Các hình thức, phương pháp sử dụng LHLS địa phương trong dạy học

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng các lễ hội lịch sử địa phương trong dạy học phần lịch sử việt nam lớp 7 ở trường THCS tỉnh thanh hóa (Trang 53)

1. 2.6 Một số nhận xét

2.2.3.Các hình thức, phương pháp sử dụng LHLS địa phương trong dạy học

Trong quá trình dạy học lịch sử, như chúng ta đã biết lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ, nó vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Vì vậy, trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng phương pháp dạy học như thế nào là rất cần thiết, trong số những phương pháp đã được sử dụng, phương pháp dạy học trực quan có ý nghĩa quan trọng và hiệu quả nhất là gắn kết các sự kiện lịch sử thông suốt quá trình bài giảng của mình,chọn lọc để đưa ra những yếu tố cốt lõi đối với sự kiện lịch sử.

Các nhà lý luận dạy học đã nêu ra nhiều hình thức tổ chức dạy học “ Chúng chỉ khác nhau chủ yếu tùy theo mối quan hệ giữ việc dạy học có tính chất tập thể hay cá nhân, mức độ hoạt động học tập, địa điểm và thời gian học tập”[30; 47]. Trong các hình thức dạy học, phần lên lớp là hình thức cơ bản nhất. Bài học nội khóa là một khâu quan trọng của quá trình dạy học nhằm thực hiện chương trình, SGK, góp phần thực hiện mục tiêu môn học, cấp học.

Trên cơ sở những nguyên tắc đã xác định, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại các trường THCS Thanh Hóa. Từ kết quả thực nghiệm sư phạm, đối chiếu với hệ thống lý luận, chúng tôi rút ra những kết luận sư phạm, khoa học về các hình thức, biện pháp sử dụng các LHLS trong dạy học học lịch sử ở trường THCS.

2.2.3.1. Sử dụng hình ảnh LHLS trong bài học lịch sử nội khóa

Việc sử dụng tư liệu về LHLS của quê hương trong bài học lịch sử nội khóa là rất cần thiết, nhất là các LHLS có liên quan đến các sự kiện lịch sử đang học.. Trong bài học này, GV cần cung cấp cho HS những hiểu biết cơ bản về di tích. Tuy nhiên, cần chú ý, bộ môn lịch sử không phải chủ yếu

hướng dẫn HS nghiên cứu, tìm hiểu các LHLS (Kể cả các bài lịch sử địa phương), mà sử dụng các LHLS như một nguồn tư liệu, một đồ dùng trực quan để hiểu sâu sắc về các nhân vật, sự kiện có liên quan. Vì vậy, giới thiệu di tích chủ yếu giới thiệu những nội dung lịch sử chứa đựng trong di tích. Ví dụ, khi học về sự kiện cuộc khởi nghĩa Lê Lợi, chúng tôi giới thiệu cho HS lớp 7 những nét cơ bản về lễ hội đền Lê Lợi, như:

+ Tưởng nhớ đến công lao của người anh hùng dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

+ Mở đầu cho nền quân chủ tập quyền cao độ của nhà Lê.

+ Vị trí, ý nghĩa của người anh hùng dân tộc, gắn liền với lễ hội…

Việc sử dụng LHLS thường để khai thác tư liệu, minh họa trong bài nội khóa. Muốn thực hiện công việc này, GV trước hết phải tìm hiểu, nghiên cứu các LHLS, nhất là các LHLS ở địa phương để lựa chọn, sưu tầm những tư liệu cần thiết. Mỗi GV tự sưu tầm, tập hợp thành bộ tư liệu phong phú về LHLS, bên cạnh các tài liệu, đồ dùng dạy học khác. Trong các đợt học tập, tham quan tại LHLS, HS là một lực lượng quan trọng để sưu tầm, làm cho bộ tư liệu của nhà trường ngày càng nhiều.

Tư liệu về LHLS có nhiều, nhưng trong dạy học lịch sử ở trường THCS, các loại như tranh ảnh, bản đồ, hiện vật, các đoạn văn miêu tả, kể chuyện về LHLS thường được sử dụng nhiều hơn.

Sau khi sưu tầm, GV tiến hành phân loại tư liệu cho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể. Thời gian của tiết học có hạn, vì vậy, GV cần lựa chọn những tư liệu tiêu biểu, cơ bản nhất, được sử dụng như một phương tiện trực quan, kết hợp chặt chẽ với lời nói của GV và các PPDH khác.

