Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng kinh tế, kỹ thuật phú lâm thành phố hồ chí minh (Trang 107)

8. Dàn ý chi tiết của đề tài

3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất

GIẢI PHÁP ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

3.3.1. Mục đích thăm dò

Mục đích của việc thăm dò nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, từ đó có cơ sở để áp dụng hoặc sửa chữa, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp với thực tiễn nhà trường.

3.3.2. Nội dung thăm dò

Công tác thăm dò nhằm tập trung vào việc thu thập thông tin để đánh giá hai vấn đề chủ yếu sau:

- Các giải pháp được đề xuất có thật sự cần thiết trong việc phát triển đội ngũ giảng viên trong giai đoạn sắp tới tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm hay không?

- Trong giai đoạn sắp tới, các giải pháp được đề cập có khả thi trong việc phát triển đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm hay không?

3.3.3. Đối tượng thăm dò

Để thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất ở trên, tác giả đã thực hiện khảo sát bằng phiếu hỏi với các đối tượng, cụ thể như sau:

- Ban giám hiệu nhà trường: 4 người.

- Trưởng, phó các phòng, khoa, trung tâm, tổ bộ môn: 55 người. - Tổ trưởng chuyên môn: 23 người.

- Giảng viên: 11 người.

Tổng cộng số người được khảo sát: 100 người.

3.3.4. Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên tại

trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm

STT Các giải pháp Mức độ cần thiết (%) Tính khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 86 8 6 83 8 9 2

Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên

76 20 4 64 30 6

3

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên

4

Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên

71 21 8 65 29 6

5

Hoàn thiện việc thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên

78 22 0 80 20 0

Qua kết quả thăm dò đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường về tính cần thiết và khả thi của những giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, ta thấy các giải pháp tác giả đề xuất trong luận văn có tính cần thiết và khả thi chiếm tỉ lệ cao, mức độ “Rất cần thiết” và “Rất khả thi” chiếm từ 64% trở lên.

Kết luận chương 3

Trên cơ sở lý luận về của vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng tại chương 1 cũng như phân tích thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của những hạn chế ở chương 2, tác giả đã đề xuất 5 giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm đảm bảo các nguyên tắc đề ra cũng như việc khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi cho kết quả cao.

Việc thực hiện các giải pháp trên phải mang tính đồng thuận cao trong tập thể đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giảng viên nhà trường và được tiến hành

đồng bộ về cơ cấu tổ chức, số lượng, chất lượng, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giảng viên theo định hướng phát triển chung của nhà trường.

Trong quá trình thực hiện, cần xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên để đem lại hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng lãng phí về thời gian và tiền bạc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu lý luận:

- Luận văn đã sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường Cao đẳng cũng như nêu được các nghiên cứu ở trong nước và ở nước ngoài.

- Luận văn đã nêu được các khái niệm về giảng viên, đội ngũ và đội ngũ giảng viên, khái niệm về chất lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, khái niệm về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khái niệm về giải pháp và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

- Luận văn đã nêu được những yêu cầu về cơ bản đối với đội ngũ giảng viên ở các trường Cao đẳng cũng như một số vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng.

Quá trình nghiên cứu thực trạng:

- Luận văn đã giới thiệu khái quát về trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Luận văn đã nêu được thực trạng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.

- Luận văn đã nêu được thực trạng công tác nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng, tác giả đề xuất được 05 giải pháp đó là:

- Xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

- Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng đội ngũ giảng viên. - Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên.

- Hoàn thiện việc thực hiện chế độ, chính sách phát triển đội ngũ giảng viên.

Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi cho thấy các giải pháp được đề xuất được đánh giá là cần thiết và khả thi.

Tuy nhiên với thời gian hạn chế, việc khảo sát còn nằm trong phạm vi hẹp, nên việc áp dựng rộng rãi đề tài nghiên cứu sẽ có những hạn chế nhất định.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Đảng và Nhà nước

Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới toàn diện nền Giáo dục và Đào tạo nước nhà, cải cách mạnh mẽ chính sách tiền lương và các chế độ chính sách ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách xã hội khác theo hướng đảm bảo công bằng, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, đảm bảo ý nghĩa về nhiều mặt cả vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân đạo nhằm tạo ra sự hài hòa, cân đối trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sự phát triển toàn diện của đội ngũ cán bộ giảng viên góp phần thực hiện thành công mục tiêu là đổi mới toàn diện nền giáo dục nước nhà.

2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo nhanh chóng xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong các trường Cao đẳng, Đại học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu ban hành các chính sách đầu tư cơ sở vật chất, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với thời kỳ đất nước hội nhập và phát triển.

2.3. Đối với trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, tầm nhìn đến năm 2020 và những năm tiếp theo nhằm quy hoạch tổng thể về cơ sở vật chất, đội ngũ Cán bộ – Giảng viên – Công nhân viên.

Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đội ngũ giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, các kỹ năng mềm...

Nghiên cứu tuyển dụng những ứng viên có trình độ cao, ứng viên đã qua công tác thực tế tại các công ty, xí nghiệp về tham gia giảng dạy tại nhà trường.

