Chức năng các phòng ban

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty phát điện 2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 31)

3.3.2.1. Chủ tịch Tổng công ty

Chủ tịch Tổng công ty phát điện 2- công ty TNHH một thành viên

(EVNGENCO 2) là người đứng đầu đại diện trực tiếp chủ sở hữu vốn nhà

nước tại EVNGENCO 2; Chủ tịch EVNGENCO 2 tổ chức thực hiện các

quyền và nghĩa vụ của hội đồng thành viên EVN tại EVNGENCO 2, có quyền

nhân danh EVNGENCO 2 thực hiện các quyền và nghĩa vụ của EVNGENCO

2; quyết định những vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện các mục

tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của EVNGENCO 2, trừ những vấn đề thuộc thẩm

quyền của Hội đồng thành viên EVN; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên EVN về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của điều lệ EVNGENCO 2 và pháp luật có liên quan.

3.3.2.2. Kiểm soát viên

Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch, Tổng giám đốc EVNGENCO 2 trong tổ chức thực hiện quyền của chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của EVNGENCO 2

Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên EVN về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.

3.3.2.3. Tổng giám đốc

Là người đứng đầu trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của

EVNGENCO 2 theo mục tiêu, kế hoạch và các chỉ thị, quyết định của Chủ

tịch EVNGENCO 2 phù hợp với điều lệ EVNGENCO 2; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch EVNGENCO 2 và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền

và nhiệm vụ được giao.

3.3.2.4. Phó tổng giám đốc

Phó Tổng giám đốc EVNGENCO 2 do Chủ tịch EVNGENCO 2 bổ

nhiệm có thời hạn không quá 05 năm sau khi được Tổng giám đốc EVN chấp

thuận bằng văn bản.

Phó Tổng giám đốc EVNGENCO 2 giúp Tổng giám đốc EVNGENCO 2

thực hiện nhiệm vụ theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc

EVNGENCO 2, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc EVNGENCO 2 và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.

3.3.2.5. Ban quản lý đần tư xây dựng

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác đầu tư xây dựng

các dự án bao gồm: lập, thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế, dự toán đầu tư xây dựng các công trình. Tham mưu về công tác quản lý tiến độ, chất lượng xây dựng các dự án nguồn điện và các dự án khác của Tổng công ty từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng cho đến khi hoàn thành đưa vài sử dụng.

3.3.2.6. Ban quản lý đấu thầu

Tham mưu về công tác quản lý đấu thầu trong lĩnh vực đầu tư mới, đầu tư xây dựng các dự án, đầu tư mua sắm vật tư thiết bị phục vụ sửa chữa lớn,

3.3.2.7. Ban quản lý dự án nhiệt điện

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác quản lý, xây

dựng đảm bảo tiến độ của các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện được chủ đầu tư giao.

3.3.2.8. Ban quản lý dự án thủy điện

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác quản lý, xây

dựng đảm bảo tiến độ của các dự án xây dựng nhà máy thủy điện được chủ đầu tư giao.

3.3.2.9. Ban tài chính kế toán

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác kinh tế, tài chính và hạch toán kế toán của Tổng công ty; công tác thu xếp vốn vay trong và

ngoài nước cho các dự án trong toàn Tổng công ty.

3.3.2.10. Ban kinh doanh thị trường điện

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về xây dựng và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh điện (chào giá trên thị trường giao ngày, kinh

doanh bán điện…), kinh doanh các dịch vụ sửa chữa và các ngành nghề đã

đăng ký kinh doanh của EVNGENCO 2.

3.3.2.11. Ban kế hoạch

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác kế hoạch hàng

năm, dài hạn, quy hoạch và chiến lược phát triển toàn diện, bao gồm tất cả các

lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty và công tác thống kê kết quả hoạt động

trong các lĩnh vực này; công tác quản lý vật tư trong toàn Tổng công ty và cho sản xuất kinh doanh của các tổ máy Cần Thơ – Ô Môn.

3.3.2.12. Ban kỹ thuật sản xuất

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc quản lý kỹ thuật sản xuất,

vận hành, sửa chữa nguồn điện, công tác an toàn điện và bảo hộ lao động,

công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, năng lượng hiệu quả và các vấn đề kỹ thuật có liên quan trong công tác hoạch định chiến lược khoa học,

công nghệ, môi trường và phát triển nguồn điện, công tác quản lý chất lượng

trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của EVNGENCO 2.

3.3.2.13. Ban thanh tra bảo vệ pháp chế

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc quản lý; điều hành các lĩnh

vực công tác: thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; công tác bảo vệ

và công tác quốc phòng an ninh; công tác pháp chế, những vấn đề pháp lý liên

quan đến hoạt động của EVNGENCO 2; bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý của

EVNGENCO 2.

3.3.2.14 .Ban tổ chức nhân sự

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác tổ chức bộ máy

cán bộ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển doanh nghiệp,

cổ phần hóa, lao động, tiền lương, chế độ chính sách, bảo hộ lao động, thi đua khen thưởng.

