Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản chương trình phần lịch sử lớp

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng các lễ hội lịch sử địa phương trong dạy học phần lịch sử việt nam lớp 7 ở trường THCS tỉnh thanh hóa (Trang 38)

1. 2.6 Một số nhận xét

2.1.1.Mục tiêu, nội dung kiến thức cơ bản chương trình phần lịch sử lớp

hiện nay

2.1.1.1. Phân phối chương trình.

Chương 1: Buổi đầu độc lập thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (Thế kỷ X) Chương 3: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỷ XIII - XIV)

Chương 2: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỷ XI - XII)

Chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (Thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI) Chương 5: Đại Việt ở các thế kỷ XVI - XVIII

Chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX

Chương trình LSVN lớp 7 cung cấp cho học sinh những hiểu biết có hệ thống về tiến trình lịch sử dân tộc, xuyên suốt từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX. Học sinh cần nắm vững được những sự kiện tiêu biểu, phản ánh nội dung chính sau :

Qua trình xây dựng và phát triển của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền từ thời Đinh, tiền Lê, đến thời Lý, Trần, hậu Lê, Nguyễn ngày càng hoàn thiện. Đất nước đã có những thành tựu rực rỡ về mọi mặt : Kinh tế, văn hóa - xã hội, nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc …

Đây là giai đoạn, phát triển rực rỡ nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, học sinh ghi nhớ về những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc, thay đổi các vương triều phong kiến trong nước, các cuộc đấu tranh chống sự xâm lược của phong kiến phương Bắc, tiêu biểu cho những sự kiện này: Hai lần chống quân xâm lược Tống, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh. Những cuộc kháng chiến này gắn với địa danh lịch sử và gắn liền với những vị anh hùng cụ thể, trong mỗi tên đất, tên miên đều ghi công trạng của họ. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp thêm những hình ảnh, hiện vật để làm sinh động thêm sự kiện.

Trong giai đoạn lịch sử này, vấn đề văn hóa có ý nghĩa đặc biệt đối với lịch sử dân tộc. Trải qua hơn một nghìn năm bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương bắc luôn muốn hán hóa nền văn hóa dân tộc ta. Nhưng cũng

trong khoảng thời gian này, nền văn hóa dân tộc đã được khắc họa mang bản sắc riêng, mang đậm khí chất của người Việt, thể hiện ở các mặt đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc - điêu khắc đều mang sắc thái và tinh hoa của người Việt.

Nói tóm lại, đây là giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc, nhân dân Đại Việt đã vượt qua mọi khó khăn thử thách trước kẻ thù xâm lược, xây dựng cho mình một quốc gia dân tộc thống nhất với một nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Đây là yêu cầu quan trọng của lịch sử, vì vậy chương trình LSVN lớp 7 có một vị trí quan trọng trong hệ thống kiến thức mà học sinh cần phải nắm vũng ở trường THCS có tác dụng quan trọng trong việc giáo dục,giáo dưỡng và phát triển tri thức toàn diện cho học sinh.Việc kết hợp với các di tích lịch sử gắn liền với những sự kiện của lịch sử dân tộc tại các khu di tích, giúp học sinh nắm được kiến thức thực tế hơn góp phần nâng cao giáo dục bộ môn.

2.1.1.2. Mục tiêu chương trình

Đây là một yêu cầu rất cơ bản và quan trọng, giáo viên không thể sử dụng sử dụng lễ hội lịch sử nếu lễ hội lịch sử đó, không có ý nghĩa và liên quan đến lịch sử của dân tộc, hoặc sai lệch so với lịch sử, hay không phù hợp với sách giáo khoa cũng như nội dung bài học. Chúng ta, đều biết rằng chương trình của các môn học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là những văn băn có tính chất pháp lý mà BGD & ĐT, quy định về những vấn đề cơ bản mà giáo viên phải thực hiện. Giáo viên phải nắm rõ, mục tiêu bài học, chương trình sách giáo khoa của BGD & ĐT ban hành khi tiến hành sử dụng các lễ hội lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử.

