Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 40)

Tổng chi phí trong quá trình trồng mía bao gồm: chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí nông dược, chi phí thuê lao động và chi phí khác. Các khoản chi phí chiếm tỷ trọng khác nhau tùy thuộc vào kinh nghiệm và tập quán canh tác mía của từng nông hộ.

Từ bảng 4.9 ta thấy, tổng chi phí sản xuất của các nông hộ trồng mía bình quân là 7.579 ngàn đồng trên 1.000m2. Trong đó, nông hộ có chi phí sản xuất cao nhất là 12.000,00 ngàn đồng trên 1.000m2, còn chi phí sản xuất nhỏ nhất là 3.362,5 ngàn đồng trên 1.000m2. Phần lớn các khoản chi phí sản xuất của nông hộ tập trung vào chi phí thuê lao động (44,4%). Do trong sản xuất mía sử dụng nhiều lao động nên chi phí lao động chiếm tỷ lệ cao nhất. Đa phần các nông hộ sử dụng lao động nhà và lao động thuê.

30

Bảng 4.9: Chi phí sản xuất mía trung bình của hộ trên 1000m2

Đơn vị tính: 1000 đồng Khoản mục Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Chi phí giống 900,00 2.800,00 1.499,12 353,14

Chi phí nông dược 12,00 1.000,00 275,30 182,59 Chi phí phân bón 1.160,00 3.030,00 2.185,54 391,71 Chi phí thuê lao động 0,00 7.460,00 3.364,85 1.384,58

Chi phí khác 0,00 2.600,00 254,29 420,96

Tổng 3.362,50 12.000,00 7.579,09 1.595,12

Nguồn: Điều tra thực tế 130, 2014

Chi phí lao động cao là do sản xuất mía có nhiều khâu, thời gian sản xuất dài (8-12 tháng) và phần lớn các nông hộ không áp dụng cơ giới hóa vào trong sản xuất, số lao động gia đình tham gia trồng mía thấp. Chi phí phân bón cũng được nông hộ sử dụng nhiều chiếm hơn 28,84%, chi phí giống có tỷ lệ 19,78% và còn lại là chi phí thuốc nông dược chiếm 3,62%. Ngoài ra, chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ (3,36%), chủ yếu là chi phí trả lãi. Qua đó các yếu tố đầu vào như lao động, phân bón, giống là những yếu tố đầu vào quan trọng được hộ nông dân sử dụng thường xuyên. Do vậy việc sử dụng hợp lí những khoản chi phí trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lợi nhuận trong trồng mía.

Chi phí khác 3,36%

Chi phí thuê lao động 44,4%

Chi phí nông dược 3,62%

Chi phí phân bón 28,84% Chi phí giống

19,78%

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 130 hộ, 2014

31

4.2.1.1 Chi phí giống

Giống là một yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Theo bảng 4.9 ta thấy, các nông hộ chọn giống có năng suất cao, dễ trồng và mang lại lợi nhuận cao. Ngoài những đặc tính đó, giống mía được trồng phải phù hợp với đất đai của nông hộ. Số lượng mía được trồng còn tùy thuộc vào giống mía, kinh nghiệm của nông hộ, địa hình của từng vùng nên mỗi nông hộ có lượng sử dụng giống khác nhau. Từ hình 4.6 và bảng 4.9, ta thấy chi phí sử dụng giống của nông hộ có tỉ lệ 19,78%, chiếm vị trí thứ 3 trong cơ cấu chi phí sản xuất. Trong đó, nông hộ có chi phí giống cao nhất là 2.800,00 ngàn đồng trên 1.000m2 và nhỏ nhất là 900,00 ngàn đồng trên 1.000m2, bình quân chi phí giống của mỗi nông hộ là 1.499,12 ngàn đồng trên 1.000m2. Sở dĩ, có sự chênh lệch chi phí giống của các nông hộ là do mật độ trồng và giá mua giống của từng nông hộ khác nhau. Theo kết quả điều tra, giá mía giống cao nhất là 2.100 đồng/kg, thấp nhất là 900 đồng/kg, bình quân là 1.363,84 đồng/kg. Giá mía giống tương đối thích hợp do các hộ nông dân chủ yếu mua giống từ người quen, hàng xóm hoặc tự để giống. Một phần rất nhỏ hộ nông dân mới đi mua giống ở cơ sở sản xuất giống.