3.3.2.15. Văn phòng

Tham mưu cho Chủ tịch và Tổng giám đốc về công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, chăm sóc sức khỏe, quan hệ quốc tế (trừ lĩnh vực tài chính) và quan hệ công chúng; quản lý, điều hành công tác thông tin truyền thong,

quảng bá thương hiệu, tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp, công tác truyền

thống của EVNGENCO 2.

3.3.2.16. Phân xưởng vận hành Cần Thơ và phân xưởng vận hành Ô

Môn

Phân xưởng vận hành Cần Thơ và phân xưởng vận hành Ô Môn là đơn

vị có chức năng trực tiếp sản xuất điện tại Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 2 cung cấp cho hệ thống đảm bảo an toàn, liên tục và kinh tế.

3.3.2.17. Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt

Phân xưởng sửa chữa cơ nhiệt là đơn vị có chức năng bảo dưỡng, sửa

chữa, lắp đặt các thiết bị cơ nhiệt, các máy diesel, ô tô, thiết bị cẩu kéo, nề

mộc, gia công cơ khí phục vụ công tác sản xuất kinh doanh tại Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 2.

3.3.2.18. Phân xưởng sửa chữa điện

Phân xưởng sửa chữa điện là đơn vị có chức năng bảo dưỡng, sửa chữa,

lắp đặt các thiết bị điện, điện tử, vi tính, đo lường, bảo vệ các hệ thống điều

khiển tự động, thông tin viễn thông, kiểm nhiệt phục vụ cho hoạt động sản

xuất kinh doanh tại Công ty mẹ - Tổng công ty phát điện 2.

3.3.2.19. Phòng thí nghiệm điện hóa

Phòng thí nghiệm điện hóa là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp việc

cho Tổng giám đốc và trực tiếp thực hiện thí nghiệm, chuyên ngành điện, hóa

học phục vụ công tác sản xuất điện và cung cấp các dịch vụ thí nghiệm cho

khách hàng trong phạm vi hoạt động của EVNGENCO 2.

3.3.3. Năng lực và nhiệm vụ của Tổng công ty

3.3.3.1. Năng lực của Tổng công ty

Hiện nay, Tổng công ty có 6 tổ máy phát điện hiện hữu với tổng công

suất 518 MW và 2 tổ máy bù quay có công suất 18 MVAr.

Nhân sự:

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 426 người

- Trình độ trên đại học: 07 người

- Trình độ đại học: 158 người

- Trình độ cao đẳng: 14 người

- Trình độ trung cấp: 81 người

- Công nhân: 124 người

- Nhân viên phực vụ và bảo vệ: 42 người

3.3.3.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty

Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty là sản xuất điện năng, quản lý dự án đầu tư xây dựng, sản xuất dịch vụ. Trong tương lai, theo chiến lược phát triển

lâu dài, Tổng công ty sẽ thực hiện thêm các dịch vụ như đã đăng ký trong giấy

Trưởng ban tài chính kế toán KT tổng hợp & KT máy vi tính. Kế toán các hợp đồng vay Kế toán quỹ (Thủ quỹ). KT thanh toán tiền mặt KT ngân hàng,KT TSCĐ, KT thuế ,KT hợp đồng. KT vật tư &KT CCD C. Kế toán xây dựng cơ bản.

Phó ban tài chính kế toán

3.3.4. Tổ chức công tác kế toán tại Tổng công Ty

3.3.4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán

Nguồn: Ban tài chính - kế toán Tổng công ty phát điện 2

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán

3.3.4.2. Chức năng và nhiệm vụ

* Kế toán trưởng: là cán bộ quản lý, điều hành hoạt động của phòng tài chính kế toán; tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác kế

toán và tài chính của Công ty và các mặt công tác của phòng theo chức năng

nhiệm vụ quy định, ngoài ra còn chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như

sau:

- Xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác của phòng; - Chỉ đạo công tác tổ chức, quản lý nhân sự của phòng;

- Quản lý công tác tài chính của công ty và các dự án (nếu kiêm nhiệm); - Thực hiện các điều khiển về tài chính trong các hợp đồng của công ty và của dự án (nếu kiêm nhiệm);

- Thực hiện các công tác khác do Giám đốc phân công.

* Phó ban tài chính kế toán: là người tham mưu, giúp việc cho trưởng

phòng tài chính kế toán trong công tác quản lý, điều hành hoạt động của

phòng; chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công tác đang đảm nhiệm

hoặc các lĩnh vực quản lý khác do trưởng phòng phân công, ngoài ra còn trực

tiếp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Thực hiện công tác kế toán của công ty và của dự án (nếu kiêm nhiệm); - Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên trong phòng và

tham mưu về nghiệp vụ cho Trưởng phòng;

- Quản lý, sử dụng các trang thiết bị đã được trang bị một cách hiệu quả;

- Theo dõi việc thực hiện các dự án, công trình xây dựng cơ bản;

- Thực hiện các công tác khác do Trưởng phòng phân công.

* Kế toán tổng hợp: có những nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tiếp nhận chứng từ của kế toán thanh toán (thanh toán bằng tiền mặt

hoặc thanh toán qua ngân hàng) theo định kỳ, kiểm tra nội dung định khoản,

tính hợp pháp của chứng từ kế toán, đối chiếu số liệu trên chương trình kế toán

Điện lực Việt Nam theo quy định…và những nhiệm vụ khác do trưởng phòng phân công.

