Tổng quan tình hình XKLĐ trên địa bàn huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VIỆC làm và đời SỐNG của LAO ĐỘNG nữ SAU KHI đi làm VIỆC ở nước NGOÀI TRỞ về TRÊN địa bàn HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH bắc GIANG (Trang 57)

4.1.1.1 Tình hình XKLĐ

Qua 5 năm, từ 2009-2013 toàn huyện có 3.436 người đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức xuất khẩu lao động, bình quân mỗi năm có 687 người đi lao động ở nước ngoài (Bảng 4.1). Các địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động là Tân Dĩnh, Quang Thịnh, Nghĩa Hưng, Mỹ Thái, Xuân Hương, Thái Đào, Tiên Lục... Có thể nhận thấy rằng, những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động là những xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, diện tích đất nông nghiệp hẹp, độ màu mỡ kém, khó khăn trong việc sản xuất. Thị trường lao động đến chủ yếu là các nước Malaysia, Đài Loan, ngoài ra còn có các nước khác như Hàn Quốc, Quatar, Cộng hoà Séc, Nhật bản, vùng Trung Đông…

Bảng 4.1: Thực trạng XKLĐ huyện Lạng Giang 2009-2013 Diễn giải Sốlượng (người) Tốc độ phát triển bình quân (%/năm) 2009 2010 2011 2012 2013 1. Số LĐ xuất khẩu toàn huyện 602  649  802  748  635  102,39  Trong đó: Số LĐ nữ   298  348  339  316  307  101,14  Trong đó: + Quang Thịnh   47  66  57  53  51  104,00  + Tiên Lục   33  42  50  45  33  102,41  + Hương Sơn   26  31  25  20  19  93,72  2. Số LĐ nữ trở về toàn huyện: 312  304  326  312  308  99,77  Trong đó: + Quang Thịnh   18  23  21  27  26  110,99  + Tiên Lục   15  19  17  20  22  110,95  + Hương Sơn  9  11  10  14  16  116,85 

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 49 

4.1.1.2 Lao động nữ xuất khẩu trở về

Như chúng ta đã biết, phụ nữ trước đây chỉ được coi là “phái yếu”, chỉ đơn thuần lao động đối với những công việc mang tính giản đơn, mang tính quen thuộc như nông nghiệp, hay ở nhà với công việc nội trợ và nuôi dạy con cái, không được tham gia những công việc lớn trong gia đình. Nhưng ở thời kỳ hội nhập, phụ nữ ngày càng có địa vị ngang bằng với nam giới hơn trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Một trong những vị thế đó là việc lao động, sản xuất chăm lo cuộc sống gia đình. Bởi vậy mà trong những năm gần đây số lượng phụ nữ đi XKLĐ để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho gia đình từng bước được nâng lên, cùng với đó là sự hiểu biết về kỹ năng làm việc, tác phong công nghiệp, tư duy kinh tế đã dần khẳng định phụ nữ không hề kém nam giới. Với số lượng nữ lao động xuất khẩu chiếm trên 45% tổng số người XKLĐ trên địa bàn, phụ nữ đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Bên cạnh mặt tích cực từ hoạt động XKLĐ đó là mang lại thu nhập, cải thiện đời sống cho bản thân lao động và gia đình họ thì một thực tế không thể phủ nhận được đó là: tình trạng quan hệ hôn nhân bị rạn nứt, bạo lực gia đình, con cái học hành dở dang, hư hỏng, hoặc có nhiều trường hợp gia đình ly thân, ly hôn.

4.1.2 Thực trạng việc làm của lao động nữ sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về trên địa bàn huyện Lạng Giang

Để nghiên cứu thực trạng việc làm của lao động nữ sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về, chúng tôi đã sử dụng dữ liệu sơ cấp điều tra chọn mẫu 90 lao động nữ sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về ở 03 xã đại diện. Kết quả điều tra này chúng tôi đã tổng hợp đánh giá ở các khía cạnh sau:

4.1.2.1 Đặc điểm lao động nữđiều tra

Lứa tuổi XKLĐ chủ yếu là từ 26-30, chiếm tới gần 50% số lượng người đi XKLĐ. Đây là điều dễ hiểu vì lứa tuổi này đại đa số đã kết hôn, có cuộc sống gia đình ổn định. Mục tiêu của họ lúc này là phấn đấu làm giàu, kiếm tiền và nuôi dạy con cái, công việc chủ yếu của chị em ở lứa tuổi này

