Phương pháp tính liều xác định trong ngày (DDD) giúp chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số lượng sản phẩm hiện có như hộp, viên, ống tiêm, chai thành ước lượng thô về thuốc được dùng trong điều trị, ví dụ: số liều dùng hàng ngày. Liều xác định trong ngày chính là liều trung bình duy trì hàng ngày với chỉ định chính của một thuốc nào đó. Định nghĩa này của trung tâm hợp tác WHO về thống kê các loại tại Oslo (Na Uy) được sử dụng cho mọi thuốc và áp dụng trên toàn thế giới [5].
Liều xác định trong ngày được dựa trên liều trung bình cho người lớn, nhưng có thể được điều chỉnh cho phù hợp với liều trẻ em. Đơn vị tính trong liều khuyến cáo của một thuốc có thể là g, mg cho các thuốc dạng rắn và ml cho các thuốc dạng lỏng hoặc dạng tiêm.
17 1.6.3.2 Cách tính DDD Bảng 1.5 Cách tính DDD Stt Các bƣớc và cách tính Ví dụ 1 Xác định tổng số thuốc được sử dụng hoặc được mua trong 1 năm theo đơn vị số lượng tối thiểu (viên, viên nang, ống tiêm) và hàm lượng (mg, g, UI)
Số lượng Methyldopa được sử dụng hàng năm tại một bệnh viện tuyến tỉnh và các phòng mạch lân cận cho một vùng dân cư 2 triệu người là:
25.000 viên methyldopa 250mg và 3.000 viên methyldopa 500mg
2
Tính tổng lượng thuốc được tiêu thụ trong một năm theo đơn vị mg/ g/ UI bằng cách lấy số lượng (viên, viên nang, ống tiêm) nhân với hàm lượng
Tổng lượng tiêu thụ hàng năm của methyldopa
= (25.000 × 250mg) + (3.000 × 500mg)
= 7.750.000 mg (7.750g)
3
Chia tổng lượng đã tính cho DDD của thuốc
Liều xác định trong ngày (DDD) của methyldopa = 1g
Như vậy, số DDD methyldopa tiêu thụ = 7.750/ 1g =7.750 DDD
4
Chia tổng lượng đã tính cho số lượng bệnh nhân hoặc số dân
Lượng tiêu thụ hàng năm của methyldopa
= 7.750 DDD/ 2.000.000 dân một năm = 3.875 DDD cho 1.000.000 dân một năm
18
1.6.3.3 Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp
Bảng 1.6 Ƣu điểm và hạn chế của phƣơng pháp tính theo DDD
Ƣu điểm Hạn chế
-Giúp chuyển đổi, chuẩn hóa các số liệu về số liệu sản phẩm như hộp, viên, ống tiêm.
-Dùng để so sánh giữa mức tiêu thụ của các thuốc khác nhau trong cùng nhóm khi các thuốc này có hiệu quả điều trị tương đương nhưng khác nhau về liều dùng và giá cả, hoặc các thuốc thuộc các nhóm điều trị khác nhau.
-So sánh sử dụng thuốc tại nhiều thời điểm khác nhau nhằm mục đích giám sát và đánh giá hiệu quả .
-So sánh tình hình tiêu thụ giữa các vùng, giữa các bệnh viện khác nhau.
-So sánh chi phí của các thuốc khác nhau trong cùng nhóm điều trị trong trường hợp các thuốc này không có giới hạn thời gian điều trị như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc điều trị cao huyết áp.
- DDD là đơn vị đo lường mang tính ước định, dựa trên việc xem xét thông tin sẵn có về liều dùng khuyến cáo của nhà sản xuất, của các thử nghiệm lâm sàng đã được công bố chứ không phải liều điều trị.
- DDD không được tính cho các thuốc dùng tại chỗ, vaccin, thuốc gây mê tại chỗ/ toàn thân, chẩn đoán hình ảnh và chiết xuất dị nguyên.
- Phương pháp tính DDD chỉ nên áp dụng khi các số liệu mua thuốc, kiểm kê là đáng tin cậy.
1.7 Thực trạng cơ cấu danh mục thuốc tại một số Bệnh viện
Tại bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2008 - 2010: Cơ cấu thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 20,35% đến 22,37% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua thuốc. Khối lượng tiêu thụ thuốc nội chiếm tỷ lệ 82,97% đến 87,3% trong tổng số lượng tiêu thụ tại bệnh viện. Trong hạng A, thuốc biệt dược gốc chiếm tỷ lệ 40%, 38,33% và 41,79% tổng giá trị tiêu thụ trong khi khối lượng tiêu thụ chiếm
19
6,66%; 7,15%; 7,34%. Thuốc generic chiếm từ 58,1, 60%, 61,7% giá trị tiêu thụ nhưng khối lượng tiêu thụ chiếm trên 90%. Phân tích VEN các thuốc trong hạng A, trong ba năm các thuốc nhóm N chiếm tỷ trọng 4,77%, 4,03% và 2,34% giá trị tiêu thụ, khối lượng tiêu thụ chiếm tỷ lệ từ 13- 27%. Các phân tích trên sẽ là căn cứ đề xuất với HĐT và ĐT xây dựng, thực hiện và đánh giá các chiến lược can thiệp sử dụng thuốc [19].