* Kế toán xây dựng cơ bản: kế toán xây dựng cơ bản thực hiện tất cả

những nhiệm vụ của các kế toán chi tiết của công ty nhưng theo đặc thù riêng của các dự án.

* Kế toán ngân hàng, kế toán tài sản cố định, kế toán thuế, kế toán hợp đồng: theo dõi các khoản phải thanh toán qua ngân hàng, viết hoá đơn cho các

khoản phải thu qua ngân hàng sau đó gởi cho các đơn vị liên quan và kế toán

tổng hợp để hạch toán…; mở sổ theo dõi và quản lý toàn bộ số lượng và giá trị

tài sản cố định hiện có trong công ty, hàng tháng tính và phân bổ khấu hao tài sản cho từng loại hình sản xuất; kê khai và lập báo cáo thuế giá trị gia tăng,

thuế thu nhập cá nhân,... gởi các đơn vị liên quan đúng thời gian và mẫu quy định, quyết toán tình hình sử dụng hoá đơn với Cục thuế TP Cần Thơ theo quy định; mở sổ sách theo dõi cho các hợp đồng, hàng tuần báo cáo tình hình thực

hiện hợp đồng để kịp thời phát hiện và điều chỉnh những thiếu sót, vướng mắc.

* Kế toán vật tư: đảm bảo quy trình luân chuyển chứng từ nhập xuất kho

vật tư như phiếu nhập, phiếu xuất, thẻ kho, thẻ vật tư, ba ngày một lần và không chậm hơn 02 ngày làm việc của tháng tiếp theo kế toán vật tư phải

xuống kho đối chiếu thẻ kho với phiếu nhập xuất vật tư và ký xác nhận về số lượng, giá trị trên thẻ kho theo quy định, phân bổ vật tư vào các đối tượng tính giá thành theo định kỳ.

* Kế toán thanh toán tiền mặt: nắm vững các nguồn vốn, loại vốn được

cấp để chi tiêu đúng chế độ chính sách do Nhà nước quy định, quản lý theo dõi các phiếu thu chi, tiến hành ghi sổ đối chiếu số tồn với thủ quỹ và khoá sổ

hàng ngày. Cuối tháng hoàn tất công việc khoá sổ chậm nhất là 03 ngày làm việc của tháng tiếp theo.

* Kế toán quỹ: quản lý tiền mặt của công ty và của các dự án do phòng kiêm nhiệm, quản lý tiền mặt của các đoàn thể khi được phân công, trong vòng 04 ngày khi nhận được phiếu thu chi từ kế toán thanh toán phải thu chi

tiền vào quỹ hoặc phát cho người được hưởng, kiểm tra đối chiếu tình hình thu chi tiền mặt của các quỹ với sổ sách của kế toán tiền mặt, đối chiếu giữa tồn

quỹ thực tế và tồn quỹ trên sổ sách hàng tuần, tháng, báo cáo kịp thời khi phát

hiện sai sót.

* Kế toán các hợp đồng vay: theo dõi các hợp đồng vay, trích trước lãi

vay theo định kỳ…

3.3.4.3. Chính sách kế toán áp dụng

- Căn cứ vào quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006, kèm

thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. - Luật kế toán số 3/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003.

- Các chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định 165/2002/QĐ-BTC

ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

- Về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: trước

ngày 10/6/2013 áp dụng thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009, từ ngày 10/6/2013 công ty áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm

- Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 về hóa đơn bán hàng hóa,

cung ứng dịch vụ.

- Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012, quy định về

ghi nhận, xử lý, đánh giá các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Căn cứ vào chế độ kế toán của Tập đoàn điện lực Việt Nam đã được Bộ

tài chính chấp thuận tại văn bản số 8802/BTC-CĐKT ngày 2/07/2012.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01- kết thúc ngày 31/12. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:Việt Nam đồng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính trị giá hàng xuất kho: bình quân gia quyền.

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định áp dụng tại Công ty: phương

pháp khấu hao đường thẳng.

- Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp.

- Hình thức sổ kế toán: nhật ký chung.

* Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung

Ghi chú:

: Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng

: Đối chiếu, kiểm tra

Nguồn: Bài giảng tổ chức thực hiện công tác kế toán, Trường Đại học Cần Thơ, ThS.Trần Quốc Dũng,Bộ môn kế toán – kiểm toán

Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung

3.3.4.4. Hệ thống chứng từ kế toán

- Phiếu yêu cầu cấp vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, báo cáo nhập

xuất tồn nguyên vật liệu.

- Bảng chấm công, phiếu báo làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền lương,

bảng phân bổ tiền lương.

- Bảng khấu hao tài sản cố định…

3.3.4.5. Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ cái: TK 111, TK 152, TK 15411, TK 627, TK 136. - Sổ chi tiết: TK 6271, TK 6272, TK 6273, TK 6274, TK 6275, TK 6276, Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ nhật ký đặc biệt Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại tổng công ty phát điện 2 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)