4.2.1.2 Chi phí phân bón

Phân bón là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây mía vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của nông hộ. Việc sử dụng phân bón thích hợp giúp cho nông hộ giảm được chi phí và tăng năng suất. Từ quá trình sản xuất, các nông hộ tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ bà con, hàng xóm, các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất nên mỗi hộ đều có một công thức bón phân khác nhau. Đa phần các nông hộ đều bón phân 2 hoặc 3 đợt trong vụ là lúc vô chân phả, ấm và chân đạp, tùy thuộc vào đặc tính mỗi vùng, có một số ích chỉ bón 1 đợt phân. Từ bảng 4.7 ta thấy, chi phí sử dụng phân bón của các nông hộ khá cao trung bình là 2.185,54 ngàn đồng trên 1.000m2, chiếm tỉ lệ khoảng 28,84 % trong tổng chi phí sản xuất. Trong đó, nông hộ có chi phí phân bón cao nhất là 3.030,00 ngàn đồng trên 1.000m2, nhỏ nhất là 1.160,00 ngàn đồng trên 1.000m2. Sự chênh lệch là do kinh nghiệm, vùng đất sản xuất. Phần lớn các nông hộ sử dụng chủ yếu các loại phân như DAP, URE, NPK (20-20-15, 16-16-8, 25-25-5,17-6-3).

URE 44,18% NPK 26,03% DAP 29,79%

Nguồn: Điều tra thực tế 130, 2014

32

Từ hình 4.7 ta thấy phần lớn nông hộ sử dụng chủ yếu là phân URE chiếm tỷ trọng cao nhất có 44,18% trong cơ cấu chi phí phân bón. Chi phí phân URE trung bình của nông hộ trồng mía là 965,44 ngàn đồng/ 1000m2. Chi phí phân URE cao là do phân URE dễ sử dụng có thể dùng bón dưới dạng rắn, dạng lỏng hoặc phun qua lá cho mía, hàm lượng đạm cao (46%) giảm bớt được chi phí vận chuyển, công lao động. Nông hộ còn sử dụng thêm phân DAP chiếm tỉ lệ cao thứ 2 trong tổng chi phí (29,79%), với chi phí trung bình là 651,10 ngàn đồng/ 1000m2. Ngoài ra, lượng phân NPK sử dụng tương đối nhiều vào mục đích bón lót, giúp thúc đẩy quá trình nảy mầm của hom mía, giúp cây mía tăng năng suất chiếm 26,03% chi phí trung bình là 569,00 ngàn đồng/ 1000m2. Sở dĩ, các nông hộ sử dụng các loại phân NPK, DAP, URE là do thành phần hóa học trong các loại phân các tác động đến năng suất và chữ đường tốt.

4.2.1.3 Chi phí nông dược

Sâu bệnh, cỏ dại là yếu tố gây thiệt hại về năng suất và chữ đường của các nông hộ trồng mía. Việc chủ động dự phòng và phát hiện sâu bệnh sớm giúp nông hộ hạn chế về chi phí sản xuất. Chi phí sử dụng nông dược của các nông hộ chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 3,63 % trong tổng chi phí sản xuất. Bình quân chi phí cho thuốc nông dược là 275,30 ngàn đồng/1.000m2. Trong đó, nông hộ có chi phí cao nhất là 1.000,00 ngàn đồng/1.000m2, thấp nhất là 12,00 ngàn đồng/ 1.000m2. Phần lớn các nông hộ sử dụng thuốc dưỡng cho cây phát triển, thuốc sâu khi cây mía lớn như SIRIUS. Ngoài ra, nông hộ còn sử dụng thuốc diệt cỏ để diệt các loại cỏ dại. Một phần lớn các nông hộ là sử dụng công cụ thủ công để loại bỏ cỏ nên giảm được chi phí thuốc nông dược cho cây mía.

4.2.1.2 Chi phí thuê lao động

Qua khảo sát thực tế, việc sản xuất mía phải làm rất nhiều khâu vì vậy đòi hỏi số lượng lao động tương đối lớn, nhưng các nông hộ không thể tham gia tất cả các khâu. Phần lớn các nông hộ thuê thêm lao động để sản xuất. Thường lao động thuê làm các công việc như đào hộc, vô chân, làm cỏ, đánh lá và thu hoạch. Chi phí sử dụng lao động thuê lớn chiếm khoảng 44,40% trong tổng chi phí. Bình quân chi phí sử dụng lao động thuê là 3.364,85 ngàn đồng/ 1.000m2, trong đó thấp nhất là 0 ngàn đồng/ 1.000m2, cao nhất là 7.460,00 ngàn đồng/ 1.000m2. Sở dĩ, có sự chênh lệch giữa các nông hộ là do nguồn lực của các nông hộ khác nhau, thêm một phần là một số nông hộ ít lao động nhà. Hộ trồng mía không phải bất cứ khâu nào cũng thuê lao động mà họ mà họ sẽ sử dụng công lao động gia đình để giảm bớt chi phí trong sản xuất. Tùy thuộc lao động ở khâu nào mà hộ sẽ trả tiền cho lao động thuê khác nhau. Khi thuê lao động bươi, đào học mía, chặt hom, đặt hom, làm cỏ, vo chân thì sẽ được trả theo công (1.000m2) bao nhiêu tiền hoặc trả theo ngày. Đối với công việc thu hoạch nông hộ thường bán cho thương lái không chịu tiền thu hoạch, vận chuyển nhưng thường bị ép giá. Một phần hộ nông dân tự vận chuyển bán cho nhà máy đường thì tất cả tiền vận chuyển thuê mướn lao động hộ tự chi trả.