Cũng theo một nghiên cứu khác tại bệnh viện đa khoa tỉnh An Giang năm 2013, khi phân tích danh mục thuốc sử dụng theo ABC, VEN, có 576 thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Tổng chi phí thuốc sử dụng là 135.714.421.26 đồng, trong đó có 66 loại thuốc (11,46%) được xếp hạng A nhưng chiếm đến 70,95% chi phí sử dụng thuốc, 112 loại thuốc (19,44%) thuộc nhóm B chiếm 19,96% chi phí sử dụng thuốc, còn lại 398 loại thuốc (chiếm 69,10%) thuộc nhóm C chỉ chiếm 9,09% chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện. Phân tích VEN cho thấy 50 loại thuốc (chiếm 8,68%) là thuốc tối cần thiết (Nhóm V), 492 loại thuốc (chiếm 85,42%) là thuốc thiết yếu (Nhóm E), còn lại 34 loại thuốc (5,90%) là thuốc không thiết yếu (Nhóm N). Trong phân tích ma trận ABC/VEN, thuốc phân thành Loại I (AV+BV+AE+AN) có 109 loại (chiếm 18,92%), Loại II (BE+CE+BN) có 443 loại (chiếm 75,91%) và loại III (CN) có 24 loại (chiếm 4,17%) [22].
1.8 Vài nét khái quát về Bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình
1.8.1 Cơ cấu tổ chức
Bệnh viện đa khoa thành phố là đơn vị sự nghiệp y tế công lập, trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, là cơ sở khám, điều trị cho người bệnh và nhân dân trên địa bàn thành phố Thái Bình. Trước năm 2006 là Trung tâm Y tế Thị xã, từ tháng 12 năm 2006. Thực hiện quyết định số 16/QĐ- UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh Thái Bình v/v sắp xếp lại tổ chức ngành y tế theo thông tư liên tịch số 11/2005/TTLB-BYT-BNV ngày 12/5/2005 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, Bệnh viện đa khoa thành phố được tách ra từ Trung tâm y tế thành phố. Bệnh viện có
20
17 khoa phòng với 09 khoa lâm sàng, 04 khoa cận lâm sàng và 04 phòng chức năng. Tổng số giường thực kê của Bệnh viện là 234 giường.
Hình 1.1 Mô hình tổ chức bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình BAN GIÁM ĐỐC
Các đoàn thể
- Công đoàn - Hội cựu chiến binh
- Đoàn thanh niên
Hội đồng tƣ vấn:
- Khoa học kỹ thuật - Thuốc và điều trị - Thi đua khen thưởng - Hội đồng chống nhiễm khuẩn Khối lâm sàng 1. Khoa Hồi sức – Cấp cứu
2. Khoa Nội tiết – Tim Mạch 3. Khoa Nội tổng hợp 5. Khoa Sản 6. Khoa Khám bệnh 7. Khoa Đông y – Phục hồi chức năng 8. Khoa 3 chuyên khoa 9. Khoa Nhi 10. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Khối cận lâm sàng 1. Khoa Chẩn đoán hình ảnh 2. Khoa Dược 3. Khoa Kiểm soát
nhiễm khuẩn 4. Khoa Xét nghiệm Phòng chức năng 1. Phòng Kế hoạch tổng hợp 2. Phòng Tổ chức – Hành chính 3. Phòng Tài Vụ 4. Phòng Điều dưỡng
21
1.8.2 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa thành phố Thái Bình.
