Lợi nhuận

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu ngang (Trang 28)

Trong kinh doanh tiền tệ, các Ngân hàng luôn đặt ra vấn đề là làm sao để đạt được lợi nhuận cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện đúng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng mình. Vì vậy, đối với nhà quản trị viêc phân tích chỉ tiêu lợi nhuận là rất quan trọng. Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận là một yếu tố quan trọng để Ban Giám đốc có thể đưa ra những quyết định mang tính chiến lược cho sự phát triển của Ngân hàng trong tương lai.

Qua bảng 3.1 ta thấy, lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm vì tổng doanh thu tăng qua các năm nên lợi nhuận tăng là đều tất yếu, nhưng mức tăng qua các năm không đều nhau. Cụ thể, năm 2011 lợi nhuận đạt 12.000 triệu đồng, tăng 2.726 triệu đồng, tương đương tăng 29,39% so với năm 2010. Năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng tăng ở mức thấp như vậy là do Ngân hàng rơi vào tình trạng khát vốn nên đẩy lãi suất huy động lên ở mức cao, từ đó làm cho chi phí tăng cao và thêm vào đó sự chênh lệch của lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra ngày càng bị rút ngắn. Sang năm 2012 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 19.049 triệu đồng,

tăng 7.049 triệu đồng, tương đương tăng 58,74% so với năm 2011, do Ngân hàng mở rộng hoạt động, cung cấp nhiều dịch vụ thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch làm gia tăng doanh thu cho Ngân hàng, đặc biệt là năm 2012 Ngân hàng Nhà Nước đã hạ mức lãi suất cho vay và lãi suất huy động xuống mức thấp nhằm hổ trợ cho nông dân có điều kiện để phát triển kinh tế, điều này đã góp phần làm giảm chi phí đầu vào cho Ngân hàng. Và đến năm 2013 với chủ trương cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, tiết kiệm trong chi tiêu, tăng cường các hoạt động mang lại doanh thu cho Ngân hàng nên lợi nhuận mà Ngân hàng đạt được 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao hơn so với 6 tháng năm 2012.

Tình hình kinh tế nói chung sẽ còn có nhiều biến động do đó để có thể đứng vững trong xu thế hội nhập, đảm bảo thực hiện tốt chức năng thúc đẩy sự phát triển của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo đô thị mới của Huyện nhà, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế,…thì Ngân hàng cần phải phấn đấu không ngừng để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng cơ cấu lãi suất phù hợp đảm bảo kinh doanh có lãi, tận dụng các khoản thu và hạn chế các khoản chi phí phát sinh, tiết kiệm chi phí,.. nhưng trên hết vẫn là hạn chế các khoản cho vay mà khả năng thu hồi nợ thấp nhằm giảm rủi ro tín dụng đảm bảo an toàn cho đồng vốn vay bởi Ngân hàng là người “đi vay để cho vay”.

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH CẦU

NGANG

4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 - 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.

4.1.1. Thực trạng tín dụng của Ngân hàng qua các năm

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - Chi nhánh Cầu Ngang là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng, Ngân hàng rất chú trọng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động có tác động sống còn đến sự tồn tại của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng đã đưa vốn đến tận tay, kịp thời và nhanh chóng đến khách hàng của mình. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó Ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt. Chúng ta hãy xem xét tình hình tín dụng của Ngân hàng thời gian qua thông qua bảng 4.1.

