Phương pháp và công cụ thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân địa phương địa phương xã Cán Tỷ đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang (Trang 28)

Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo các bước trong sơ đồ 3.2.

3.4.2.1. Thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Các tài liệu liên quan đến vùng nghiên cứu được thu thập tại UBND các xã và BQL thôn thuộc vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn là các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên, các báo cáo về công tác quản lý bảo vệ rừng của ban quản lý, các báo cáo về các chương trình hỗ trợ cho vùng đệm… Các tài liệu này sẽ cung cấp các thông tin cơ bản về vùng nghiên cứụ

Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu là các báo cáo nghiên cứu về vùng đệm, tài liệu các hội thảo về phát triển vùng đệm các KBT TN và VQG, sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác bảo tồn tài nguyên rừng, các văn bản luật và chính sách liên quan đến vùng đệm .... Các

tài liệu này sẽ cung cấp thông tin về vấn đề nghiên cứu một cách tổng quan. Các tài liệu này được thu thập theo phương pháp kế thừa có chọn lọc.

3.4.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn thôn điểm nghiên cứu là công việc được thực hiện trước khi điều tra thu thập số liệụ Nguyên tắc của chọn điểm nghiên cứu là đại diện tương đối cho khu vực nghiên cứụ Vì vậy, các tài liệu thứ cấp liên quan đến vùng đệm KBT được nghiên cứu nhằm tìm hiểu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực và một đợt khảo sát nhanh được tiến hành tại khu bảo tồn xã vùng đệm, vùng lõi nhằm tìm hiểu những đặc trưng về địa hình và điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã.

3.4.2.3. Thu thập thông tin và số liệu hiện trường

Các công cụ PRA sau được thực hiện để thu thập các thông tin và số liệu hiện trường:

-Phỏng vấn ban quản lý thôn: Công cụ này được thực hiện đầu tiên khi tới thôn, nhằm tìm hiểu tình hình chung về kinh tế - xã hội của thôn: Dân số, mức sống, dân trí, các loại đất đai, các hỗ trợ từ bên ngoài, các hình thức sử dụng tài nguyên rừng…

-Phỏng vấn hộ gia đình: Bảng phỏng vấn bán định hướng được chuẩn bị trước (xem phụ biểu 1) và được thực hiện tại 30 hộ gia đình trong thôn điểm nghiên cứụ Các hộ phỏng vấn được lựa chọn theo phương ngẫu nhiên có hệ thống. Thực hiện công cụ này nhằm tìm hiểu tình hình kinh tế chung của hộ gia đình, các hình thức tác động và nguyên nhân người dân tác động vào TNR, đồng thời cũng tìm hiểu các giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển do chính người dân đưa rạ

- Phỏng vấn cán bộ kiểm lâm KBT Bát Đại Sơn: Cuộc phỏng vấn này nhằm tìm hiểu tình hình chung về quản lý rừng và đất rừng của khu bảo tồn thiên nhiên, các chính sách, chương trình thực hiện tại vùng đệm và việc sử dụng TNR của các CĐ ĐP trong vùng đệm. Đồng thời nhằm kiểm tra chéo thông tin thu thập tại các thôn điểm và thu thập bổ sung tài liệụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân địa phương địa phương xã Cán Tỷ đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)