Bảng 1.7 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện đa khoa thành phố năm 2014
Stt Chƣơng bệnh Mã ICD Tần
suất
Tỷ lệ %
1 Chương IV Bệnh nội tiết, dinh dưỡng chuyển hoá E00-E90 16.433 34,2
2 Chương XI Bệnh của hệ tiêu hoá K00-K93 6.398 13,3
3 Chương X Bệnh của hệ hô hấp J00-J99 5.981 12,4
4 Chương VI Bệnh của hệ thống thần kinh G00-G99 3.903 8,1 5 Chương XIII Bệnh của hệ thống cơ, xương
và mô liên kết M00-M99 3.499 7,3
6 Chương I Bệnh nhiễm khuẩn và kí sinh vật A00-B99 2.422 5,0 7 Chương VII Bệnh của mắt và phần phụ H00-H59 1.938 4,0 8 Chương XIV Bệnh của hệ tiết niệu sinh dục N00-N99 1.357 2,8 9
Chương XIX
Vết thương, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoài
S00-T 98 822 1,7
10 Chương II Khối u C00-D48 751 1,6
11 Chương IX Bệnh của hệ tuần hoàn I00-I99 333 6,9
12 Chương XVIII
Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất thường lâm sàng, xét nghiệm
R00-R99 304 0,6
13 Chương XX Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong V01-Y98 284 0,6 14
Chương XV Chửa, đẻ và sau đẻ O00-O99 226 0,5
15
Chương VIII Bệnh của tai và xương chũm H60-H95 222 0,5 16 Chương XII Bệnh của da và tổ chức dưới
da L00-L99 181 0,4
Tổng 48.051 100,0
1.8.3 Hoạt động lựa chọn thuốc của HĐT&ĐT tại bệnh viện năm 2014
1.8.3.1 Cơ cấu tổ chức của HĐT&ĐT bệnh viện đa khoa thành phố
Hội đồng thuốc & điều trị hàng năm được kiện toàn theo quyết định của giám đốc bệnh viện. Thành phần HĐT&ĐT gồm:
22
1. Phó giám đốc phụ trách chuyên môn – Chủ tịch 2. Trưởng khoa Dược – Phó chủ tích thường trực 3. Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Thư ký 4. Trưởng khoa Nội tiết – Tim mạch - Ủy viên 5. Trưởng khoa Nội tổng hợp - Ủy viên
6. Trưởng khoa Ngoại - Ủy viên
7. Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu và chống độc - Ủy viên 8. Trưởng khoa Sản - Ủy viên
9. Trưởng khoa Khám bệnh - ủy viên 10. Trưởng khoa Nhi - ủy viên
11. Trưởng khoa 3 chuyên khoa - Ủy viên
12. Trưởng khoa Đổng Y – Phục hồi chức năng - ủy viên 13. Trưởng phòng Tài Vụ - ủy viên
14. Phó khoa dược - Dược sỹ lâm sàng - ủy viên
1.8.3.2 Hoạt động lựa chọn DMT của HĐT&ĐT:
Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện được lựa chọn từ kết quả đấu thầu của Sở Y tế Thái Bình. Khi có kết quả, khoa dược gửi kết quả tới từng thành viên trong Hội đồng để xem xét và lựa chọn trên cơ sở mô hình bệnh tật của khoa, của bệnh viện. Sau đó, toàn Hội đồng tiến hành họp để đánh giá kết quả sử dụng thuốc năm trước, thống nhất các thuốc lựa chọn cho năm hoạt động. Cuối cùng thư ký và khoa dược tập hợp lại thành danh mục thuốc bệnh viện trình lãnh đạo phê duyệt và ban hành.
23
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Danh mục thuốc chủ yếu của bệnh viện năm 2014 - Danh mục thuốc tân dược sử dụng năm 2014
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
- Mô tả hồi cứu - Cách tiến hành
+ Hồi cứu DMT chủ yếu năm 2014 (danh mục thuốc được Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng để sử dụng cho năm 2014) đã được lãnh đạo bệnh viện phê duyệt, lưu trữ tại khoa dược.
+ Kết xuất kết quả sử dụng thuốc tân dược đã sử dụng trong năm 2014 từ phần mềm quản lý bệnh viện và xem đó là DMT sử dụng năm 2014, bao gồm các thông tin: tên hoạt chất, tên thuốc, đơn vị tính, thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu, dạng bào chế, thuốc mang tên gốc, tên biệt dược gốc, tên thương mại, thuốc thiết yếu, thuốc chủ yếu, thuốc đơn thành phần, đa thành phần, lượng sử dụng, đơn giá, thành tiền (các thông tin trên được thu thập vào các phụ lục).
2.2.2 Phân tích và xử lý số liệu
2.2.2.1 Phân tích số liệu:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích ABC
Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc.
Bước 2: Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: - Đơn giá của từng thuốc
24
- Số lượng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện.
Bước 3: Tính số tiền cho mỗi thuốc bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lượng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc.
Bước 4: Tính giá trị phần trăm của mỗi thuốc bằng cách lấy số tiền của mỗi thuốc thuốc chia cho tổng số tiền.
Bước 5: Sắp xếp lại các thuốc theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.
Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi thuốc; bắt đầu với thuốc số 1, sau đó cộng với thuốc tiếp theo trong danh sách.
