2.5.1.1 Mục tiêu kinh doanh:
Hãy tập trung vào các thị trường chủ chốt chứ không nên đầu tư dàn trải để rồi không thu được gì trong cả năm. Đó là chiến lược mà CoCa Cola, hãng sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới, luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu phát triển của mình.Để có được thành công như ngày hôm nay của Coca Cola nhiều chuyên gia phân tích đánh giá rằng đó là nhờ Coca Cola đã thực hiện đúng chiến lược trên. Ngay từ khi mới thành lập, mục tiêu của Coca Cola là chiếm lĩnh những thị trường lớn nhất chứ không dàn trải thị trường của mình trên toàn thế giới.
Không như nhiều hãng nước ngọt trên thế giới luôn tìm cách mở rộng thị trường của mình đến bất cứ chỗ nào có thể thì Coca Cola luôn kiên định với những thị trường truyền thống. Theo hãng thì trước tiên hãy có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường truyền thống rộng lớn đã, sau đó mở rộng những thị trường nhỏ hơn cũng chưa muộn. Nhờ vậy, tại những thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu, biểu tượng Coca Cola luôn có “vững như bàn thạch”.
Hàng năm những khoản đầu tư của Coca Cola vào các thị trường truyền thống luôn chiếm từ 70 đến 80% tổng đầu tư của hãng. Những khoản đầu tư này dành nhiều cho quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các chiến lược marketing khác. Mục tiêu của Coca Cola luôn là khách hàng khi nhắc đến đồ uống nước ngọt là nhớ ngay đến các sản phẩm của Coca Cola.
Theo Chủ tịch Coke, Steve Heyer, chiến lược của Coca Cola sẽ luôn là tập trung vào tăng khối lượng sản phẩm có thể mang lợi, quản lý chi phí khắt khe hơn và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn, coi sự phát triển ở thị trường truyền thống là nhân tố then chốt cho tương
nhanh và các chuỗi nhà hàng, có tác động tốt và nhanh nhất đến việc quảng bá các nhãn hiệu sản phẩm mới.
2.5.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh:
- Đối với Coca-cola thì có một số nguyên liệu trong chế biến nước giải khát không có sẵn, phải nhập khẩu từ nước ngoài, vì vậy các nhà cung cấp nguyên liệu nước ngoài có thể gây khó dễ cho các công ty trong ngành. Nhưng đối với ngành công nghiệp giải khát lâu đời, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng thì mối quan hệ hợp tác giữa các nhà cung cấp đã được thiết lập từ lâu, bền chặt. Hơn nữa, các công ty trong ngành mua nguyên liệu từ các nguồn khác nhau nhằm tránh rủi ro, … Vì vậy, năng lực thương lượng của nhà cung cấp không cao.
- Chi phí năng lượng: các nhà máy của Coca-Cola Việt Nam đều sử dụng hệ thống rửa chai bằng nước nóng.
- Chi phí marketing:Coca-Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng bá sản phẩm của hãng. Tại những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, CocaCola bao giờ cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự ưu tiên này, Cocacola phải trả những khoảng tiền không nhỏ chút nào. Họ luôn dành một khoản ưu tiên riêng cho hoạt động quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thông qua tivi, báo chí, các hoạt động và trò chơi. Theo công ty truyền thông và nghiên cứu thị trường TNS Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đôla Mỹ cho các quảng cao sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008. Đó là một khoản tiền không hề nhỏ mà họ đã không tiếc khi chi trả cho hoạt động quảng cáo của mình.
2.5.1.3 Uy tín- chất lượng sản phẩm:
Uy tín :
Thương hiệu Coca-Cola là đại diện cho sản phẩm thành công nhất trong lịch sử thương mại và cả những con người xuất sắc làm nên một sản phẩm tuyệt vời như thế này. Đi cùng với Coca -Cola, một thương hiệu hàng đầu thế giới trong ngành nước giải khát có gas, vị thế của tập đoàn đứng thứ 4 trong số 5 thương hiệu nước ngọt hàng đầu thế giới, trong đó có diet Coke, Fanta và Sprite. Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời
đại mới đang mở ra cũng đang đổi thay không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời.
Qua hơn một thế kỉ với nhiều thay đổi và một thời đại mới đang mở ra cũng đang đổi thay không ngừng, Coca-Cola vẫn giữ vững biểu tượng của sự tin cậy, sự độc đáo vốn có và sự sảng khoái tuyệt vời.
Nước uống có gas luôn là một phần của phong cách Mỹ từ hơn 100 năm nay và vẫn giữ vững vị trí nước uống mang lại sự sảng khoái nhất. Theo số liệu thực tế cho thấy, một trong bốn loại nước uống được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ hiện nay là loại nước có gas, trong đó doanh số bán lẻ đạt đến con số 61 tỉ USD mỗi năm.