 Doanh số cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng. Trong tổng nguồn thu của Ngân hàng thì thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu. Với phương châm “tăng cường huy động vốn để cho vay” nên trong những năm qua Ngân hàng đã huy động một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằm đáp ứng và giải quyết kịp thời một phần lớn nhu cầu về vốn của khách hàng thông qua các khoản đầu tư cho vay. Qua bảng 4.1 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, và tiếp tục tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, hộ sản xuất muốn mở rộng qui mô nhưng chưa đủ vốn vì thế họ đi vay Ngân hàng. Như chúng ta đã biết Cầu Ngang là một huyện nghèo đang trên con đường phát triển nên người dân rất cần nguồn vốn để phát triển kinh tế, và Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Ngang hoạt động nhằm hổ trợ vốn

Bảng 4.1 Tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

( Nguồn: Tính toán của tác giả)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th/2012 6th/2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 303.486 342.400 419.354 250.000 285.000 38.914 12,82 76.954 22,47 35.000 14,00 Doanh số thu nợ 256.131 366.828 376.195 242.000 259.000 110.697 43,22 9.367 2,55 17.000 7,02 Dư nợ 181.542 157.114 200.273 165.114 226.273 -24.428 -13,46 43.159 27,47 61.159 37,04

cho người dân với mức lãi xuất phù hợp nên họ đã tìm đến Ngân hàng xin vay vốn để phát triển kinh tế, từ đó mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm, mặt khác thì nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các đơn vị ngày càng tăng, đội ngũ tín dụng chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cấp tín dụng tư vấn tận tình cho khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh nên không chỉ giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút thêm được khách hàng mới cho Ngân hàng, đều này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay. Với việc doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm đã chứng tỏ được chính sách thu hút vốn của Ngân hàng đang đi đúng hướng và đã tạo được lòng tin từ người dân Huyện nhà.

Doanh số thu nợ

Song song với việc cho vay thì tình hình thu nợ cũng là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm, bởi mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là bảo toàn vốn và số tiền sinh ra từ nguồn vốn tín dụng. Trong những năm qua doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên liên tục theo doanh số cho vay. Năm 2011 đạt 366.828 triệu đồng, tăng 110.697 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục tăng và đạt 376.195 triệu đồng, tăng 9.367 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng ở mức cao là do đối tượng vay vốn làm ăn đạt hiệu quả, thêm vào đó thì các mặt hàng mà người dân sản xuất bán ra với giá cao nên thu nhập của họ được tăng thêm, từ đó mà họ có nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng nhưng ở mức thấp là do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là bên lĩnh vực nuôi trông thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân nên làm cho doanh số thu nợ của năm 2012 tăng không cao so với năm 2011. Đến năm 2013 thì thời tiết ngày càng thuận lợi, dịch bệnh dần được khắc phục, kinh tế của người dân cũng được cải thiện tuy không cao nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng, từ đó doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã cho thấy được khả năng sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của người dân là khá cao, bên cạnh đó cũng cho thấy được công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng là tương đối tốt, góp phần hạn chế nợ xấu cho Ngân hàng.

Dư nợ

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân

hàng tại một thời điểm nhất định, nó cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành, nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào. Nhìn chung ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giảm 24.428 triệu đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do doanh số thu nợ năm 2011 cao hơn so với doanh số cho vay, mặc khác Ngân hàng thực hiện chính sách thận trọng, sàn lọc khách hàng để cho vay, thận trọng cho vay đối với các ngành nghề kinh doanh để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng nên kéo theo dư nợ giảm. Sang năm 2012 thì dư nợ của Ngân hàng tăng trở lại và tăng 27,47% so với năm 2011 và đạt 200.273 triệu đồng, nguyên nhân là do các khoản vay của khách hàng chưa đến hạn trả, thêm vào đó thì doanh số cho vay trong năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2010, 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế Huyện nhà dần được cải thiện nên nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng, đặc biệt với chính sách hạ sàn lãi suất cho vay ở mức thấp để hổ trợ cho cá nhân, các tổ chức kinh tế phát triển đã làm cho doanh số cho vay tăng, nên kéo theo dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.