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 50  chủ yếu là làm công nhân. Tiếp theo là lứa tuổi 31- 35 và từ 36- 40 tuổi chiếm 37,8% số lượng người đi XKLĐ; nguyên nhân độ tuổi này có số lượng tương đối cao đó là nữ giới ở độ tuổi này đã có gia đình, kinh nghiệm chăm sóc con cái, độ tuổi này người phụ nữ chín chắn hơn, khả năng bao quát công việc tốt hơn chị em ở độ tuổi từ 26- 30, do vậy họ thích hợp đối với làm công việc giúp việc gia đình.

Bảng 4.2: Đặc điểm nhóm lao động điều tra

Diễn giải Lao động nữ sau khi đi XKLĐ trở về

SL (Người) CC (%) Độ tui ≤ 25 4 4,44 26-30 42 46,67 31-35 19 21,11 36-40 15 16,67 ≥ 41 10 11,11 Tng 90 100 Tình trng hôn nhân Đã kết hôn 83 92,22 Chưa kết hôn 7 7,78 Khác 0 0,00 Tng 90 100 Trình độ hc vn Cấp I 2 2,22 Cấp II 44 48,89 Cấp III 36 40,00 Trung cấp 7 7,78 Cao đẳng 1 1,11 Tng 90 100 LĐ qua ĐT/trong đó ĐT ngh Có 62/50 68,89/80,65 Không 28/22 31,11/78,57 Tng 90 100 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 51  Tiếp đó là lứa tuổi dưới 25 và lứa tuổi trên 40 có số lượng người đi ít nhất. Lứa tuổi thấp hơn có những người chưa kết hôn, họ không thích công việc này lắm; còn phụ nữ lứa tuổi lớn hơn lại có vấn đề về tuổi tác, sức khoẻ, họ cũng không còn mạnh dạn như lứa tuổi trẻ hơn. Đặc biệt ở lứa tuổi trên 40, trong số những người điều tra, không có phụ nữ nào đi XKLĐ nữa. Một phần nguyên nhân là các công ty đưa người đi XKLĐ không hoặc ít tuyển những người lớn tuổi. Có những đơn hàng chỉ tuyển từ độ tuổi 18-35.

Phần lớn lao động nữ đi XKLĐ nằm trong độ tuổi trên 25, nên đa phần họ đã kết hôn. Số lượng lao động chưa kết hôn chiếm tỷ lệ 7,78%. Hai con số này sẽ thay đổi trong thời gian lao động ở nước ngoài hoặc khi hết thời hạn hợp đồng, lao động nữ trở về thì có một số trường hợp đã ly thân hoặc ly hôn.

Phần lớn những người đi XKLĐ có điều kiện kinh tế bình thường theo đánh giá chủ quan của bản thân họ. Chỉ có một phần nhỏ (chiếm tỷ lệ 11%) người được hỏi cho rằng điều kiện gia đình mình khó khăn. Tuy nhiên, không chỉ có người nghèo mới muốn đi XKLĐ mà cũng có người có điều kiện kinh tế khá cũng muốn đi XKLĐ. Tất nhiên, số lượng lao động thuộc nhóm này ít do họ đã có một công việc ổn định, cho thu nhập khá.

Qua bảng 4.2 có thể thấy, lao động có trình độ cấp II chiếm tỷ lệ lớn nhất, tới gần 48,89% tổng số lao động với số lượng 44 người. Trong số 4 lao động từ 25 tuổi trở xuống (tính tại thời điểm đi XKLĐ) thì số người có trình có trình độ học vấn cấp II là 1 người, chiếm 25%, còn người có độ tuổi từ 41 trở lên là 8 người, chiếm tỷ lệ 80%. Trong độ tuổi 26-30 là 12 người, chiếm 29%; độ tuổi 31- 40 là 23 người, chiếm 67%. Huyện Lạng Giang có diện tích tự nhiên rộng, nơi xa nhất cách trung tâm thị xã tới 20km, là nơi sinh sống của 8 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Nùng...v.v.. Nơi đây cũng là nơi có nhiều lao động ở các địa phương di cư đến. Việc nhận thức của một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa về việc học tập còn hạn chế. Hơn nữa, trước đây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 52  đường xá đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng xấu tới việc đến trường của học sinh. Điều đó giải thích tại sao càng người lớn tuổi trình độ học vấn càng thấp. Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, hệ thống trường các trường tiểu học, trung học cơ sở đã được quan tâm đầu tư ở 100% các xã, thị trấn, cùng với sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự nhận thức của các bậc phụ huynh, hệ thống giao thông thuận tiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập của học sinh. Do vậy, trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao cũng là xu thế tất yếu khách quan.

