Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tíchlịch sử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Luận văn ThS. Khoa học Quản lý (Trang 30)

8. Kết cấu luận văn

1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về di tíchlịch sử

Ở nước ta việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử nói riêng được quy định tại Điều 54 Luật di sản văn hóa 2001 như sau:

“1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;

3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;

4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa;

5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa” [19, tr. 23]

Riêng đối với việc quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh. Cụ thể:

“- Kiểm kê, đăng ký, công nhận và xác định các loại hình di tích lịch

sử, văn hoá và danh lam, thắng cảnh.

- Quy định chế độ bảo vệ, sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh và tổ chức việc thực hiện các chế độ đó.

- Thanh tra việc thi hành những quy định của pháp luật về việc bảo

Những quy định về nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh qua sự phân tích ở trên đã xác định rõ đối tượng quản lý và nhiệm vụ quản lý để công tác bảo vệ và phát huy giá trị của chúng ngày càng đạt hiệu quả cao.

Tiêu kết chƣơng 1

Qua sự trình bày ở trên chúng ta đã hiểu được những khái niệm cơ bản; cơ sở pháp lý; chủ thể, nguyên tắc, phương thức quản lý nhà nước về di tích lịch sử. Và đặc biệt chúng ta hiểu được những nội dung cơ bản quản lý nhà nước đối với di tích lịch sử. Đây cũng chính là cơ sở cho việc đi vào tìm hiểu thực tế thực hiện công tác này ở một di tích cụ thể, ở đây chính là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT TÂN TRÀO

2.1. Tổng quan về khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

2.1.1. Các điểm di tích nổi bật trong khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào[23, tr. 25 – 49]

* Cây đa Tân Trào:

Cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

* Đình Hồng Thái

Cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội, là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".

* Lán Nà Lừa

Đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Lừa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Lừa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và

Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.

* Đình Tân Trào

Là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểunhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định 113quốc kỳ, 1quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.

* Hang Bòng:

Là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống 1Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 1951).

Trên đây là một số điểm di tích nổi bật của khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, đây cũng là các điểm di tích đã đánh dấu những mốc son hào hùng của dân tộc ta và nó đã trở thành điểm sáng cho hành trình về nguồn trong mỗi con người Việt Nam ta.

2.1.2. Những giá trị nổi bật của khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cả dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh vì hòa bình, độc lập và tự do của đất nước,trong suốt hai giai đoạn cách mạng tiền khởi nghĩa và thời kỳ kháng chiến chống Pháp trong cả nước, Tân Trào đều trở thành nơi dẫn dắt cho cách mạng Việt Nam vững mạnh, làm nên nhiều thắng lợi và nơi đây trở thành một “điểm nóng” để mỗi người dân Việt Nam cùng hướng về.

Khu căn cứ địa cách mạng nằm ngay trong lòng nhân dân, nó gắn bó với nhân dân và núi rừng Tân Trào trong suốt cả một thời kỳ lịch sử của dân tộc. Vì vậy, khu di tích không những mang trong nó giá trị lịch sử sâu sắc mà cả giá trị văn hóa, giá trị giáo dục tư tưởng, giá trị du lịch to lớn.

* Giá trị lịch sử

Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng mà còn có vị trí đắc địa về mặt quân sự và giao thông do được bao bọc bởi núi Hồng và sông Phó Đáy. Do đó, nơi đây đã từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn để xây dựng Thủ đô lâm thời Khu giải phóng. Chính tại nơi đây, ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để quyết định tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa mùa thu năm 1945. Và đến ngày 16 tháng 8 năm 1945, Ðại hội quốc dân cũng đã họp tại đây với việc thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra một chính phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và quân Giải phóng Việt Nam làm lễ ra quân.

Mặc dù cuộc trường chinh kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc đã lùi xa vào quá khứ, song khi đến với Tân Trào, trở về với chiến khu xưa, du khách vẫn như cảm nhận được không khí hào hùng của những ngày mùa thu Tháng 8 lịch sử. Ở đó, nay vẫn còn đó nhiều di tích nổi tiếng như: đình Hồng Thái, đình Tân Trào, lán Nà Lừa, cây đa Tân Trào, Hang Bòng, hầm an toàn của Trung Ương Đảng và Chính phủ, khu di tích Nha Công an Việt Nam…

Mỗi địa danh ở Khu Di tích lịch sử Tân Trào đều có ý nghĩa lịch sử quan trọng, bởi tại đây đã diễn ra những sự kiện lịch sử quyết định đến thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945. Nơi đây cũng gắn bó với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ khi Người rời Pắc Bó (Cao Bằng) về Tân Trào để lãnh đạo cách mạng, cũng như khi Người cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ và quân đội ở và làm

việc để lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân vào tháng 8 năm 1945, và lãnh đạo nhân dân cả nước trong 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954).

Đình Hồng Thái có dáng dấp của một ngôi nhà sàn miền núi với kiến trúc gỗ, mái lợp lá cọ và có 3 gian 2 chái.Cũng như bao ngôi đình cổ của Việt Nam, đình Hồng Thái cũng là nơi thờ thành hoàng làng và những vị thần xung quanh vùng. Song bên cạnh đó, đình Hồng Thái còn là di tích lịch sử quan trọng, bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi Người từ Cao Bằng về Tân Trào vào tháng 5/1945, là trạm giao liên và huấn luyện quân sự trong thời kì kháng chiến, là trạm thường trực của An toàn khu (ATK) Trung ương ở Tân Trào.