Mục tiêu bài học là giáo viên khi sử dụng các lễ hội lịch sử trong dạy học lịch sử là phải giúp học sinh nắm được hoàn cảnh lịch sử, cách thức tiến hành lễ hội, các nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng lớn, có mối quan hệ cũng như

gắn liền với dân tộc, để qua đó học sinh không những nắm vững nội dung, kiến thức, mà còn biết phân tích, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử, theo qui định của của chương trình, học sinh cần phải nắm vững kiến thức cơ bản của bài học. Nội dung các lễ hội là một nguồn tư liệu bổ sung vào bài học, chứ không phải là phương tiện minh họa.

Ở Thanh Hóa, địa phương nào cũng có các lễ hội lịch sử, được tổ chức với quy mô và mức độ khác nhau, vì vậy giáo viên có thể sử dụng LHLS như một nguồn tư liệu bổ sung cho bài giảng. Ví dụ, tổ chức cho các em đi thăm quan khu lễ hội Lam Kinh, từ đó cho các em thảo luận, tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của người anh hùng dân tộc Lê Lợi. Và qua đó, giáo dục lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Như vậy, mục tiêu của bài học đặt ra cho khi sử dụng các lễ hội lịch sử là giáo viên thông qua các lễ hội này giúp cho học sinh nắm được nội dung bài học, ca ngợi tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.

Trên cơ sở mục tiêu bài học, nội dung của chương trình giáo viên có thể sử dụng lễ hội lịch sử phục vụ cho phù hợp với nội dung của chương trình. Trong phân phối chương trình lịch sử lớp 7, chương 1 bài 9, tiết 12+13 “ Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê ”, giáo viên tiến hành bài dạy tại khu thực địa nơi diễn ra lễ hội phải đảm bảo đúng mục tiêu, bài học như :

Đảm bảo mục tiêu, nội dung bài học, người giáo viên qua bài học lịch sử, vận dụng, sử dụng lễ hội lịch sử để giúp cho học sinh hiểu được những vấn đề sau :

Về kiến thức

Nhằm trang bị kiến thức và đạt hiệu quả cao trong bài học. Trong quá trình dạy học, lượng kiến thức cơ bản để cung cấp đạt độ chính xác, khoa học để các em có những hiểu biết, về chiều dài lịch sử dân tộc, từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIX. Đây là, giai đoạn lịch sử có nhiều biến cố lớn lao của lịch

sử dân tộc, nhiều sự kiện lịch sử liên quan đến vận mệnh của dân tộc. Vì vậy, lượng kiến thức lớn cần cung cấp cho học sinh những vấn đề sau :

Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học giáo dục, thành tựu về nghệ thuật kiến trúc, những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, đấu tranh bảo vệ đất nước từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX. Những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như hai lần kháng chiến chống quân xâm lược Tống, ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân xâm lược Minh, Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Xiêm, quân xâm lược Thanh …Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc có nhiều sự kiện, vì vậy cần cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cụ thể về quá trình hình thành nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, các cuộc đấu tranh tranh, dành quyền lực của các dòng họ, các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra, tiêu biểu là phong trào Tây Sơn.

Về tư tưởng

Chương trình LSVN lớp 7 ở trường THCS, giáo dục cho các em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào về những chiến công hiển hách của ông cha ta trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, tự hào về nền văn hóa dân tộc.Trên cơ sở này, giáo dục cho các em hiểu biết trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc.Thông qua việc giới thiệu này, học sinh ý thức được nhiệm vụ, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha để lại.

Trên cơ sở mục tiêu bài học, giáo viên xác định nội dung kiến thức cơ bản của các bài, sau đó sử dụng những di tích lịch sử cho phù hợp.

Việc sử dụng các lễ hội trong dạy học lịch sử phải thường xuyên bám sát mục đích, yêu cầu về các mặt : Hình thành tri thức, rèn luyện kĩ năng và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm cho học sinh. Mục đích, yêu cầu cần phải đạt trên các phương diện giáo dưỡng, giáo dục và phát triển cho học sinh được

quy định trong chương trình môn học, từng bài học cụ thể. Cho nên, việc sử dụng các lễ hội trong dạy học lịch sử phải góp phần thực hiện nhiệm vụ của bài học, không được xao nhãng hoặc rời xa mục đích, yêu cầu của bài học.