Trong số những lao động nữ được điều tra, có 7 người có trình độ trung cấp, chiếm gần 8%; có 1 người có trình độ cao đẳng. Có 62 lao động đã qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề chiếm 81%. Ngành nghề họ được đào tạo gồm: chăn nuôi- thú y, trồng trọt, y tá, hộ lý, may... Qua đó có thể thấy rằng, phần lớn lao động trên địa bàn huyện Lạng Giang đi XKLĐ là lao động phổ thông, trình độ học vấn còn thấp.

4.1.2.2 Thực trạng việc làm trước và trong khi làm việc ở nước ngoài a) Trước khi đi làm việc ở nước ngoài

Chính vì trình độ học vấn thấp nên công việc của người lao động trước khi đi XKLĐ chủ yếu là làm ruộng, vườn, chăn nuôi và làm ruộng kiêm thêm một số nghề khác. Trong số 90 người được điều tra có tới 46 người, chiếm 51,1% làm nông nghiệp thuần tuý và 20 người, chiếm 22% làm nông nghiệp và kiêm thêm nghề khác. Trong số những người làm nông nghiệp và kiêm thêm nghề khác thì đa phần công việc kiêm thêm này là lao động chân tay vất vả, nặng nhọc như phu hồ, bốc vác..., chỉ có một số ít lao động sống gần chợ, nơi tập trung buôn bán thì có thể kinh doanh nhỏ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Số lượng người là công nhân là 19 người, chiếm 21%, toàn bộ số lao động này đã qua đào tạo nghề chủ yếu là công nhân may, công nhân điện tử. Những người là công nhân nằm trong độ tuổi 25-30 chiếm tỷ lệ lớn hơn cả,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 53  với 12 người, tỷ lệ 63% tiếp đó là độ tuổi dưới 25 với 5 người, chiếm tỷ lệ 26%. Chỉ có 02 người ở độ tuổi 30- dưới 41 tuổi chiếm tỷ lệ 11%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi tâm lý tuổi trẻ không gắn bó với ruộng vườn như những người lớn tuổi, còn những người lớn tuổi đã ổn định gia đình, lại thêm trình độ học vấn thấp, không muốn thay đổi cuộc sống; thêm nữa, các công ty cũng không muốn nhận lao động nhiều tuổi. Do vậy, phần lớn những lao động nữ lớn tuổi thường chấp nhận làm nông nghiệp thuần tuý.

Ngoài 3 nghề nghiệp kể trên, còn một phần nhỏ đối tượng điều tra làm các công việc khác gồm: đi học, nội trợ hay cả đối tượng thất nghiệp. Mặc dù nhóm đối tượng lao động này chỉ có 5 người, chiếm 5,6% tổng số lao động điều tra nhưng số người đã qua đào tạo là cả 5 người, chiếm tỷ lệ tới 8,1% trong tổng số lao động đã qua đào tạo. Đại đa số đối tượng này cũng nằm trong độ tuổi 25-30.

Bảng 4.3: Nguồn chi phí cho đi làm việc ở nước ngoài của lao động nữ điều tra ở huyện Lạng Giang