Trong phân phối chương trình lịch sử lớp 7, chương 1 bài 9, tiết 40 “ Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê ”, giáo viên tiến hành bài dạy tại khu thực địa tại lễ hội lịch sử Lê Hoàn tại Xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Giáo

viên giới thiệu thân thế, sự nghiệp công lao, đóng góp của Lê Hoàn, đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Tưởng nhớ đến công lao của Lê Hoàn, nhân dân trong làng xã đã xây dựng ngôi đền để thờ ông. Giáo viên giới thiệu sơ qua về kiến trúc của ngôi đền, ngôi đền được mô tả xây dựng theo kiểu chữ công, dáng thấp, chắc khỏe, có tường bao quanh theo kiểu nội công ngoại quốc. Toàn bộ ngôi đền có 13 gian. Đây là kiến trúc quen thuộc cổ truyền của các đền nước ta, đứng giữa sân nhìn phía trước là tiền đường, năm gian nhà với diện tích mái khá rộng được làm bằng gỗ, lớp ngói mũi hài to bản nhấp nhô, tựa làn sóng uốn lượn song song đều đặn, tạo nên không gian rộng, thoáng mát thích hợp với khí hậu nhiệt đới ở nước ta. Toàn bộ chiều cao của công trình gồm (Tiền đường, trung đường, hậu cung có độ dài bằng nhau), có một đặc điểm của ngôi đền là hơi thấp một chút so với kiến trúc các ngôi đền cùng thời gian là do hai lý do sau: Một là, nền của ngôi đền không được tôn cao, chỉ có một cấp mà cả một khu đất rộng. Hai là, các mái đều được kéo rộng ra, nhằm mục đích bảo vệ ngôi đền trách nắng mưa trực tiếp hắt ánh nắng vào. Tiếp đến là tám mái tàu của nhà tiền đường và hậu cung là những bộ phận được đặc biệt chú ý với độ cong vừa phải, đến đoạn cuối của các tàu mái hướng theo bờ dãi lại được nhô đều lên để ghép với nhau, tạo thành tám đầu đao như muốn nâng bổng công trình kiến trúc đạo đáo này. Nhờ vậy, tuy phần mái có phần hơi xòe có phần nặng nề nhưng vẫn toát lên nét thanh tú của ngôi đền. Người nghệ sỹ dân gian còn tạo thêm tám trên tám đầu đao một hình mặt hổ phù bằng đất nung được uốn cong theo đầu đao. Tại mỗi đỉnh chóp của đầu đao lại được gắn thêm một con nghê nhỏ, dáng ngồi chầu hướng lên bờ nóc. Đây là điểm khác biệt nhất, độc đáo nhất ở đền thờ Lê Hoàn mà chúng ta ít thấy ở các ngôi đền khác, những con nghê này có tư thế khác nhau tạo thành bức tranh đầy sinh động, những tác phẩm này được người nghệ

nhân trau truốt bằng đất nung thu hút được rất nhiều du khách thập phương đến mỗi khi vãn cảnh ngôi đền.

Phần lễ thường mang một hình thức chung của thời phong kiến để lại làm khuôn mẫu. Trong ban hành lễ có một đội nam, đội nữ để tế và có ba tiếng trống, tiếng chiêng để làm lễ.

Việc tổ chức lễ do các chức sắc, cùng hội tử văn đảm nhiệm.Việc rước thánh trước hoặc sau khi tế lễ do trai đinh đảm nhiệm.Và khi bắt đầu hội tế, là dâng hương để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng của dân tộc. Đây là lễ hội lớn trong năm của xã Xuân Lập, trước đây có năm chẵn có các quan ở triều đình hoặc ở tỉnh về làm chủ tế gọi là “ Quốc lễ ’’, lễ được mở trong 3 ngày. Từ chiều ngày 7 tháng 3, tức là để cho các người nữ tế gồm 12 người được chọn trong 6 xóm chuẩn bị. Sáng ngày mùng 8 tế chính kị có đội nam, tức là tế lễ do các cụ nam giới cũng được chọn trong 6 xóm mỗi xóm 2 người, đến chiều ngày mùng 8 có đoàn của xã Xuân Tân huyện Thọ Xuân lên tế lễ cùng, nơi đây làng bố nuôi của Vua Lê Hoàn. Ngày mùng 9 tế tạ lễ.

Trong các ngày lễ, ông cai đám được cử làm chủ lễ. Ông đặt lễ lên bàn thờ rồi lễ cúng vua. Lễ xong, ông cai quỳ trước cung vua, có 1 người rót rượu và 1 người đọc sớ, sớ đọc xong rượu cũng được rót lần thứ 2 rồi đến lần thứ 3 vào chén trên, ban chủ lễ lùi ra, dân làng lần lượt vào lễ.