Thành tích đạt được:
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca- cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Chất lượng sản phẩm
Cách Coca-Cola vận hành một doanh nghiệp phát triển bền vững bắt đầu từ việc cung cấp sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Tập đoàn Coca-Cola toàn cầu duy trì một tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất, tuân thủ theo một qui chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng và an toàn sản phẩm. Yêu cầu vận hành Nhà máy Coca-Cola (KORE) bảo đảm chuẩn mực cao nhất về an toàn và chất lượng sản phẩm và bảo đảm chuẩn mực môi trường làm việc an toàn, lành mạnh trong toàn tập đoàn. Cụ thể là, KORE nêu rõ các chính sách, chỉ định chi tiết và các chương trình hướng dẫn hoạt động. Được ban lãnh đạo của tập đoàn
qui cả hai về cùng một thước đo đồng nhất để quản lý hoạt động; KORE cũng phối hợp các biện pháp phòng bị, một công cụ quản lý với các qui chuẩn nghiêm ngặt hơn mỗi khi giới thiệu sản phẩm và dịch vụ mới; đưa tiêu chuẩn HACCP vào hệ thống tiêu chuẩn của công ty; quản lý rủi ro của Công ty, quản lý hoạt động đóng chai và cả hệ thống phân phối sản phẩm; chỉ rõ các phương pháp giải quyết vấn đề và các công cụ duy trì chất lượng đồng nhất ngày càng hoàn thiện.
Tuy nhiên, Coca-cola có một số vấn đề về chất lượng sản phẩm Coca cola VN dính scandal chất lượng nước Fanta .
Nước Fanta: Hàm lượng chất tẩy trùng gấp 35 lần mức cho phép?
Việc Công ty Coca Cola cho thu hồi hàng loạt chai nước giải khát Fanta ở khu vực phía Bắc cuối tháng 3 vừa qua làm bộc lộ một số vấn đề nghiêm trọng trong quản lý chất lượng đồ giải khát dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người dùng.Vào các ngày từ 18 đến 22-3-2007, Công ty THNN Coca Cola Việt Nam cho thu hồi sản phẩm Fanta chai nhựa dung tích 1,5 lít trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Loạt sản phẩm này được sản xuất từ ngày 1 đến 2-3-2007 và sẽ hết hạn vào ngày 28, 29-8-2007.
2.5.1.4 Nhu cầu- tâm lý tiêu dùng:
Cuộc sống là một chuỗi các khoảnh khắc đáng nhớ kết nối với nhau và trong mỗi khoảnh khắc ấy là một cơ hội cho Coca-cola tạo nên một chút nhiệm màu. Từ cách nhìn và cảm nhận kiểu dáng của vỏ chai cho đến ấm thanh sôi nổi, hành động khui nắp chai bắn lên mũi và hơn cả là mùi vị đặc trưng riêng rất tuyệt vời của Coca-Cola chảy xuống cổ; tất cả tạo nên một cảm giác thật đặc biệt mà Coca-Cola là một chuyên gia hàng đầu đã tạo nên những cảm giác đặc biệt ấy. Nhưng với cảm xúc của người tiêu dùng, những ký ức và giá trị là quan trọng hơn cả.
Người tiêu dùng rất thích tìm hiểu những nguyên liệu bí mật trong Coke; nhưng bí mật bị luôn bị khóa chặt. Tuy vậy, một bí mật khác lại được mở ra cho tất cả mọi người cùng biết: chất lượng không thay đổi của sản phẩm Coca-Cola được sản xuất với vỏ chai
vốn đầu tư của các thương hiệu gồm có Coca-Cola cổ điển (classic), Coke ít gas (diet Coke), Sprite, Fanta, Coke hương Vani (Vannilla Coke), Coke hương anh đào (Cherry Coke) , Barq, Mello Yello, nước suối Dasani, và cả một dòng sôda Minute Maid, nước trái cây tươi, và nước trái cây đóng hộp.
2.5.1.5 Giá của các đối thủ cạnh tranh:
Thị trường nước giải khát việc Nam từ lâu đã được khẳng định bởi 2 tên tuổi lớn trên thế giới: Coca-Cola và Pepsi. Bên cạnh đó, còn có các hãng nước giải khát như:Tribeco, Tân Hiệp Phát, Wonderfam….
Đối thủ đáng quan tâm nhất của Coca-cola ai cũng rõ đó là Pepsi. Là người đi sau trong lĩnh vực nước giải khát có gaz trên thế giới nhưng lại là người tiên phong bước vào thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, với định vị là một thương hiệu trẻ và năng động rất phù hợp với đất nước có dân số trẻ này nên đã tạo dựng được những thành công nhất định:
Du nhập vào thị trường Việt Nam năm 1993, PepsiCo ngay lập tức đầu tư tiên phong10 triệu đôla.Và chỉ trong một thời gian ngắn, tới năm 1996, PepsiCo đã gây ảnh hưởng và chiếm gần 90% thị trường lúc bấy giờ.
Coke tấn công vào thị trường sau Pepsi và bị mất đi phần lợi thế của người tiên phong. Khi tất cả các quầy bán buôn và bán lẻ, giải khát bánh kẹo, quán xá đã tràn ngập Pepsi. Coca Cola đã định giá thấp đi khoảng 20-25% so với giá của nó trên thị trường Mỹ nhằm gây ra cú sốc giá, lôi kéo khách hàng về phía mình. Đồng thời, Coke đã phải tìm đến mức tiếp cận phân phối thấp nhất cuối cùng bằng "cút kít Coca"(những loại xe nhỏ, đây là hình thức bán hàng và marketing trực tiếp hiệu quả) để đập vào mắt tất cả dân chúng. Phương thức này sẽ khiến màu đỏ của Coca có thể thâm nhập vào tận các ngóc ngách, ngõ phố ngoằn ngoèo.
Hiện nay, giá của sản phẩm cocacola tại thị trường Việt Nam cao hơn so với các sản phẩm cùng loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao. Có thể xem xet thông qua bảng giá được cập nhật gần đây giữa Coca và Pepsi:
Coca Pepsi Lon 330ml 6.800 6.500 Pet 1,5 l 14.000 13.500 Thùng (24L/T) 145.000 140.000