Các nghiên cứu trước đây có liên quan

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VIỆC làm và đời SỐNG của LAO ĐỘNG nữ SAU KHI đi làm VIỆC ở nước NGOÀI TRỞ về TRÊN địa bàn HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH bắc GIANG (Trang 39)

Tác giả Nguyễn Thị Hương Lý (2009) khi nghiên cứu về hiện tượng đi XKLĐ trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội đã chỉ ra rằng: đi XKLĐ góp phần giải quyết việc làm, người lao động nhanh chóng có một khoản thu nhập, giúp cải thiện điều kiện kinh tế gia đình; đồng thời trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của họ được nâng cao. Tuy nhiên, XKLĐ cũng gây nên những bất hoà trong gia đình, tình hình mất trật tự xã hội gia tăng, nảy sinh những vấn đề về việc làm như người lao động “chê” đồng ruộng hay tỷ lệ thất nghiệp tự nguyện tăng lên.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của việc đi XKLĐ đến đời sống hộ gia đình huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tác giả Trần Thị Lý (2010) cho rằng: XKLĐ góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, trình độ tay nghề của người lao động được nâng cao; ảnh hưởng tích cực tới vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ do có tiền đầu tư học hành cho con cái. Tuy nhiên, XKLĐ cũng gây ra những tác động tiêu cực tới vấn đề việc làm, an ninh xã hội. Vấn đề giới ở địa phương không bị ảnh hưởng do số người đi XKLĐ chiếm tỷ lệ nhỏ so với lực lượng lao động của huyện. Người đi XKLĐ tuy là có một khoản thu nhập khá nếu như đi suôn sẻ nhưng cũng gặp rất nhiều áp lực tâm lý.

Tuy vậy, những nhận định về ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội của hai tác giả trên vẫn mang tính định tính, là nhận xét chủ quan của bản thân. Ví dụ,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 31  các tác giả cho rằng, sự “nở rộ” của các quán internet bắt đầu từ khi có phong trào đi XKLĐ. Thực tế thì internet phát triển là một xu thế tất yếu, không phải do hoạt động đi XKLĐ.

Nghiên cứu “Tác động của xuất khẩu lao động tới cuộc sống gia đình tại tỉnh Thái Bình” đã được tiến hành năm 2008 với sự phối hợp giữa HealthBridge Canada tại Việt Nam đã cho thấy 73% những gia đình có người đi xuất khẩu lao động có thu nhập, đời sống kinh tế, điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chất lượng cuộc sống được nâng lên, điển hình nhất là việc xây dựng nhà cửa, mua mới và nâng cấp tiện nghi gia đình. Chỉ có 2,4% người lao động xuất khẩu ở nghiên cứu này trở về phát huy được nghề đã được học từ nước ngoài. Nghiên cứu cũng đưa ra khuyến nghị cần có chương trình hỗ trợ cho người lao động về nước để tận dụng được kiến thức, kỹ năng và nghề mà người lao động học ở nước bạn để giúp người lao động ổn định cuộc sống và đóng góp vào xây dựng đất nước.

Đề tài “Khảo sát đánh giá thực trạng lao động xuất khẩu đã trở về

Việt Nam” do Viện khoa học - Lao động và Xã hội thực hiện cho thấy hầu hết người lao động trước khi đi XKLĐ lần đầu tiên đều chưa qua đào tạo (chiếm 83,4%), 1/3 số người mới tốt nghiệp THPT và có đến 16,6% mới tốt nghiệp tiểu học. 100% người lao động phải đi vay mượn để chi trả các khoản liên quan đến chuẩn bị đi XKLĐ, trong đó 2/3 số người phải đi vay hoàn toàn. Đặc biệt, một bộ phận người lao động (chiếm 7,17%) phải vay tư nhân với lãi suất cao. Về sử dụng thu nhập, có đến 53% thu nhập là để xây nhà, gần 29% mua sắm. Chỉ có số ít lao động sau khi đi làm việc về nước dùng tiền đó để đầu tư sản xuất kinh doanh. Rất nhiều lao động sau khi về nước (81,56%) làm công việc đơn giản, trong lĩnh vực nông nghiệp với thu nhập thấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 32 

PHN III

ĐẶC ĐIM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VIỆC làm và đời SỐNG của LAO ĐỘNG nữ SAU KHI đi làm VIỆC ở nước NGOÀI TRỞ về TRÊN địa bàn HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH bắc GIANG (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)