Trước khi mở lễ làng Xuân Lập thực hiện 2 nghi lễ mang tính tục lệ. Vào sáng ngày mùng 6 tháng 3 các hoàng đinh trong làng được các giáp dắt ra hồ sen rộng ở phía đông ngôi đền để bốc bùn dưới hồ đắp thành đất bao quanh ngôi đền, gọi là tục bồi tường để nhớ lại khi còn làm tướng Lê Hoàn nhất thiết bắt quân sĩ khi lập đồn, hạ trại phải đào hào đắp lũy. Một bộ phận khác xuống hồ đánh cá, đem những con cá to lên làm gõi cá (cá được nhúng vào nước chua và cay rồi nộm với lạc, vừng rồi ăn với các loại lá lốt, lá xung…), được tiến vua để kỷ niệm khi vua bắt sứ gỉa tàu ăn thịt cá sống, theo văn hóa ẩm thực của nước ta.

Rước kiệu trong lễ hội là 1 hình thức văn hóa mang đậm tính tâm linh của người dân xã Xuân Lập. Việc rước kiệu được tiến hành từ đền thờ Lê Hoàn ra lăng mẫu hậu, làm lễ xong ở đền rồi rước kiệu đến nhà bố mẹ đẻ, rồi rước đến nhà bố mẹ nuôi của Lê Hoàn để làm lễ. Rước kiệu gồm có cờ, lộng, giàn binh khí, phường nhạc bát âm, xu kiệu, theo sau là cả 1 đoàn người. Những người khiêng kiệu được chọn ra từ các giáp, là những nam thanh nữ tú siêng năng trong công việc, có đạo đức, phẩm chất tốt, gia đình không có tỳ vết, được nhân dân trong làng yêu mến.

Mỗi kỳ lễ kỉ niệm, ai cũng được ôn lại sự nghiệp anh hùng công lao to lớn của vua Lê Hoàn, đại tế được tổ chức nghiêm trang sân trong đại lế, sân ngoài vui chơi: Thi bắn cung, thi bắn nỏ …đặc biệt là đua thuyền, khơi dậy tục đua thuyền trên sông Hoàng Long gợi lại thủy quân thời vua Lê Đại Hành, đánh tan quân xâm lược nhà Tống. Du khách về dự lễ hội ngắm cánh hồ sen hương thơm lan tỏa hướng về cội nguồn.

Trong 3 ngày lễ là dịp hội ngộ con cháu, bạn bè xa gần, du khách mọi miền về đây thắp ném hương thơm tưởng miện cầu mong hạnh phúc, an lành và tận mắt thấy cảnh nông dân thi cày tịch điền ôn lại truyền thống vua Lê Đại Hành đã biết chăm lo nghề nông.

Vào dịp này, đền thờ Lê Hoàn ngày đêm khói hương nghi ngút, kèn trống và cờ quạt tưng bừng.

Mục đích tổ chức các nghi lễ nhằm cảm tạ sự che trở của vị thành hoàng làng trong toàn bộ dân làng trong đời sống và lao động sản xuất gặp nhiều may mắn. Ngoài quan niệm, tín ngưỡng, những thiết chế truyền thống của lễ hội, là trụ cột cho sự bền vững của giá trị nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Lễ hội Lê Hoàn hàng năm được tổ chức một cách đều đặn từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 3 âm lịch hằng năm bà con trong xã, cùng với khách thập phương lại về đây tụ họp thưởng thức các hội diễn văn nghệ, diễn lại các tiết

mục về tích xưa trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Bước vào lễ khai mạc diễn ra các trò như múa rồng, múa trống, đấu chọi. Trong quá trình diễn ra phần hội dược chia ra thành 5 loại hội: Lễ hội nông nghiệp, lễ hội phồn thực, hội thi văn nghệ giải trí, hội thi tài đấu vật, hội thi diễn lại tích xưa của lịch sử. Tất cả các hoạt động nói trên, thể hiện sự phong phú, đa dạng sinh hoạt cộng đồng, gây sự hứng thú say mê cho nhiều người tham gia. Dù có đi bất cứ nơi đâu người dân cũng không quên ngày hội của quê hương mình. Tổ chức các cuộc thi này cốt để nhớ tới thuần phong mỹ tục của nền văn hóa dân tộc, đồng thời cũng nhắc nhỡ đến trai thanh gái tịch giữ lấy phong tục tập quán của thôn quê nhằm khích lệ, động viên các thế hệ nhớ về cội nguồn dân tộc. Với con người được vui, trẻ con vật khỏe mạnh mùa màng bội thu. Lễ hội đã làm cho con người được thư giãn thoãi mái, nó có vai trò như một tiết tấu làm cho nhịp điệu cuộc sống của con người xôi động hơn. Lễ hội thường phô diễn cái đẹp, những giá trị tốt đẹp đó cần được lưu truyền, để nhắc nhỡ thế hệ hôm nay và mai sau luôn lưu giữ những truyền thống tốt đẹp đó.