33

4.2.1.7 Chi phí khác ( lãi vay)

Nhu cầu sử dụng vốn vay của các nông hộ tương đối lớn, việc tiếp cận tín dụng của các nông hộ cũng tương đối dễ nên một số đi vay để phục vụ quá trình sản xuất. Chi phí trả lãi của các nông hộ tương đối thấp chiếm tỉ lệ khoảng 3,36% trong tổng chi phí. Bình quân chi phí lãi vay 254,29 ngàn đồng/ 1000m2, trong đó thấp nhất là 0 đồng/ 1.000m2, cao nhất là 2.600,00 ngàn đồng/ 100002. Sự chênh lệch lớn là thời gian sản xuất dài, một số hộ đi vay các tổ chức phi chính thức nên chịu mức lãi suất cao và một số hộ không đi vay. Qua khảo sát, trong số nông hộ không vay vốn thì có một số có nhu cầu vay từ tổ chức chính thức, nhưng không được vay vốn do không có tài sản thế chấp.

4.2.2 Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nông hộ trồng mía ở huyện Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng

Năng suất thu hoạch sẽ tùy thuộc vào mùa vụ sản xuất và loại giống đang trồng. Mía cũng như các cây trồng khác cũng chịu tác động mạnh từ giá cả thị trường.

Bảng 4.10: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của nông hộ trồng mía

Nguồn: Điều tra thực tế 130, 2014

4.2.2.1 Năng suất

Năng suất là sản lượng nông hộ thu được tính trên 1000m2. Năng suất của các nông hộ chịu tác động từ các yếu tố môi trường như lũ lụt, hạn hán, đất đai và chịu tác động của con người như cách phân phối lượng đầu vào, cách chăm sóc, cách lựa chọn giống. Qua bảng 4.10 ta thấy, năng suất của các nông hộ trồng mía là 12,2 tấn/1000m2, trong đó năng suất thấp nhất là 6,0 tấn/1000m2, năng suất cao nhất là 18 tấn/1000m2. Nguyên nhân chênh lệch như vậy là kỹ thuật canh tác của các nông hộ có sự khác nhau, cách chọn giống của nông hộ không phù hợp với đất đai, kỹ thuật canh tác khác nhau. Ngoài ra, tình trạng sâu hại gây thất thoát sản lượng của các nông hộ.

4.2.2.2 Giá bán

Giá bán mía là yếu tố mà các nông hộ bị tác động nhiều đến sản xuất và không thể chủ động được. Thêm vào đó, mía là nguyên liệu sản xuất của các nhà máy đường, nên giá bán mía phụ thuộc vào cung cầu đường trên thị

Chỉ tiêu Đơn vị tính Trung

bình Nhỏ nhất Lớn nhất Năng suất Kg/1000m2 12.193,08 6.000,00 18.000,00 Giá bán Đồng/kg 960,64 500,00 1.880,00 Doanh thu 1000 đồng/ 1000 m2 11.559,99 6.000,00 22.560,00 Tổng chi phí 1000 đồng/ 1000m2 7.579,09 3.362,50 12.000,00 Lợi nhuận 1000 đồng/ 1000m2 3.980,90 55,00 15.950,00

34

trường. Hiện nay, tình trạng nhập lậu đường qua biên giới Việt Nam nhiều nên làm cho giá đường trong nước giảm, kéo theo giá thu mua mía nguyên liệu giảm. Qua bảng 4.10 ta thấy, giá bán mía bình quân của các nông hộ là 960,6 đồng/ kg, trong đó thấp nhất là 500,0 đồng/ kg, giá bán mía cao nhất là 1.880,0 đồng/ kg. Qua khảo sát, các nông hộ bán mía giá thấp là do thị trường thừa nhu cầu kéo theo đó thương lái mua với giá thấp. Các giống mía đạt năng suất không cao, tình trạng sâu bệnh cũng diễn biến phức tạp.