Diễn giải Chung Các xã đại diện (hộ) Số lượng Tỷ lệ (%) Quang Thịnh Tiên Lục Hương Sơn 1) Đủ tiền 4 4,45 3 1 0 2) Vay toàn bộ 48 53,33 21 16 11 3) Vay một phần 38 42,22 6 13 19 Cộng 90 100 30 30 30 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Trong số 90 người điều tra thì chỉ có 4 người có đủ số tiền chi phí để đi XKLĐ. Còn lại 86/90 người chiếm tỷ lệ 96% phải đi vay tiền trong đó có 48 người đi vay toàn bộ, chiếm hơn 53% tổng số người điều tra. Còn 38 người không phải đi vay hoàn toàn, họ có một phần nhưng phần này cũng không lớn. Những người phải đi vay toàn bộ đại đa số là người làm nông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 54  nghiệp với mức vay giao động từ 35-130 triệu đồng. Trên thực tế họ cũng được vay từ nguồn vốn của ngân hàng, nhưng cũng chỉ được một phần. Phần còn lại phải vay từ người dân với mức lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Nhiều lao động nợ gốc, nợ lãi nhiều đến nỗi sau khi trả hết số nợ thì cũng sắp hết thời hạn hợp đồng. Con số gần 100% số người phải đi vay tiền để đi XKLĐ cho thấy người lao động phải đối mặt với sự rủi ro lớn khi đi làm việc ở nước ngoài. Ở bên nước ngoài nếu họ không may bị lừa đảo, hay công việc không đúng theo hợp đồng hoặc vì lý do nào đó phải về nước trước thời hạn thì không những không thực hiện được ước mơ làm giàu mà còn có nguy cơ nghèo thêm vì gánh nặng nợ nần.

b) Trong khi làm việc ở nước ngoài * Nước đến làm việc:

Bảng 4.4: Nước đến làm việc của lao động nữđiều tra huyện Lạng Giang Diễn giải SốlượngChung Các xã đại diện (hộ)

(hộ)) Tỷ lệ (%) Quang Thịnh Tiên Lục HSươơnng

- Malaysia 24 26,67 8 11 5 - Đài Loan 39 43,33 12 14 13 - Nhật Bản 3 3,33 2 1 0 - Hàn Quốc 8 8,9 6 2 0 - Ả rập 2 2,22 0 1 1 - Shíp 12 13,33 2 1 9 - Nước khác 2 2,22 0 2 Cộng 90 100 30 30 30 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua bảng thống kê 4.4 ta có thể thấy rõ ràng Đài Loan và Malaysia là hai nước đến chủ yếu của lao động nữ. Chỉ tính riêng hai nước này số lượng lao động đến làm việc đã là 63/90, chiếm 70% tổng số lao động được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 55  điều tra. Hàng năm, Đài Loan và Malaysia là thị trường cần một lượng lao động rất lớn từ nước ngoài. Các công việc chủ yếu ở đây chỉ cần lao động phổ thông, không yêu cầu trình độ cao như giúp việc gia đình, hộ lý, công nhân làm trong các nhà máy may, điện tử v.v… Ở đó người lao động có nhiều lựa chọn công việc khác nhau, có thể làm trong công xưởng, nhà máy hoặc làm ngoài với chi phí tương đối thấp, nhất là thị trường Malaysia, có những đơn hàng mà người lao động chỉ phải bỏ chi phí khoảng 30 triệu đồng, mức chi phí đó phù hợp với người lao động nông thôn. Hơn nữa, Đài Loan và Malaysia cũng gần với Việt Nam nên người lao động phần nào có tâm lý yên tâm hơn là đi những nước xa như Shíp hay Quatar.

Tiếp đó, Cộng hòa Shíp là điểm đến được nhiều lao động nữ đi xuất khẩu lao động lựa chọn. Thị trường này cũng không đòi hỏi lao động phải có trình độ tay nghề cao. Công việc mà nhóm đối tượng điều tra làm việc ở đây là giúp việc gia đình với 8 người, còn 4 người làm công nhân. Lao động ít tuổi nhất là 29, lớn tuổi nhất là 40 và tất cả họ đều đã kết hôn. Chi phí để được làm việc ở đây khá cao, tầm 100 triệu đồng trong khi thu nhập cũng không thể nói là cao khoảng 13 đến 15 triệu đồng/tháng.

Hàn Quốc cũng là đất nước được nhiều người lao động lựa chọn vì có mức thu nhập hấp dẫn hơn các thị trường khác. Tuy nhiên, để vào được thị trường này, người lao động phải trải qua kỳ sát hạch tiếng Hàn và có không ít người mong muốn được làm việc tại đây nhưng không thể qua nổi kỳ sát hạch. Đa phần người lao động đến Hàn Quốc làm công nhân. Trong số 8 lao động đến đây làm việc có 06 người làm công nhân và 02 người

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VIỆC làm và đời SỐNG của LAO ĐỘNG nữ SAU KHI đi làm VIỆC ở nước NGOÀI TRỞ về TRÊN địa bàn HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH bắc GIANG (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)