Các nguyên nhân về kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân địa phương địa phương xã Cán Tỷ đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang (Trang 37)

+ Nhu cầu và khả năng đáp ứng về lương thực (lúa gạo)

Khả năng đáp ứng về nhu cầu lương thực (lúa gạo) là rất thấp vì: lương thực được trồng chính của người dân nơi đây là ngô và chỉ được trồng một vụ trong một năm. Do đất đai quá xấu trong toàn xã chỉ có 359.2ha diện tích đất

Nguồn thu nhập Triệu VNĐ

nông nghiệp mà trong đó đất nương hốc đá chiếm tới 268hạ Đời sống người dân nơi đây vẫn gặp nhiều khó khăn.

+ Nhu cầu và khả năng đáp ứng về tiền mặt

Trong cuộc sống con người nói chung và người dân tại khu vực nghiên cứu nói riêng có rất nhiều nhu cầu trong cuộc sống không thể tự làm ra được mà phải sử dụng tiền mặt để trao đổị Nhu cầu về tiền mặt và khả năng đáp ứng nó cũng thấp, vì đây là khu vực vùng núi còn nhiều khó khăn, người dân sử dụng tiền để phục vụ nhu cầu cuộc sống hang ngàỵ Nguồn thu nhập của người dân địa phương nơi đây chủ yếu từ: trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, trợ cấp xã hội, làm thuê,….

+ Nhu cầu chất đốt (củi)

Do đời sống của người dân còn thấp, do thói quen từ lâu đời chất đốt là củi, và sử dụng gỗ củi làm chất đốt theo hình thức tự cung tự cấp, người dân vào rừng lấy củi về nhà để sử dụng, chỉ phải bỏ công lao động không phải bỏ tiền ra mua, do vậy họ vẫn khai thác tràn lan chưa biết tiết kiệm và khai thác quanh năm. Vì vậy đây là nguyên nhân ảnh hưởng rất lớn đến tài nguyên rừng.

+ Nhu cầu thị trường

Do nhu cầu gỗ làm nhà, làm nội thất lớn đã đẩy giá gỗ lên cao, đặc biệt là giá gỗ rừng tự nhiên do chất lượng gỗ tốt, màu sắc và vân gỗ đẹp, nên đã kích thích người dân địa phương khai thác gỗ bất hợp pháp, do lợi nhuận từ việc khai thác gỗ cao dù biết là vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng nhưng họ vẫn làm.

Các sản phẩm được làm từ gỗ quý, dược liệu, lâm sản khác có nhu cầu tiêu thụ là rất lớn trên thị trường. Vì vậy rất dễ dẫn đến tình trạng khai thác Gỗ, lâm sản ngoài gỗ trong KBT.

Ngoài ra TNR còn là một nguồn sinh kế mà hiện tại người dân tác động vào để đảm bảo cuộc sống.

+ Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế chưa cao, còn gặp nhiều khó khăn do: Tập tục canh tác, hình thức canh tác còn lạc hậu, địa hình hiểm trở, thiếu đất canh tác, trình độ dân trí còn thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của người dân địa phương địa phương xã Cán Tỷ đến tài nguyên rừng Khu bảo tồn thên nhiên Bát Đại Sơn, tỉnh Hà Giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)