4.2.2.3 Doanh thu

Doanh thu là khoản tiền trực tiếp của các nông hộ khi bán mía. Doanh thu chịu tác động mạnh bởi 2 yếu tố đó là năng suất và giá bán. Doanh thu cao khi nông hộ có năng suất và giá bán cao, ngược lại thì doanh thu thấp. Qua bảng 4.10 ta thấy, doanh thu trung bình của các nông hộ là 11.559,99 ngàn đồng/ 1000m2. Trong đó, nông hộ có doanh thu thấp nhất là 6.000,00 ngàn đồng/ 1000m2, nông hộ có doanh thu cao nhất là 22.560,00 ngàn đồng/ 1000m2. Sự chênh lệch doanh thu như vậy là do năng suất và giá bán của các nông hộ khác nhau.

4.2.2.4 Lợi nhuận

Lợi nhuận là phần doanh thu trừ đi tổng chi phí. Qua bảng số liệu 4.10 ta thấy, một vụ nông hộ có lợi nhuận trung bình là 3.980,90 ngàn đồng/ 1000m2, trong đó lợi nhuận nhỏ nhất là 55,00 ngàn đồng/ 1000m2, lợi nhuận cao nhất là 15.950,00 ngàn đồng/ 1000m2. Sở dĩ, lợi nhuận có lợi chênh lệch là vì một số nông hộ sử dụng nhiều chi phí thuê, năng suất thấp, giá bán mía thấp là bán mía sớm không đủ chữ đường, thời điểm thu hoạch của nông hộ ngay lúc thu hoạch đồng loạt nên giá giảm.

Các chỉ tiêu tài chính là một trong những công cụ đánh giá việc các nông hộ sản xuất có hiệu quả hay không. Các chỉ số tài chính thể hiện được quan hệ của các yếu tố như năng suất, giá bán, thu nhập, lợi nhuận. Qua các số liệu tổng hợp được, ta có các chỉ tiêu thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.11: Các chỉ tiêu tài chính trong vụ thu hoạch mía

Nguồn: Điều tra thực tế 130, 2014

Doanh thu/ Tổng chi phí: Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số doanh thu/tổng chi phí nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu doanh thu/tổng chi phí bằng 1 thì người sản xuất sẽ hòa vốn, và nếu doanh thu/tổng chi phí lớn hơn 1 thì người sản xuất có lời. Theo bảng số liệu 4.11, ta có tỷ số giữa doanh thu và tổng chi phí trung bình là 1,57 có nghĩa là 1 đồng chi phí nông hộ bỏ ra trong sản xuất mía sẽ thu được trung bình 1,57 đồng doanh thu. Trong đó,

Chỉ tiêu Đơn vị Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

Doanh thu/ Tổng chi phí Lần 1,57 3,44 1,01

Lợi nhuận/ Tổng chi phí Lần 0,57 2,44 0,01

35

nông hộ đầu tư thêm 1 đồng chi phí có doanh thu tăng thêm cao nhất là 3,44 đồng, nhỏ nhất là 1,01 đồng.

Lợi nhuận/ Tổng chi phí: Tỷ số này cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua số liệu khảo sát cho thấy, trung bình trong 1 đồng lợi nhuận mà nông hộ thu được từ hoạt động sản xuất mía sau khi trừ tất cả các chi phí thì có 0,57 đồng lợi nhuận. Trong đó, khi bỏ ra 1 đồng chi phí thực tế thì nông hộ có lợi nhuận tăng thêm cao nhất là 2,44 đồng và thấp nhất là 0,01 đồng.

Lợi nhuận/ Doanh thu: Ta có tỷ số trung bình của lợi nhuận/ doanh thu là 0,30 đồng, tức là trung bình trong 1 đồng doanh thu mà nông hộ thu được từ hoạt động sản xuất mía sau khi trừ tất cả các chi phí thì có 0,30 đồng lợi nhuận. Nông hộ có lợi nhuận tăng thêm cao nhất là 0,71 đồng và nhỏ nhất là 0,01 đồng. Qua đó ta thấy nông hộ cũng đạt hiệu quả về lợi nhuận những tương đối thấp.

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA HỘ NÔNG DÂN TRỒNG MÍA Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG TRỒNG MÍA Ở HUYỆN CÙ LAO DUNG TỈNH SÓC TRĂNG

4.3.1 Phân tích hiệu quả kỹ thuật

Bảng 4.12: Thống kê mô tả các biến số trong hàm sản xuất

Nguồn: Điều tra thực tế 130, 2014

Thống kê mô tả của các biến số trong mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được trình bày trong bảng 4.12. Nhìn chung, giá trị các biến số trong mô hình không biến động nhiều giữa các nông hộ trong cùng một vụ, được biểu hiện qua giá trị của độ lệch chuẩn của các biến rất nhỏ so với các giá trị trung bình.

Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nông dân trồng mía trên địa bàn huyện cù lao dung tỉnh sóc trăng (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)