Tại bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 - 2010: Cơ cấu thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 20,35% đến 22,37% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua thuốc. Khối lượng tiêu thụ thuốc nội chiếm tỷ lệ 82,97% đến 87,3% trong tổng số lượng tiêu thụ tại bệnh viện. Trong hạng A, thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ 40%, 38,33% và 41,79% tổng giá trị tiêu thụ trong khi khối lượng tiêu thụ chiếm
19
6,66%; 7,15%; 7,34%. Thuốc generic chiếm từ 58,1, 60%, 61,7% giá trị tiêu thụ nhưng khối lượng tiêu thụ chiếm trên 90%. Phân tích VEN các thuốc trong hạng A, trong ba năm các thuốc nhóm N chiếm tỷ trọng 4,77%, 4,03% và 2,34% giá trị tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ chiếm tỷ lệ từ 13- 27%. Các phân tích trên sẽ là căn cứ đề xuất với HĐT và ĐT xây dựng, thực hiện và đánh giá các chiến lược can thiệp sử dụng thuốc [19].
Cũng theo một nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang năm 2013, khi phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ABC, VEN, có 576 thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc sử dụng là 135.714.421.26 đồng, trong đó có 66 loại thuốc (11,46%) được xếp hạng A nhưng chiếm đến 70,95% chi phí sử dụng thuốc, 112 loại thuốc (19,44%) thuộc nhóm B chiếm 19,96% chi phí sử dụng thuốc, còn lại 398 loại thuốc (chiếm 69,10%) thuộc nhóm C chỉ chiếm 9,09% chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện. Phân tích VEN cho thấy 50 loại thuốc (chiếm 8,68%) là thuốc tối cần thiết (Nhóm V), 492 loại thuốc (chiếm 85,42%) là thuốc thiết yếu (Nhóm E), còn lại 34 loại thuốc (5,90%) là thuốc không thiết yếu (Nhóm N). Trong phân tích ma trận ABC/VEN, thuốc phân thành Loại I (AV+BV+AE+AN) có 109 loại (chiếm 18,92%), Loại II (BE+CE+BN) có 443 loại (chiếm 75,91%) và loại III (CN) có 24 loại (chiếm 4,17%) [22].