4.1.2. Đánh giá thực trạng tín dụng của Ngân hàng

Với phương châm “đi vay để cho vay” do đó Ngân hàng phải sử dụng đồng vốn của mình một cách có hiệu quả. Qua phần phân tích ở trên cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có diễn biến khá tốt. Sự gia tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong thời gian qua cho thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác thẩm định, mạnh dạn cho vay đối với những đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phương án vay vốn và nguồn trả nợ có tính khả thi cao. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng thì ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ, thời gian thu nợ bình quân. Trước khi đi vào phần đánh giá chúng ta quan sát bảng 4.2.

Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, nó cho biết Ngân hàng sẽ thu bao nhiêu tiền từ một đồng vốn cho vay. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt, bảo toàn nguồn vốn đem đi đầu tư và ngược lại. Trong những năm qua khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng là tương đối tốt, đặc biệt năm 2011 hệ số

Bảng 4.2 Chỉ số đánh giá tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu đvt Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th/2012 6th/2013 Hệ số thu nợ % 84,40 107,13 89,71 96,80 90,88 Vòng quay vốn tín dụng vòng 1,62 2,17 2,11 1,71 1,32

Thời gian thu nợ

bình quân ngày 221,88 166,18 171,00 105,23 136,00

( Nguồn: Tính toán của tác giả)

này rất cao, đạt 107,13%, nguyên nhân là do năm 2011 các đối tượng vay vốn làm ăn đạt hiệu quả, thêm vào đó thì các khoản nợ năm 2010 đã đến hạn trả nên hệ số thu nợ của Ngân hàng trong năm này rất tốt. Đến năm 2012 thì hệ số này chỉ đạt 89,71% và đến 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm so với 6 tháng đầu năm 2012, nguyên nhân là do một số món vay trung và dài hạn chưa đến hạn thu hồi, thêm vào đó thì doanh số cho vay tăng cao hơn doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên, ta không thể dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá một cách chủ quan về hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, bởi vì chỉ tiêu này chỉ phản ánh khả năng thu nợ của Ngân hàng đối với doanh số cho vay hằng năm mà thôi.

Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao. Ta thấy vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm có sự gia tăng nhưng không cao lắm và có xu hướng giảm nhẹ vào 6 tháng đầu năm 2013, đây là một kết quả đáng khích lệ cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do khách hàng chủ yếu vay ngắn hạn để bổ sung nguồn vốn tạm thời thiếu hụt nên đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển nhanh hơn. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này có xu hướng giảm là do đa phần các hộ nông dân nuôi tôm sú trong giai đoạn này bước vào vụ nuôi nên họ thường đi vay nhiều hơn là trả nợ, điều này đã làm cho vòng quay vốn tín dụng có sự sụt giảm vào đầu năm 2013.

Thời gian thu nợ bình quân

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng trên cơ sở phản ánh thời gian thu nợ nhanh hay chậm trên số tiền mà Ngân hàng đã phát vay cho khách hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn của Ngân hàng càng nhanh. Ta thấy chỉ tiêu này có sự dao động qua các năm. Cụ thể, năm 2010 thời gian thu nợ bình quân là 221,88 ngày, đến năm 2011 giảm còn 166,18 ngày. Đạt được kết quả này là do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong năm 2011 là khá tốt. Nhưng chỉ tiêu này lại có sự gia tăng trở lại vào năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do doanh số cho vay biến động cao hơn doanh số thu nợ nên kéo theo dư nợ bình quân cao. Tuy có sự gia tăng nhưng với thời gian thu nợ này cho thấy Ngân hàng hoạt động khá tốt.

Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua là khá hiệu quả, tuy gặp không ít khó khăn như sự biến động của nền kinh tế, lạm phát, sự biến động của lãi suất… nhưng quy mô tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng, doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm, công tác thu nợ đạt hiệu quả. Kết quả này sẽ làm nền tảng và định hướng cho Ngân hàng trong thời gian tới ngày càng tốt và hiệu quả hơn, góp phần làm tăng uy tín của Ngân hàng đối với nhân dân Huyện Cầu Ngang.

4.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu ngang (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)