2.2.2.2 Xử lý số liệu: sử dụng phần Microsofl Excell for windows.
2.2.3 Chỉ số/ biến số nghiên cứu
Bảng 2.8 Các biến số về thuốc và danh mục thuốc
Biến cụ thể Loại biến Định nghĩa biến Nguồn thu thập
Thuốc biệt dược gốc
Biến định danh
Thuốc trong gói số 2 của kết quả trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thái Bình
Danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng Thuốc tên thương mại Biến định danh
Thuốc trong gói số 1 trong kết quả trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thái Bình
Thuốc tên gốc
Biến định danh
Thuốc trong gói số 1 của kết quả trúng thầu năm 2014 của Sở Y tế Thái Bình, có tên trùng với tên trong cột hoạt chất của danh mục thuốc thiết yếu hoặc danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Thuốc sản xuất trong nước Biến nhị phân
Thuốc sản xuất bởi các công ty dược trong nước hoặc nhượng quyền của các cơ sở sản xuất nước ngoài.
25
Thuốc nhập khẩu
Biến nhị phân
Thuốc sản xuất ở nước ngoài và nhập khẩu để tiêu thụ ở Việt Nam
Nhóm tác dụng dược lý
Biến thứ hạng
Nhóm thuốc được phân theo tác dụng dược lý quy định tại Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế Thông tư 40/2014/TT- BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế Thuốc chủ yếu Biến nhị phân
Thuốc trong Thông tư 40/2014/TT- BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Bộ Y tế
Thuốc thiết yếu (N)
Biến nhị phân
Thuốc trong DMT thiết yếu do Bộ Y tế ban hành lần VI
DMT chủ yếu và DMT sử dụng Thuốc tiêm Biến rời
rạc
Thuốc sử dụng đường tiêm (bao gồm cả tiêm và tiêm truyền)
Thuốc uống Biến định
danh Thuốc sử dụng đường uống Thuốc đơn
thành phần mang tên gốc
Biến định danh
Thuốc chỉ chứa một hoạt chất có tác dụng dược lý mang tên gốc hoặc tên chung quốc tế Thuốc đơn thành phần mang tên thương mại Biến rời rạc
Thuốc chỉ chứa một hoạt chất có tác dụng dược lý mang tên thương mại
Thuốc đa thành phần
Biến nhị phân
Thuốc có chứa từ 2 thành phần trở lên và từng thành phần đều có tác dụng dược lý
Chi phí thuốc Biến liên
tục Kinh phí dành cho mua thuốc
Danh mục thuốc sử dụng
26
2.2.3.1 Liều sử dụng trong ngày theo DDD ( Defined Daily Dose)
Số DDD thuốc sử dụng tính theo 1 ngày–giường được cho bởi công thức
- Số DDD (1 năm): Số DDD của thuốc dùng trong 1 năm
- Số giường thực: Số bệnh nhân nằm trong một khoảng thời gian nhất định, được tính bằng số giường kế hoạch (hoặc thực kê) × công suất sử dụng.
2.4 Thời gian thực hiện
- Đề tài được tiến hành từ tháng 1/2015 – 5/2015
Số DDD (1 năm) Số DDD /giƣờng/1 ngày = Số giƣờng thực x 365 (Công thức 1) Số DDD (1 năm) x 100 Số DDD /100 giƣờng/1 ngày = Số giƣờng thực x 365 (Công thức 2)
27
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 So sánh cơ cấu danh mục thuốc chủ yếu và danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2014. dụng tại bệnh viện năm 2014.
3.1.1 So sánh DMT chủ yếu và DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2014.
Bảng 3.9 So sánh số hoạt chất và số khoản mục thuốc giữa 2 danh mục Phân loại DMT chủ yếu DMT sử dụng Chênh lệch
(1) (2) (3) (4) = (3) – (2)
Hoạt chất (HC) 235 259 24
Số khoản mục thuốc
(SKM) 320 464 144
Tỷ lệ (SKM/HC) 1,4 1,8
Có sự chênh lệch nhiều giữa danh mục thuốc sử dụng và danh mục thuốc chủ yếu về số khoản mục và số hoạt chất. Có đến 24 hoạt chất đã được sử dụng nhưng không có trong danh mục thuốc chủ yếu, tương ứng với 144 khoản mục.
3.1.1.1 Phân tích cơ cấu hoạt chất trong danh mục thuốc sử dụng tăng lên so với danh mục thuốc chủ yếu
Có 11 hoạt chất tăng trong danh mục thuốc sử dụng tăng lên số lượng so với danh mục thuốc chủ yếu, nhiều nhất là hai nhóm: thuốc tác dụng với máu (16 hoạt chất) và nhóm thuốc điều trị bệnh mắt và tai mũi họng (7 hoạt chất). Các nhóm còn lại số lượng tăng lên ít hơn (bảng 3.10).