Tăng cường mở rộng liên kết, hợp tác với các trường học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tạo mội trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, dân chủ và trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

2.4. Đối với giảng viên nhà trường

Ý thức được việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong thời đại ngày nay là yếu tố tất yếu đồng thời đảm bảo đạt chuẩn theo quy định của ngành.

Ý thức được việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên là cơ hội, điều kiện để điều chỉnh, phấn đấu ngày càng tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1998), Khoa học tổ chức và quản lý một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Nghị quyết TW2 – Khóa VIII và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX”,

NXB Giáo dục – 2002.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020”, NXB Giáo dục, 2002.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Điều lệ trường Cao đẳng (Ban hành kèm theo thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT) ngày 28/5/2009”.

5. Nguyễn Phúc Châu (2004), “Quản lý bộ máy tổ chức và quản lý nhân sự trong nhà trường, Trường quản lý cán bộ giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt nam, “Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”,

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.

7. Đại từ điển Tiếng Việt (1998), NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

8. Đặng Ngọc Dinh (2000), Nền Kinh tế tri thức và mục tiêu Công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam trong tầm nhìn 2020. Kỷ yếu Hội thảo “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, Hà Nội, 21-22/6/2000.

9. Phạm Tất Dong (2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Đường (1996), “Bồi dưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới”, Chương trình KH-CN cấp nhà nước: KX- 07-14, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW2 khóa VIII.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW3 khóa VIII.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết TW5 khóa VIII.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Chỉ thị 40 – CT/TW của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam, “Kết luận Hội nghị lần thứ 10 BCHTW Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị Quyết TW 5 khóa VIII những năm sắp tới”.

16. Nguyễn Ngọc Hà, Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch giai đoạn 2011 – 2015, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường Đại học Vinh (2012).

17. Phạm Minh Hạc, “Kinh tế tri thức và giáo dục đào tạo, phát triển người”, Kỷ yếu Hội thảo Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Hà Nội, 21-22/6/2000

18. Nguyễn Văn Khanh, Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở các trường cao đẳng trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Vinh (2012).

19. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020.

20. Nguyễn Quang Thái, “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế dựa trên tri thức”. Hội thảo khoa học Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam. Hà Nội, 21-22/6/2000.

21. Nguyễn Công Thành, Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Vinh (2012).

22. Thái Văn Thành, Quản lý giáo dục-Quản lý nhà trường, Trường Đại học Vinh, Nghệ An (2007).

23. Thái Văn Thành – Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học Sư phạm. Báo cáo Tổng kết đề tài KH&CN trọng điểm cấp Bộ. Vinh 2009.

24. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm Hùng Việt (2002), Từ điển Tiếng Việt phổ thông, NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

25. Lê Đình Tiến và Hoàng Xuân Long - “Tri thức và phát triển trong thời đại ngày nay”.

26. Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội.

27. Từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa Thông tin - 1999

28. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.

29. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật giáo dục, số 38/2005/QH11, ngày 14 tháng 06 năm 2005, Hà Nội.

30. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005, sửa đổi 2009). Luật giáo dục.

31. Ủy ban Khoa học xã hội (1999) Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin.

32. Lương Tú Vy, Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh (2012).

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT PHÚ LÂM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng 06 năm 2013

PHIẾU ĐIỀU TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT PHÚ LÂM

(Dành cho học sinh sinh viên)

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, đề nghị các em hãy đánh dấu (X) vào ô chỉ mức độ mà các em cho là phù hợp nhất. Mức độ tăng từ 1 đến 5; 1 là chưa tốt và 5 là rất tốt.

Họ và tên:………

Lớp:………

Nội dung ý kiến đánh giá 1 2 3 4 5

I. Về năng lực

1. Giảng viên quan tâm đến thái độ học tập của học sinh. 2. Giảng viên có phương pháp giảng dạy dễ hiểu, hấp dẫn,

sinh động.

3. Giảng viên sử dụng tốt các thiết bị công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy.

4. Giảng viên giảng dạy theo đúng tiến độ năm học.

5. Giảng viên có liên hệ tính thực tiễn của bài học với thực tiễn nghề nghiệp tương lai.

6. Giảng viên có đặt câu hỏi, nêu vấn đề và tổ chức thảo luận để hiểu sâu nội dung bài học.

quát và phù hợp với đặc điểm của học phần.

8. Việc giảng dạy của Giảng viên kết hợp với việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh sinh viên

9. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới phù hợp với nội dung giảng dạy

10. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học

II. Về phẩm chất đạo đức:

11. Có tác phong nghiêm túc, lối sống lành mạnh, gương mẫu 12. Nhiệt tình, tâm huyết với nghề

13. Đến lớp và ra về đúng giờ

Xin trân trọng cảm ơn!

PHỤ LỤC 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG KT – KT PHÚ LÂM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG

KINH TẾ - KỸ THUẬT PHÚ LÂM

(Dành cho Cán bộ - Giảng viên)

Nhằm đánh giá thực trạng từ đó có cơ sở phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Phú Lâm, đề nghị quý thầy/cô hãy đánh dấu (X) vào ô chỉ mức độ mà quý thầy/cô cho là phù hợp nhất.

Họ và tên GV:………

Trình độ chuyên môn:……… Học phần giảng dạy:………

1. Về công tác quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường cao đẳng kinh tế, kỹ thuật phú lâm thành phố hồ chí minh (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w