Về kĩ năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong chương trình học LSVN lớp 7 ở trường THCS, việc rèn luyện cho học sinh tính chủ động, tích cực trong học tập, kĩ năng thực hành bộ môn là quan trọng ( Tài liệu tham khảo, tranh ảnh, lược đồ biểu đồ, lập bảng so sánh, bảng thống kê, sách giáo khoa…). Trên cơ sở đó, phát triển các thao tác tư duy cho học sinh : Quan sát, đánh giá các sự kiện lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp …, góp phần phát huy năng lực nhận thức, năng lực thực hành, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cuả học sinh nói chung và rèn luyện các thao tác tư duy để đánh giá tính hiệu quả của bài học. Từ những vấn đề này, xây dựng cho học sinh một phong cách học tập chủ động, tích cực độc lập, trao đổi thảo luận xây dựng hiệu quả bài học trên lớp, vận dụng kiến thức, tìm hiểu, sưu tầm tài liệu, đánh giá, rút ra bài học.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, để đạt hiệu quả cao của bài học, giáo viên cần phải thường xuyên nâng cao kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, nắm sát tâm lí học sinh, mục tiêu đào tạo của chương trình.

2.2. Một số hình thức, biện pháp sử dụng các lễ hội lịch sử địa phương trong dạy học phần lịch sử Việt Nam lớp 7 ở Tỉnh Thanh Hóa.

2.2.1. Nguyên tắc khai thác và sử dụng các lễ hội lịch sử trong dạy học lịch sử Việt nam lớp 7 ở tỉnh Thanh Hóa.

2.2.1.1. Khai thác tính trực quan sinh động của LHLS

Khác với học tập các môn học khác, quá trình nhận thức lịch sử của HS THCS có những đặc điểm riêng. Lịch sử là một chuỗi các sự kiện đã xảy ra kế tiếp nhau một cách hợp quy luật. Khi học lịch sử, HS lĩnh hội một hệ thống sự kiện lịch sử cơ bản, phổ thông về quá trình phát triển hợp quy luật của dân

tộc, xã hội loài người từ nguyên thủy đến ngày nay. Sự kiện lịch sử là cơ sở của quá trình nhận thức lịch sử của HS. Sự kiện càng cụ thể, chính xác, phong phú, sinh động thì việc tạo biểu tượng, hình thành khái niệm lịch sử cho HS càng sâu sắc, bền vững.

Các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ, không “lặp lại nguyên si” trong hiện tại. Các sự kiện lịch sử lại không tái tạo được trong phòng thí nghiệm, dù với trình độ khoa học, kỹ thuật ngày nay, người ta có thể phục chế từng phần, từng mặt của sự kiện lịch sử, hoặc lưu giữ chúng cho tương lai. Vì vậy, quá trình nhận thức lịch sử không phải bắt đầu từ xúc giác, không thể “trực quan sinh động”, kể cả những sự kiện đang diễn ra. Nhận thức lịch sử của HS được bắt đầu từ biểu tượng lịch sử, được tạo nên trên cơ sở những sự kiện lịch sử “chính xác, cơ bản, điển hình” như Lê Nin đã khẳng định. Chỉ dựa trên cơ sở những sự kiện lịch sử cụ thể, chính xác, HS mới có những hình ảnh về quá khứ, làm nền tảng cho việc hình thành những khái niệm lịch sử. Thành công, hiệu quả của bài học lịch sử là tạo được ở HS những biểu tượng lịch sử chính xác, phong phú về các sự kiện đang học.

Để đạt được điều đó, phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng, vì “các phương tiện trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho HS, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử” [30 ; 51]. Đồ dùng trực quan giúp “HS nhớ kỹ, hiểu sâu các sự kiện lịch sử vì như các nhà tâm lý đã khẳng định, những hình ảnh nhận thức qua trực quan là những hình ảnh lưu giữ lại bền vững nhất” [21; 45].

