Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu ngang (Trang 35)

Trong bất kỳ hoạt động nào, để đạt được lợi nhuận cũng đều không thể tránh khỏi rủi ro. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng không ngoại lệ, tín dụng Ngân hàng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận cao, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu thu nhập của Ngân hàng. Nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất, và mức độ rủi ro tín dụng được đánh giá thông qua chỉ tiêu nợ xấu. Nếu tồn tại nợ xấu quá lâu do khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc do những nguyên nhân khác dẫn đến việc Ngân hàng mất khả năng thu hồi vốn thì lúc đó nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

Nhìn chung tình hình nợ xấu tại Ngân hàng có xu hướng tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu tại Ngân hàng là 4.039 triệu đồng, tăng 1.783 triệu

đồng so với năm 2010. Sang năm 2012, nợ xấu tại Ngân hàng tiếp tục tăng lên 1.601 triệu đồng so với năm 2011. Đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động của Ngân hàng, vì nợ xấu tăng sẽ làm cho rủi ro tín dụng tại Ngân hàng tăng theo. Khi các khoản vay chuyển sang nợ xấu là báo hiệu các khoản vay này có vấn đề, rủi ro từ các khoản vay này rất lớn. Đây là vấn đề mà Ngân hàng rất quan tâm và đặc biệt chú ý đến công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu phát sinh. Việc xác định rủi ro trong từng thời kỳ sẽ giúp cho Ngân hàng có cái nhìn sơ lược trong việc lập chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro do môi trường khách quan. Nguyên nhân làm nợ xấu tăng qua các năm là do khi đến hạn trả mà khách hàng sử dụng vốn vay kém hiệu quả nên không trả được nợ, buộc Ngân hàng phải chuyển nhóm nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tình hình nợ xấu đã được cải thiện rõ rệt và giảm 53,92% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Nợ nhóm 3

Qua bảng 4.3 ta thấy nợ dưới tiêu chuẩn nhóm 3 có sự gia tăng qua các năm, đây là điều đáng cảnh báo về sự quản lý nợ nhóm 3 của Ngân hàng. Mặc dù doanh số thu nợ tăng liên tục qua các năm, ý thức trả nợ của người vay vốn được nâng cao, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khách hàng vay vốn làm ăn kém hiệu quả nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng nên đã làm nhóm nợ này gia tăng liên tục qua các năm, và nhóm nợ này tăng rất cao vào năm 2011, tăng 112,27% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do năm 2011 lãi suất biến động tăng cao, trong khi các doanh nghiệp lại mở rộng quy mô sản xuất, thêm vào đó thì một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích nên không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho công tác thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì nhóm nợ này có xu hướng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, và giảm 75,24%, đây là dấu hiệu tốt cho Ngân hàng. Điều này chứng tỏ được năm 2013 nền kinh tế dần ổn định nên khách hàng vay vốn làm ăn đạt hiệu quả hơn, đặc biệt Ngân hàng đã chú trọng đến công tác quản trị rủi ro nên đã hạn chế được sự gia tăng của nhóm nợ này vào năm 2013.

Nợ nhóm 4

Nhóm nợ này cũng có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng với tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nợ nhóm 3. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã thu hồi được một phần của nợ nhóm 3, nên nợ nhóm 4 có tăng qua các năm nhưng với tỷ trọng thấp, phần chưa thu hồi được Ngân hàng chuyển sang nợ nhóm 4 và tiếp tục theo dõi.

Bảng 4.3 Nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th/2012 6th/2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 1.565 3.322 4.527 1.700 421 1.757 112,27 1.205 36,27 -1.279 -75,24

Nợ nhóm 4 250 350 485 90 20 100 40,00 135 38,57 -70 -77,78

Nợ nhóm 5 441 367 628 200 476 -74 -16,78 261 71,12 276 138,00

Tổng nợ xấu 2.256 4.039 5.640 1.990 917 1.783 79,03 1.601 39,64 -1.073 -53,92

Đến 6 tháng đầu năm 2013, nhóm nợ này có xu hướng giảm và giảm 77,78% so với năm 2012. Đây là điều đáng mừng cho Ngân hàng khi đã hạn chế được sự gia tăng của nhóm nợ này trong 6 tháng đầu năm 2013.

Nợ nhóm 5

Đây là nhóm nợ có khả năng mất vốn và có rủi ro cao nhất, có xu hướng tăng lên qua các năm và tăng cao nhất vào năm 2012, nợ nhóm này tại Ngân hàng là 628 triệu đồng, và nhóm nợ này tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản nợ chưa thu hồi ở nhóm 3, nhóm 4 chuyển sang. Tình hình này cho thấy, rủi ro mất vốn của Ngân hàng ngày càng cao, đây là dấu hiệu không tốt cho hoạt động của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần có kế hoạch tư vấn kế hoạch kinh doanh, kiểm tra, giám sát, đôn đốc khách hàng nhằm thu hồi nhanh chóng các khoản nợ này để tránh tình trạng phải xóa nợ để mất đi nguồn vốn của mình đồng thời cần phải chú trọng hơn khi quyết định cho vay.

