- Và mới đây nhất là quảng cáo với ý tưởng về cách ăn mừng chiến thắng của các ngôi sao bóng đá nổi tiếng với nhạc nền Waving Flag, bài hát chính thức của World cup 2010.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ – ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
3.1 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM:
* Sự tự tin: Sự tự tin của Cocacola tại Viêt Nam được thể hiện được thể hiện rõ ràng trong các khẩu hiệu quảng cáo của họ qua những năm. Năm đầu tiên có mặt tại Việt Nam Cocacola có khẩu hiệu “Play Red Hot Summer”(1994). Trãi qua các năm khẩu được thay đổi “Play Red Hot Summer again” (1995), “ Enjoy” (1996), “Life is Good” (2001).
* Tính xác thực: Kể từ thế chiến thứ hai, CocaCola đã tự gán cho mình là “Thứ thật”. Mặc cho sự có mặt của những loại thức uống hương vị cola trước đó, ví như rượu Vin Mariani, và cho dù Pepsi-Cola có khởi đầu sau đó một thập niên so với đối thủ của mình ở Atlanta (năm 1894), Coca-Cola vẫn luôn được xem là loại thức uống cola đích thực nhất trên thị trường.
* Tính bền vững: Cocacola xâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 1994 đã đánh bật các các hãng nước ngọt tại Việt Nam như Tribeco, Tân Hiệp Phát, Chương Dương...và đặc biệt là cạnh tranh hơn hẳn với hãng nước ngọt Pepsi đã thâm nhập thị trường Việt Nam trước. Với doanh thu vượt bậc hơn hẳn. Và hiện nay thuộc top đầu của
các hãng nước ngọt tại Việt Nam nói chung và toàn thế giới nói riêng. Điều đó đã khẳng định tính bền vững của Cocacola là vô cùng vững chắc.
* Sức hấp dẫn trẻ trung. Ngay từ lúc ban sơ, CocaCola đã nhắm vào giới trẻ trên toàn thế giới, thậm chí họ còn đặt cả những mẫu quảng cáo trên những bản tin học đường ở Atlanta trong các thập niên 1880, 1890 và bây giờ là tại Việt Nam, hình ảnh Cocacola được thấy khắp nơi trên những đường phố, trạm xe...với màu sắc đỏ trẻ trung và mẩu mã ấn tượng.
* Tính cách Mỹ. Hình ảnh của CocaCola luôn là tiêu biểu cho tính cách Mỹ, từ những áp phích quảng cáo ban đầu có hình huyền thoại Ty Cobb cho đến biểu ngữ to lớn có tên thương hiệu để chào đón sự trở về của phi hành gia Phil Armstrong sau chuyến du hành đến mặt trăng. Và trong suốt Thế chiến thứ hai, công ty này thậm chí còn hỗ trợ tiếp tế quân nhu cho quân đội Mỹ ở nước ngoài theo yêu cầu của Tổng thống Eisenhower.
* Tính thẩm mỹ. CocaCola thấu hiểu sức mạnh của tính thẩm mỹ hơn bất cứ một thương hiệu tiêu dùng nào. Trãi qua nhiểu năm, Cocacola luôn thay đổi mẩu mã, hình dạng dựa trên hai màu cơ bản là đỏ và trắng để luôn làm mới mình. Khác. Hai màu biểu tượng thương hiệu đơn giản trắng và đỏ được sử dụng từ năm 1955 là một minh chứng khác nữa cho sự tập trung vào chất lượng thẩm mỹ của thương hiệu này.
3.2 CHIẾN LƯỢC GIÁ.
Như vậy giá cả là yếu tố định vị chính cho sản phẩm, là một trong các công cụ thuộc phối thức marketing mà công ty sử dụng để đạt được mục tiêu marketing của mình. Các quyết định về giá phải được phối hợp với những quyết định về mẫu mã, phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một chương trình marketing nhất quán và có hiệu quả. Các quyết đưa ra cho những khâu khác thuộc phối thức marketing đều có ảnh hưởng đến những quyết định về giá.
Trong nền kinh tế thị trường năng động như ngày nay, Cocacola luôn bắt kịp với sự thay đổi mau chóng của người tiêu dùng và luôn đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách
đến mục tiêu chiến lược trong tương lai gần mà còn hoạch định chiến lược dài hạn với một mục tiêu duy nhất là: “cho mọi người được giải khát sảng khoái”. Vì vậy, Cocacola luôn tự tin vững bước đi lên với thời gian cùng với sự ủng hộ của khách hàng để Cocacola ngày một mạnh hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn nữa để Cocacola luôn là “… cho bạn cho tôi cho tất cả mọi người”. Sản phẩm Cocacola định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận thức được. Họ xem nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là cơ sở quan trọng để định giá. Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong marketing-mix để xây dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua. Gía được định ra căn cứ vào giá trị cảm nhận đó.
3.3 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI.
Trong hàng trăm năm hình thành và phát triển, con đường xây dựng thương hiệu của Coca-Cola không phải dễ dàng. Trong thời gian đầu, từ một thức uống vô danh trên thị trường, những ông chủ đầu tiên của công ty đã có sự định hướng chính xác trong con đường phát triển.
Bằng việc tích cực xây dựng thương hiệu, Coca-Cola đã trở thành một nhãn hiệu toàn cầu. Và cuộc chiến càng diễn ra gay gắt hơn khi thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các nhãn hiệu sản phẩm giải khát khác cạnh tranh, trong đó có đối thủ truyền kiếp của Coca- Cola là Pepsi. Điều này làm cho ban điều hành của tập đoàn phải liên tục cải tiến các chiến lược quảng cáo, sản xuất, tài chính … để có thể thích nghi tồn tại cùng với sự chuyển biến của xã hội.
Bằng các chiến lược nhắm tới nhiều đối tượng khách hàng, danh tiếng của Coca-Cola đã được biết đến ở từng ngõ ngách. Trong chiến tranh thế giới, những nhà lãnh đạo của công ty đã rất linh hoạt trong việc sử dụng chính những người lính Mỹ để tiếp thị cho sản phẩm này. Nhờ đó mà khi chiến tranh thế giới kết thúc, cái tên Coca-Cola đã trở nên quen thuộc với châu Âu và xa hơn nữa. Không phải là quá khứ mà nói rằng Coca-Cola biết nắm bắt mọi cơ hội từ lớn đến nhỏ để quảng cáo cho thương hiệu của mình.
Những biển quảng cáo nổi bật màu đỏ tươi cùng với dòng chữ Coca-Cola xuất hiện khắp nơi, từ sân bóng đến siêu thị, tiệm tạp hóa … Cũng vì lẽ đó mà cái tên Coca-Cola trở nên quen thuộc với mọi người. Chiến lược marketing đã ngốn của tập đoàn này hàng trăm triệu USD mỗi năm, nhưng nhờ đó mà Coca-Cola đã trở thành cái tên hết sức quen thuộc mỗi khi nhắc đến các sản phẩm giải khát.