầu vật tư đã ký
Phiếu yêu cầu vật tư đã ký Lập phiếu xuất kho vật tư PXK 3 PXK 2 PXK 1 Xác nhận và ký PXK 3 Bảng kê sổ chi tiết Bảng kê sổ chi tiết Bảng kê nhập xuất tồn Sổ cái TK 154 Sổ chi tiết TK 154 Kết thúc
b) Lưu đồ chi phí nhân công trực tiếp
Nguồn: Ban tài chính - kế toán Tổng công ty phát điện 2.
Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp
* Giải thích:
Hàng tháng căn cứ vào chứng từ gốc như: bảng chấm công, giấy báo
làm thêm giờ do bộ phận sản xuất chuyển lên kế toán tiền lương để lập bảng thanh toán lương. Bảng thanh toán lương sau khi được lãnh đạo Công ty duyệt
chuyển kế toán thanh toán để lập phiếu chi lương và chuyển cho thủ quỹ sau
khi phiếu chi đã được lãnh đạo Công ty duyệt để chi cho nhân viên. Đồng thời
chuyển bảng thanh toán lương cho kế toán tổng hợp để hạch toán chi phí, trích
các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định và vào các sổ chi tiết, lập sổ cái các