Kiện toàn nguồn nhân lực quản lý

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Luận văn ThS. Khoa học Quản lý (Trang 65)

8. Kết cấu luận văn

3.1. Kiện toàn nguồn nhân lực quản lý

Như đã trình bày ở trên mô hình quản lý khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đã có tính hợp lý, quản lý thống nhất từ cơ quan cấp cao đến đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý. Bởi vậy, vẫn giữ nguyên mô hình quản lý khu di tích như hiện nay.

Để quản lý khu di tích lịch sử Tân Trào, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý là Ban quản lý khu di tích đã được thành lập với cơ cấu quản lý đã được trình bảy ở trên. Tuy nhiên, trong bộ máy quản lý của Ban quản lý khu di tích thì nổi cộm lên vấn đề về nguồn nhân lực. Vì vậy, để có thể quản lý tốt khu di tích thì một số giải pháp đưa ra đối với nguồn nhân lực của Ban quản lý khu di tích đó là:

Bổ sung thêm biên chế nguồn nhân lực cho các điểm di tích, đặc biệt là điểm di tích mới được phục hồi như:

+ Di tích Chủ tịch Tôn Đức Thắng: 01 biên chế (Biên chế hiện tại 02) + Di tích Chủ tịch phủ, Thủ tướng phủ: 02 biên chế (Biên chế hiện tại 02)

+ Cụm di tích Kim Quan: 02 biên chế (Biên chế hiện tại 03)

Bổ sung cán bộ liên quan đến ngành sinh hóa, bởi hiện nay Ban quản lý chưa có cán bộ nào có trình độ liên quan, để từ đó có những biện pháp tốt nhất không những trong việc thực hiện công tác quản lý di tích mà còn phục vụ công tác bảo tồn, tu bổ chống xuống cấp di tích, nhất là đối với các di tích đặc biệt quan trọng đang xuống cấp như cây đa Tân Trào là một điều cần thiết…

Thêm vào đó, cần đưa các cán bộ có năng lực đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng quản lý di tích, để thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích đạt hiệu quả cao nhất.

Cần tiến hành thành lập các đội tự quản như Phụ lão tự quản, Phụ nữ tự quản, thanh niên tự quản, học sinh tự quản, mở các lớp đào tạo hay tập huấn ngắn hạn cho các tổ chức này, giúp cho họ hiểu biết và có kiến thức cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với những di sản văn hóa của địa phương để từ đó họ có ý thức tham gia bảo vệ giữ gìn và tuyên truyền về bảo vệ khu di tích cho mọi người dân và cả cộng đồng thực hiện với nhiều biện pháp khác nhau.

Tiến hành tuyển dụng hoặc tăng cường ít nhất 02 biên chế hoặc hợp đồng đối với đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật. Tiến hành cử đi đào tạo, nâng cao trình độ đối với đội ngũ hiện có. Đây là đội ngũ đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo di tích một cách thường xuyên. Ngoài ra cần có nhiều hình thức thu hút những nghệ nhân chuyên tham gia bảo tồn, bảo tàng tại địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Luận văn ThS. Khoa học Quản lý (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)