Đình Tân Trào là địa danh lịch sử quan trọng tại khu di tích Tân Trào. Nơi đây, từ ngày 13 - 15/8/1945 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc của Đảng dưới sự chủ trì của lãnh tụ Hồ Chí Minh, quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước giành chính quyền về tay nhân dân. Dưới mái đình này, ngày 16/8/1945, các đại biểu từ khắp mọi miền đất nước đã về họp Quốc dân Đại hội, tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, quy định Quốc kì, Quốc ca, thông qua 10 Chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng, tức Chính phủ nước Việt Nam mới do lãnh tụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch. Sau này, ngày 20/3/1961, Bác Hồ đã về thăm lại đình Tân Trào, thăm lại quê hương cách mạng, nơi mở đầu cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc.

Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500m về phía Đông.Chính tại đây đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.Chiều ngày 16/8/1945, Đội Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và các đại biểu.Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã thay mặt đọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.

Lán Nà Lừa là địa danh lưu lại nhiều dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người sống và hoạt động cách mạng tại Tân Trào. Lán nằm ở sườn núi Nà Lừa, phía Đông làng Tân Lập. Tại đây, Bác Hồ đã thành lập Khu giải phóng và quân giải phóng, chuẩn bị cho Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội. Đây cũng là nơi sinh sống và làm việc của Bác từ tháng 5 đến tháng 8/1945.

Với những ý nghĩa lịch sử đặc biệt như trên, ngày 10/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt cho khu di tích lịch sử Tân Trào, càng thêm khẳng định ý nghĩa to lớn của khu di tích trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Từ những giá trị lịch sử vô cùng to lớn, khu di tích lịch sử Tân Trào đã góp phần vào việc giáo dục tư tưởng sâu sắc cho các thế hệ người dân Việt Nam về: truyền thống đấu tranh của dân tộc, truyền thống đoàn kết,… để làm nên những kỳ tích vẻ vang của các thế hệ đi trước cho chúng ta có được một cuộc sống bình yên như hiện nay.

* Giá trị văn hóa

Không chỉ mang giá trị lịch sử sâu sắc mà khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào còn có giá trị văn hóa rất lớn.Đó chính là những phong tục tập quán, lễ hội của nhân dân các dân tộc Tân Trào tạo thành một hệ thống những giá trị văn hóa, những chuẩn mực đạo đức được chắt lọc từ nhiều thế hệ.

Thứ nhất, khu di tích chứa đựng và mang đậm nét các giá trị di sản văn hóa vật thể của các dân tộc Tân Trào được thể hiện thông qua hệ thống kiến trúc, làng bản; trang phục của người Tày - dân tộc chiếm đa số cư dân nơi đây.

Thứ hai, khu di tích còn chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể to lớn của các dân tộc Tân Trào. Điều này được nhận thấy thông qua các hình thức văn học nghệ thuật – Tri thức dân gian như: những điệu hát với lối ví để đối đáp nhau trong các dịp lễ hội, đám cưới của dân tộc Tày, hay nhiều

câu chuyện cổ tích được viết bằng tiếng Nôm Tày…, thông qua các lễ hội truyền thống như lễ hội cầu mùa, cầu may tại Đình Tân Trào, đình Hồng Thái vào đầu năm âm lịch hàng năm…

* Tiềm năng du lịch

Tân Trào không chỉ là “Thủ đô kháng chiến – Thủ đô cách mạng”,

cũng không chỉ là một khu di tích lịch sử văn hóa quý báu của quốc gia, mà Tân Trào còn được đánh giá là khu du lịch đầy tiềm năng trong hành trình tìm về cội nguồn của mỗi người dân Việt Nam ta.

Tân Trào có các sản phẩm du lịch đặc trưng thu hút và hấp dẫn nhiều khách du lịch như:

+ Du lịch văn hóa: trong đó có các lễ hội truyền thống của các dân tộc Tân Trào, du lịch qua các làng bản mang đậm nét văn hóa của dân tộc;

+ Du lịch lịch sử: Thăm quan các di tích lịch sử, nhà trưng bày Tân Trào ATK để từ đó du khách có thể hiểu thêm về lịch sử của ông cha ta trong một thời kỳ oanh liệt.

Ngoài ra còn có du lịch sinh thái, du lịch và hưởng thụ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú của mảnh đất địa linh nhân kiệt này.

Có thể nói Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào – một địa danh mang truyền thống lịch sử và văn hóa với nhiều di tích lịch sử mang nhiều ý nghĩa to lớn, những danh lam thắng cảnh chắc chắn sẽ hấp dẫn du khách tới đây với một hành trình tham quan du lịch: Văn hóa - lịch sử - sinh thái.

* Giá trị giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ

Như trên đã trình bày chúng ta đã biết về giá trị vô cùng to lớn của khu di tích lịch sử Tân Trào đối với không chỉ riêng tỉnh Tuyên Quang mà còn đối với đất nước ta. Với giá trị lịch sử của mình khu di tích lịch sử Tân Trào đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Đó là truyền thống yêu nước, ý chí kiên cường, chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự

do của tổ quốc. Đồng thời cũng giáo dục cho thế hệ trẻ phải biết trân trọng và gìn giữ những giá trị tốt đẹp mà ông cha ta đã phải chiến đấu, không lùi bước trước khó khăn để giành được độc lập, tự do cho chúng ta như ngày nay.

2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào quốc gia đặc biệt Tân Trào

2.2.1. Mô hình cơ cấu quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử Tân Trào

Ở nước ta cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung và về di tích lịch sử nói riêng được quy định theo một mô hình chung rất cụ thể tại Điều 55 Luật di sản văn hóa như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Luận văn ThS. Khoa học Quản lý (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)