Tóm lại, rủi ro tín dụng luôn song hành với việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng, nên cần phải chấp nhận một mức rủi ro có thể bởi không thể nào kiểm soát tất cả các rủi ro. Do đó, việc đánh giá rủi ro để kiềm chế nó ở một mức độ hợp lý nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và mang lại lợi nhuận là điều cần thiết.

4.2.2. Đánh giá rủi ro tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua các chỉ số tài chính

Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng không ngừng đổi mới phương thức hoạt động đi đôi với việc mở rộng quy mô tín dụng của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó thì Ngân hàng cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng đến mức thấp nhất có thể. Và để hiểu rõ hơn về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng ta có thể thông qua bảng 4.4 để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng.

Tỷ lệ nợ xấu

Muốn tăng trưởng dư nợ một cách an toàn và hiệu quả thì trước hết phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất có thể. Tỷ lệ nợ xấu phản ánh chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng.

Bảng 4.4 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thông qua các chỉ số Chỉ tiêu đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th/2012 6th/2013 Tỷ lệ nợ xấu % 1.24 2.57 2.82 1.21 0.41 Tỷ lệ dự phòng rủi ro % 1.60 2.42 1.80 1.21 0.75 Tỷ lệ mất vốn % 0.28 0.22 0.35 0.14 0.24 Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn Lần 6.58 10.35 5.73 10.00 3.57 Khả năng bù đắp rủi ro Lần 1.29 0.94 0.64 1.01 1.85

( Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nếu tỷ lệ này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt và ngược lại phản ánh sự đầu tư tín dụng không tốt của Ngân hàng. Qua bảng 4.4 ta thấy tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng tuy có tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp hơn mức 3% Ngân hàng Nhà nước quy định. Cụ thể, năm 2010, tỷ lệ nợ xấu là 1,24% và tăng lên vào năm 2011 tỷ lệ này chiếm 2,57% tổng dư nợ và tiếp tục tăng lên vào năm 2012, chiếm 2,82%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ xấu cao hơn tốc độ tăng của dư nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống so với 6 tháng đầu năm 2012. Do trong năm 2013 Ngân hàng có nhiều chính sách hổ trợ lãi suất và khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Tuy nhiên Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để thu hồi nợ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh số tiền được trích lập so với tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Cụ thể, tỷ lệ dự phòng rủi ro của Ngân hàng qua 3 năm lần lượt là 1,60%, 2,42%, 1,80% và đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này là 0,75% so với 2,21% của 6 tháng đầu năm 2012. Kết quả cho thấy số tiền trích lập dự phòng rủi ro của Ngân hàng đã đảm bảo được khả năng bù đắp cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, Ngân hàng không nên lơ là mà cần phải chú trọng hơn nữa trong việc trích lập dự phòng, nhằm có một tỷ lệ dự phòng hợp lý nhất để vừa đảm bảo an toàn cho Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra, vừa không làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng.

Tỷ lệ mất vốn

Phản ánh thiệt hại mà Ngân hàng phải gánh chịu từ các món vay mà Ngân hàng không thể thu hồi được bằng nhiều biện pháp (nợ nhóm 5) buộc Ngân hàng phải xỷ lý bằng nguồn dự phòng đã trích lập. Tỷ lệ mất vốn tại Ngân hàng tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2010 tỷ lệ này là 0,28%, năm 2011 là 0,22%, năm 2012 là 0,35%, tỷ lệ mất vốn giảm ở năm 2011 là do nợ nhóm 5 của năm 2011 thấp hơn so với năm 2010, đến năm 2012 thì dư nợ nhóm 5 tăng cao nên kéo theo tỷ lệ mất vốn cũng tăng lên vào năm 2012. Và đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này tiếp tục tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 và chiếm 0,24% trên dư nợ bình quân. Nguyên nhân làm cho tỷ lệ này tăng cao vào 6 tháng đầu năm 2013 là do dư nợ nhóm 5 tăng lên rất cao và tăng 138,00% so với 6 tháng đầu năm 2012, trong khi dư nợ lại tăng chậm và chỉ tăng 37,04% so với 6 tháng đầu năm 2012. Đây là kết quả không đáng mong đợi cho Ngân hàng, nên Ngân hàng chú trọng hơn nữa công tác quản trị rủi ro rín dụng trong Ngân hàng và tăng cường hơn nữa các biện pháp khai thác hay thanh lý để thu hồi các khoản nợ có khả năng mất vốn và nợ nghi ngờ.

Khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn

Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng tự bù đắp tổn thất tín dụng của Ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn thì khả năng bù đắp tổn thất của Ngân hàng càng cao và ngược lại. Năm 2010 khả năng bù đắp các khoản vay mất vốn của Ngân hàng là 6,58 lần, năm 2011 là 10,35 lần, năm 2012 là 5,73 lần, 6 tháng đầu năm 2013 là 3,57 lần, với khả năng bù đắp tổn thất này thì đảm bảo được an toàn cho hoạt động của Ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Kết quả này cho thấy dự phòng rủi ri tín dụng được trích lập tại Ngân hàng là tương đối cao và cao hơn rất nhiều lần so với dư nợ bị mất vốn tại Ngân hàng. Đây là khoản trích lập tương đối an toàn cho Ngân hàng, nhưng với tỷ lệ trích lập quá cao sẽ làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải có dự báo chính xác về các khoản nợ này để có mức trích lập dự phòng hợp lý nhằm góp phần giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Khả năng bù đắp rủi ro

Chỉ tiêu này cho biết khả năng bù đắp của Ngân hàng đối với các khoản vay có rủi ro, hay nói cách khác là 1 đồng nợ xấu sễ được đảm bảo bằng mấy đồng dự phòng. Qua bảng 4.2.2 ta thấy khả năng bù đắp rủi ro của Ngân hàng còn ở mức tương đối an toàn, chỉ năm 2012 thì chỉ tiêu này còn ở mức thấp là do dự phòng Ngân hàng trích lập giảm so với năm 2011 trong khi đó thì nợ xấu tại Ngân hàng năm 2012 lại tăng cao hơn so với năm 2011. Và chỉ tiêu

này đã được cải thiện vào 6 tháng đầu năm 2013 với khả năng bù đắp rủi ro là 1,85 lần.

Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên có thể thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là tương đối tốt, tỷ lệ nợ xấu có tăng nhưng vẫn còn ở mức đảm bảo an toàn cho Ngân hàng (dưới 3% Ngân hàng Nhà nước quy định). Tuy tỷ lệ nợ xấu còn ở mức đảm bảo an toàn nhưng lại có xu hướng tăng lên, đặc biệt là sự gia tăng của nợ nhóm 5 là nhóm nợ có rủi ro mất vốn cao nhất tại Ngân hàng. Mặc dù, dự phòng rủi ro tín dụng trích lập đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Nhưng Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa trong công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là công tác thẩm định. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần phải chú trọng hơn nữa công tác giám sát, kiểm tra trước và sau cho vay nhằm thu hồi triệt để các món nợ trong hạn để hạn chế tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng tín dụng, ngoài ra cần phải tận thu các khoản nợ xấu đã xảy ra trong thời gian qua để chúng không có cơ hội diễn biến tiêu cực hơn nữa.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và là mối quan tâm hàng đầu đối với những người quản lý tín dụng. Mọi rủi ro phát sinh chủ yếu là do con người, khả năng vay và trả nợ vay của khách hàng. Mặc dù khi vay vốn khách hàng đã thỏa thuận với Ngân hàng về mục đích, lãi suất vay, thời hạn vay và phương thức trả nợ, nhưng khi có được đồng vốn đôi khi khách hàng sử dụng sai mục đích đã cam kết trong hợp đồng tín dụng gây thất thoát cho Ngân hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, khiến nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng xoay chuyển khó khăn, hoạt động tín dụng không đạt hiệu quả cao. Thiết nghĩ cần phải có những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, muốn đề ra được những biện pháp ngăn ngừa rủi ro thì trước hết cần phải tìm ra những nguyên nhân, dấu hiệu để nhận biết và phòng ngừa.

4.2.3. Những hạn chế và các nguyên nhân làm phát sinh rủi ro tín dụng

Nhìn chung hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 là khá tốt, nhưng bên cạnh vẫn còn một số hạn chế sau:

+ Công tác thu hồi nợ tuy ở mức cao nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ cho Ngân hàng.

+ Tình hình nợ xấu của Ngân hàng tuy không lớn nhưng lại có xu hướng tăng, đặc biệt là sự gia tăng nợ nhóm 5.

+ Nợ nhóm 5 gia tăng nên đã kéo theo tỷ lệ mất vốn tại Ngân hàng cũng có xu hướng tăng lên qua các năm.

+ Tốc độ tăng của tổng dư nợ tăng chậm hơn tốc độ tăng của tổng nợ xấu, đây là nguyên nhân làm tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng tăng qua các năm.

+ Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng nhưng dự phòng rủi ro được trích lập

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu ngang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)