+ Chính sách vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn
Do các hình thức quản lý rừng thay đổị Chính sách phát triển kinh tế của các cấp chính quyền địa phương.
Chính sách giao đất giao rừng, tại địa phuơng không phải HGĐ nào cũng được giao đất rừng, ranh giới diện tích giao cũng chưa rõ ràng, công tác tuyên truyền sau giao đất được thực hiện chưa tốt.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn nằm tiếp giáp với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa nê việc bảo vệ TNR luôn đi kèm với bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc.
+ Cơ hội sinh kế
Có 3 hướng sinh kế mà người dân địa phương tiếp cận đến: -Phát triển sản xuất nội tại:
Sản suất lương thực chủ yếu là ngô và một phần ít lúa nước.
Lâm nghiệp: Nằm trong diện tích đất tự nhiên nhưng nó chưa được phát triển. Chăn nuôi chủ yếu là thả rông và nuôi tại nhà đa phần để phục vụ cuộc sống và bán cho thương láị
-Phát triển kinh tế bên ngoài:
Làm công bên ngoài như phụ hồ, lao động chân tay, làm thuê cho các công ty, tư nhân bên Trung Quốc.
Đi buôn bán nhỏ
-Tác động đến tài nguyên rừng:
Vận dụng khai thác gỗ làm nhà và bán một ít. Khai thác măng, dược liệu và các lâm sản khác. Thả rông gia súc trong rừng.
+ Công tác quản lý bảo vệ rừng
Hiện nay năng lực của Ban quản lý KBT rất hạn chế, cả về mặt nhân sự, đào tạo, trang thiết bị và ngân sách khó thực hiện hiệu quả công tác quản lý bảo tồn và đáp ứng các mục tiêu quản lý KBT. Ban quản lý đã xác định một số vấn đề cụ thể là:
1 Ban quản lý thiếu thông tin chi tiết về sự phân bố của các loài và sinh cảnh sống của các loài quan trọng trong KBT.
2 Hầu hết cán bộ của KBT có năm công tác ít, kinh nghiệm công tác còn hạn chế, chỉ được đào tạo cơ bản về quản lý bảo vệ rừng và có rất ít kiến thức về bảo tồn - họ chỉ tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng chứ không phải là công tác quản lý bảo tồn.
3 Ngân sách hàng năm rất hạn hẹp, các hoạt động của cán bộ KBT chủ yếu là bảo vệ rừng.
4 Thiếu trang thiết bị, công cụ hç trợ để thực hiện nhiệm vụ thi hành pháp luật của mình, các phương tiện đi lại, thông tin liên lạc và trang thiết bị thi hành pháp luật.
5 Cán bộ của Ban quản lý thiếu kiến thức về xác định giá trị ĐDSH và giá trị kinh tế-xã hội của Khu bảo tồn.
6 Ban quản lý thiếu các kỹ năng chuyên môn để thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động lâm nghiệp xã hội và bảo tồn.
7 Không cập nhật được thông tin mới đặc biệt là các thành tựu bảo tồn và các văn bản quy phạm pháp luật một cách nhanh nhất do chưa có Internet.
Đời sống cán bộ công nhân viên của Khu bảo tồn còn rất hạn chế, ngoài quỹ lương được chi trả theo ngân sách không có một khoản thu nhập nào, trong khi chi phí phương tiện đi lại các cá nhân phải tự túc.