Tại ngôi đền Lê Hoàn hiện nay, nhân dân trong làng vẫn giữ được nhiều hiện vật lịch sử đáng quí như : Hai tấm bia đá, các đạo sắc phong, câu đối …., là những hiện vật có giá trị lịch sử to lớn đối với môn học lịch sử.

Chương trình lịch sử THCS có khá nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử như Bà Triệu, Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, Chúa Trịnh, chúa Nguyễn, các lãnh tụ phong trào Cần Vương…gắn với các LHLS tiêu biểu ở Thanh Hóa. Vì vậy, gần như bất kỳ bài lịch sử dân tộc nào cũng cần thiết được minh họa, bổ sung bằng các tư liệu LHLS. Các tư liệu, như tranh ảnh, bản đồ… trong SGK vừa thiếu là in ấn không đẹp.

Trong tương lai gần, khi các phương tiện nghe nhìn hiện đại được sử dụng phổ biến ở trường THCS, các phòng bộ môn được xây dựng, HS có thể

tham quan các LHLS nổi tiếng của thế giới và nước ta ngay tại trường. Hình thức sử dụng tư liệu của các LHLS dần được thay đổi, gắn liền với phương tiện hiện đại. Tuy nhiên, HS sử dụng các tư liệu này để tìm hiểu sâu các sự kiện lịch sử, chứ không phải thưởng ngoạn. Thông qua quan sát, phân tích tư liệu LHLS, HS tưởng tượng các khung cảnh lịch sử, tranh luận các vấn đề lịch sử…

Tóm lại, khai thác các tư liệu về LHLS trong dạy học bài nội khóa nhằm minh họa, cụ thể hóa, bổ sung cho các sự kiện lịch sử. Mức độ thành công của hình thức này tùy thuộc vào sự chuẩn bị của GV và HS, đảm bảo các phương pháp sư phạm, khoa học: Tư liệu súc tích, chính xác về nội dung khoa học, đẹp, hấp dẫn về hình thức trình bày. Thời gian, liều lượng sử dụng tư liệu về LHLS phù hợp với nội dung từng bài, từng sự kiện lịch sử và trình độ HS.

2.2.3.2. Tổ chức bài học tại lễ hội lịch sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài học là hình thức cơ bản của quá trình dạy học. Bài học lịch sử được tiến hành tại thực địa tổ chức LHLS, nơi đã từng diễn ra các sự kiện lịch sử. Nó được thực hiện theo nội dung quy định được thực hiện trong chương trình và hoàn toàn khác với các hoạt động ngoại khóa LHLS. “Tuy hình thức học tập có thay đổi, song bài học tại thực địa là bài học nội khóa, một mắt xích trong toàn bộ khóa trình, có liên quan đến các bài lịch sử khác. Việc học tập loại bài này bắt buộc đối với tất cả HS” [17; 21].

Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với HS về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Nhưng trong thực tế dạy học ở THCS, do nhận thức về ý nghĩa của bài học này chưa đúng, do chưa có một hệ thống lý luận về PPDH và điều kiện, cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn, nên hình thức dạy học này chưa được áp dụng phổ biến.

Từ kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra những kết luận khái quát về việc tổ chức dạy học bài học lịch sử tại thực địa tổ chức LHLS

Thứ nhất, HS lớp thực nghiệm chăm chú, say sưa, hứng thú học tập hơn lớp đối chứng, vì nội dung phong phú, tính chất hấp dẫn, hình thức sinh động của bài học. Lần đầu tiên, các em được học bài học lịch sử không phải trên lớp mà tại LHLS của quê hương, được tìm hiểu các sự kiện lịch sử qua những hiện vật thật, trong một “khung cảnh lịch sử” như sự kiện đã xảy ra. Các em không phải thụ động tiếp thu những sự kiện “khô khan, nặng nề” của một bài học lịch sử kiểu “thông báo”. Trái lại, trong giờ học tại thực địa, HS bắt đầu tìm hiểu các sự kiện bằng quan sát các hiện vật, địa hình, tranh ảnh về di tích. Tư duy lịch sử của các em thể hiện tính trực quan, cụ thể hơn. Ví dụ, cuộc

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng các lễ hội lịch sử địa phương trong dạy học phần lịch sử việt nam lớp 7 ở trường THCS tỉnh thanh hóa (Trang 53)