ở huyện Cù Lao Dung
Qua kết quả điều tra nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất cũng như thu nhập cho hộ trồng mía ở địa bàn như sau:
4.3.3.1 Về kỹ thuật
Cần quan tâm chú trọng hơn việc tập huấn kỹ thuật cho nông hộ, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tập huấn kỹ thuật, tạo lòng tin cho người nông dân. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm sản xuất và phối hợp với nhau để nâng cao kỹ thuật sản xuất nhằm mang lại hiệu quả cao hơn. Từ đó có thể giúp nông hộ có thể tiếp cận với các KHKT mới trong sản xuất, giảm chi phí sản xuất nhằm đem lại thu nhập cao hơn cho nông hộ
Tăng cường áp dụng các KHKT vào trong sản xuất để có thể đạt năng suất cao nhất, bên cạnh đó vận động các nông hộ bảo thủ với phương thức sản xuất truyền thống thay đổi phương thức sản xuất theo hướng áp dụng KHKT để có thể đồng bộ trong sản xuất. Thay đổi phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chuyển sang sản xuất theo hình thức liên kết giữa các nông hộ như xây dựng hợp tác xã, tổ hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của vùng.
40
4.3.3.2 Về giống
Trong sản xuất mía thì giống là yếu tố đóng vai trò quan trọng và là tiền đề tạo năng suất, nâng cao phẩm chất cho sản phẩm, do lượng giống tỷ lệ thuận với năng suất nên khi lượng giống tăng thì năng suất tăng. Vì vậy khâu chọn giống rất quan trọng mà nông dân cần chú trọng. Theo kết quả điều tra đa phần nông dân chọn giống dễ trồng, lợi nhuận cao để sản xuất và đó là giống mía ROC 16 và ROC 95 (chiếm 33,85% và 30,77%). Ngoài ra, loại giống này còn đạt chữ đường cao và có thể bán sớm nên được nông dân ưa chuộng nhưng khả năng kháng sâu bệnh thấp, năng suất tương đối thấp. Vì vậy nông hộ cần có kỹ năng chọn giống tốt, có chất lượng, khả năng kháng sâu bệnh cao, tỷ lệ nảy mầm, phát triển tốt và sạch bệnh để thích nghi với đất đai của địa phương. Ngoài ra chính quyền địa phương cần đầu tư xây dựng cơ sở nhân giống mía cung cấp nguồn giống chất lượng và ổn định cho nông hộ, tránh tình trạng thiếu giống, tiết kiệm chi phí vận chuyển từ nơi khác đến từ đó giúp nông dân có lợi nhuận cao.
4.3.3.2 Về thị trường
Người dân có thể ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nhà máy đường để tránh tình trạng bị ép giá. Ngoài ra còn được hỗ trợ về nhiều mặt như: Giống, phân bón, thuốc nông dược… nên kiến nghị để được hổ trợ về phương tiện vận chuyển mía từ rẫy đến nơi tiêu thụ. Tìm kiếm thị trường mới cho mình chủ động hơn trong hoạt động tiêu thụ để có nhiều cơ hội tăng thu nhập trong trồng mía. Tìm kiếm thông tin, giá cả thị trường để có thể dể dàng nắm bắt tình hình sản xuất mía, biến động giá cả và cung ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
4.3.3.4 Một số giải pháp khác
Tận dụng nguồn lực gia đình để tham gia sản xuất mía, hạn chế thuê mướn lao động cao vì việc thuê mướn lao động hàng loạt sẽ làm cho giá thuê lao động tăng, làm tăng chi phi sản xuất. Cần có các chính sách hổ trợ giống, vật tư nông nghiệp cho các nông hộ an tâm sản xuất và ứng dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại giúp giảm chi phí sản xuất. Các nông hộ cũng cần tham gia các tổ chức hội, đoàn thể, hợp tác xã để được hổ trợ về giống, tiền mặt, kỹ thuật sản xuất… Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu trong sản xuất, nông hộ vay vốn sử dụng không đúng mục đích cho sản xuất nông nghiệp làm việc vay vốn tỉ lệ nghịch với sản xuất mía, làm tăng chi phi sản xuất do đóng lãi và không đạt hiệu quả sản xuất như mong muốn, nông hộ nên tránh tình trạng vay vốn ở những nguồn có mức lãi xuất cao, cần có chính sách hổ trợ vốn cho nông hộ, vay vốn không phải chịu lãi xuất cao như đối với các nguồn vay phi chính thức.
41
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