Về mặt phát triển, phương tiện trực quan có tác dụng rèn luyện cho HS các kỹ năng quan sát, trí tưởng tượng, mô tả, phân tích, liên hệ, trau dồi ngôn ngữ…Khi sử dụng bất kỳ phương tiện trực quan nào, HS cũng đều phải huy động các thao tác tư duy, so sánh, liên hệ với những tri thức lịch sử đã học. Các em miêu tả, tường thuật lại các sự kiện bằng ngôn ngữ của chính mình.

Phương tiện trực quan còn tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, xúc cảm thẩm mỹ của HS. “Với tất cả ý nghĩa giáo dưỡng, giáo dục và phát triển, đồ dùng trực quan góp phần to lớn, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho HS. Nó còn là chiếc cầu nối giữa hiện thực quá khứ khách quan với đời sống hiện tại” [30; 62]

Trong việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, phương tiện dạy học đóng vai trò quyết định. Tuy nhiên, các đồ dùng trực quan hiện nay vẫn thiếu và không đồng bộ, kể cả những đồ dùng tối thiểu, cần thiết, như bản đồ, sơ đồ, sa bàn…Tình trạng “dạy chay”, “thầy đọc, trò ghi” vẫn còn nhiều. Vì vậy, đảm bảo việc phát huy tính trực quan trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của quá trình dạy học lịch sử, bởi vì như N. Sacđacốp đã khẳng định: “Nhiệm vụ thứ nhất của tính trực quan là cung cấp cho HS tới mức tối đa các tri thức cụ thể, các biểu tượng trong sáng và muôn hình, muôn vẻ về các sự vật, hiện tượng đang học, nhằm phát huy sử dụng nhận thức cảm tính, tích lũy các biểu tượng về các sự kiện để hoàn thiện các tri thức khái quát” [40;35]. Và ông cũng cho rằng: “Có thể thực hiện nhiệm vụ này bằng cách tổ chức cho HS lĩnh hội tri thức LHLS, các di sản văn hóa” [40;36]. LHLS có ở hầu khắp địa phương. Có thể nói, bất kỳ sự kiện lịch sử dân tộc nào trong chương trình THCS cũng được minh họa bởi các LHLS ở quê hương, hoặc các địa phương lân cận.

Cũng như các phương tiện trực quan khác, việc sử dụng các LHLS phải làm cho HS tiếp xúc, làm việc với những di vật, hình ảnh, sơ đồ, sa bàn…của các lễ hội. “ Sử dụng LHLS tốt nhất, trực quan sinh động nhất là tổ chức dạy học tại thực địa nơi diễn ra tổ chức lễ hội, nơi xảy ra những sự kiện của quá khứ. HS được ngắm khung cảnh lịch sử, được tắm mình trong không khí lịch sử như chính nó đã xảy ra” [24; 63]. Tại đây, HS được quan sát trực tiếp các hiện vật thật, được tiếp xúc với những hình ảnh các sự kiện nhân vật, kết hợp

với lời giới thiệu súc tích, có hình ảnh của GV hoặc, hướng dẫn viên. Qua đó, những biểu tượng của sự kiện đã học sẽ hình thành ở các em một cách cụ thể, sinh động hơn.

Tuy nhiên, với những đặc điểm khác với các loại đồ dùng trực quan khác, khi sử dụng LHLS cần chú ý những điểm sau:

Thứ nhất, LHLS chỉ còn ở một, hoặc vài địa phương, nhưng số sự kiện lịch sử HS cần lĩnh hội lại nhiều. Ví dụ, về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (thế kỷ XV), HS cần nắm vững nhiều kiến thức cơ bản, nhiều sự kiện, nhiều nhân vật lịch sử, nhưng số LHLS còn lại không nhiều, và chỉ ở vài địa phương (chủ yếu ở Thanh Hóa)

LHLS là những phương tiện trực quan cố định ngoài trời, không thể

Một phần của tài liệu Khai thác và sử dụng các lễ hội lịch sử địa phương trong dạy học phần lịch sử việt nam lớp 7 ở trường THCS tỉnh thanh hóa (Trang 38)