khẩu về nước
2.1.5.1 Các tiêu chí đánh giá về chất lượng việc làm
Có nhiều yếu tố đánh giá chất lượng việc làm như an toàn và sức khoẻ nơi làm việc, thu nhập và phúc lợi từ việc làm, giờ làm việc, an ninh việc làm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18 và bảo trợ xã hội [ Chử Thị Lân, 2010]. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như vấn đề đào tạo và phát triển kỹ năng, mối quan hệ nơi làm việc v.v…
An toàn và sức khoẻ nơi làm việc là một yếu tố quan trọng về chất lượng của việc làm. Yếu tố này thể hiện trên các nội dung như mức độ nặng nhọc, mức độ nguy hiểm, mức độ rủi ro của công việc, các trang thiết bị bảo hiểm v.v…
Thu nhập và phúc lợi người lao động nhận được là một nội dung khá rõ ràng để đánh giá chất lượng việc làm. Yếu tố này không chỉ bao gồm tiền lương và các khoản thu nhập mà còn là lợi ích khác mà chủ sử dụng lao động cung cấp như chế độ bảo hiểm, các chế độ khi không may gặp rủi ro.
Giờ làm việc và sắp xếp giờ làm việc là một khía cạnh quan trọng đánh giá chất lượng việc làm. Nếu kiểm soát tốt giờ làm việc, thời gian nghỉ hàng ngày, hàng tuần và nghỉ hàng năm sẽ giúp đảm bảo năng suất lao động cao, đồng thời bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần cho người lao động.
Hầu hết người lao động sau khi về nước mong muốn có việc làm ổn định thường xuyên. Người lao động được tham gia một số chính sách an sinh xã hội cũng là một khía cạnh quan trọng của chất lượng của việc làm ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Yếu tố đào tạo và phát triển kỹ năng được xem xét khi đánh giá chất lượng việc làm vì việc làm cung cấp các cơ hội đào tạo, kinh nghiệm và phát triển kỹ năng là một yếu tố quan trọng phát triển nghề nghiệp, sự nghiệp của người lao động. Nhiều người lao động tham gia vào một công việc với mong muốn và nguyện vọng để có cơ hội phát triển hơn nữa kỹ năng và khả năng của mình.
2.1.5.2 Các tiêu chí đánh giá về chất lượng đời sống
Nhà ở là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá chất lượng đời sống nói chung và đời sống của lao động đi XKLĐ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 XKLĐ không chỉ tạo ra nguồn thu lớn cho quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu mà còn tạo ra thu nhập ổn định cho không ít hộ gia đình có người đi XKLĐ. Lao động đi xuất khẩu đa số đều gửi về cho gia đình một khoản tiền nhất định. Việc sử dụng đồng vốn này vào việc kiến thiết, xây dựng nhà cửa, đầu tư sản xuất hay trang trải cho các chi phí của gia đình phụ thuộc vào hoàn cảnh hay cách ứng xử của từng gia đình, số tiền nhiều thì có thể xây được ngôi nhà khang trang, hiện đại, còn chí ít cũng có thể sửa sang nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, điều mà trước khi đi xuất khẩu lao động là điều rất khó có thể làm được.
Thu nhập của người lao động và hộ gia đình từ XKLĐ là mục tiêu hàng đầu của mỗi lao động khi họ xác định ra nước ngoài làm việc. XKLĐ thực sự trở thành một giải pháp hữu hiệu đối với công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho một bộ phận người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn dịch vụ sinh hoạt cũng có sự thay đổi, từ việc chi tiêu nhiều hơn cho các hoạt động ăn uống, đi lại, đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí, tham quan du lịch…