Nguyên tắc quản lý nhà nước về di tíchlịch sử

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Luận văn ThS. Khoa học Quản lý (Trang 29)

8. Kết cấu luận văn

1.3.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về di tíchlịch sử

Như đã đề cập ở trên quản lý nhà nước về di tích lịch sử là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về văn hóa. Vì vậy quản lý nhà nước về di tích lịch sử được bao hàm trong quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, nó dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo là đề ra đường lối chính sách, chiến lược, xác định các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa thông qua các Nghị quyết của Đảng, công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng. Đảng không làm thay nhà nước, nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, thể chế hóa các quan điểm của Đảng thông qua hệ thống Hiến pháp, pháp luật, thể chế, thiết chế hoạt động quản lý. Mặt khác, phải phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị xã hội, các cộng đồng dân cư trong việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa.

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ

đạo mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.Yêu cầu của nguyên tắc này là nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Nhà nước nắm quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản, đồng thời giao quyền và trách nhiệm cho địa phương. Mỗi địa phương hay các đoàn thể có nhưng phương thức lãnh đạo riêng của mình nhưng không được xa rời các phương hướng chỉ đạo, lãnh đạo của Nhà nước mà đều dựa trên cơ sở sự quản lý của Nhà nước.

Nguyên tắc quản lý theo ngành, theo địa phường và vùng lãnh thổ: Ở

nguyên tắc này Nhà nước là một thể thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động theo cấp hành chính nhà nước, thực hiện theo quy đinh, cấp dưới phục tùng cấp trên. Địa phương phải phục tùng Trung Ương. Hệ thống các di tích lịch sử ở địa phương vừa chịu sự quản lý của ngành, vừa chịu sự quản lý về

lãnh thổ. Hệ thống hành chính gồm 4 cấp: Trung Ương (Quốc hội, Chính Phủ), Tỉnh, thành phố, Quận huyện, xã phường. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý theo ngành, theo lãnh thổ gắn bó với nhau, có trách nhiệm chung trong việc thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của từng bên và hai bên theo luật định.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Đòi hỏi mọi tổ chức, mọi cơ quan quản lý và cá nhân quản lý phải dựa trên pháp luật của nhà nước đã quy định, tránh sự tùy tiện, đứng ngoài và đứng trên pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào Luận văn ThS. Khoa học Quản lý (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)