Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của LĐXK khi về nước

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VIỆC làm và đời SỐNG của LAO ĐỘNG nữ SAU KHI đi làm VIỆC ở nước NGOÀI TRỞ về TRÊN địa bàn HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH bắc GIANG (Trang 28)

a) Yếu tố bên trong của người lao động:

- Sức khoẻ, kỹ năng chuyên môn của người lao động. - Tiền vốn có được từ XKLĐ.

- Mong muốn về công việc, động lực làm việc.

- Độ tuổi, giới tính và nhận thức mới về việc làm sau khi lao động về nước. b) Yếu tố bên ngoài và cuộc sống:

- Chính sách về việc làm của Đảng và Nhà nước. - Khả năng đáp ứng công việc của xã hội.

- Cuộc sống giành riêng cho đối tượng lao động xuất khẩu sau khi về nước. - Thu nhập từ công việc của bản thân lao động...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 20 

Sơđồ 2.1: Những yếu tốảnh hưởng đến việc làm của người lao động

Sức khoẻ, kỹ năng từ XKLĐ chuyên môn Tiền vốn có được từ XKLĐ Mong muốn về công việc, động lực làm việc Độ tuổi, giới tính, nhận thức mới về việc làm Chính sách về việc làm Khả năng đáp ứng việc của xã hội CS dành riêng cho đối tượng này Thu nhập từ công việc v.v… Việc làm Yếu tố bên ngoài và CS Yếu tố bên trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 21 

2.1.7 Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương trong quản lý XKLĐ và lao động khi trở về nước.

Quản lý LĐXK là vấn đề luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về vấn đề đưa người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài như Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 22/9/1998 về xuất khẩu lao động và chuyên gia. Bộ Chính trị đã chỉ đạo: “Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì XKLĐvà chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước…

Dưới đây là một số chính sách:

1. Bộ luật Lao động năm 2012 đã thể chế hoá các chủ trương về đẩy mạnh XKLĐ được quy định thành một chế định riêng tại Chương XI, Mục 3: Người Việt Nam lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, lao động cho các cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam.

2. Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10 (Quốc hội khoá XI) đã được thông qua có hiệu lực thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

3. Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật người Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (có hiệu lực từ 29/8/2007, thay thế Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003).

4. Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10/9/2007 của Chính phủ quy

định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 22 

5. Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước (có hiệu lực từ ngày 25/9/2007, thay thế Quyết định số 163/2004/QĐ- TTg ngày 8/9/2004).

6. Quyết định số 19/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH ban hành “Quy định về tổ chức bộ máy hoạt

động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy chuyên trách

để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở

nước ngoài”.

7. Quyết định số 20/2007/QĐ-LĐTBXH ngày 2/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - TBXH ban hành chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 11/9/2007).

8. Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 v.v…

9. Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

10. Nghị quyết số 28- NQ/HU ngày 25 tháng 02 năm 2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạng Giang về ban hành 05 chương trình phát triển kinh tế- xã hội trọng tâm, giai đoạn 2010- 2015, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lầm thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX.

11. Chương trình phát triển giáo dục- đào tạo và dạy nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2015 (Ban hành kèm theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế   Page 23  Nghị quyết số 28-NQ/HU ngày 25/02/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lạng Giang khóa XX).

Có thể nói, đến nay Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp luật quản lý khá chặt chẽ và toàn diện lĩnh vực XKLĐ nhằm thúc đẩy hoạt động này. Tuy vậy, chính sách cho người lao động sau khi đi XKLĐ trở về còn rất hạn chế. Chúng ta mới chỉ có chính sách dành cho đối tượng lao động về nước trước thời hạn với mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/trường hợp (Quyết định số 144/2007/QĐ-TTg ngày 31/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước).

Đầu năm 2011, khi toàn bộ lao động Việt Nam tại Libya phải về nước trước thời hạn, chúng ta có chính sách hỗ trợ dành riêng cho đối tượng lao động này (Quyết định số 940/QĐ-BLĐTBXH ngày 29 tháng 7 năm 2011 về việc hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp XKLĐ phải đưa LĐ làm việc tại Libya về nước trước thời hạn do khủng hoảng chính trị).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu VIỆC làm và đời SỐNG của LAO ĐỘNG nữ SAU KHI đi làm VIỆC ở nước NGOÀI TRỞ về TRÊN địa bàn HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH bắc GIANG (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)