Thực trạng tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu ngang (Trang 30)

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và tạo ra thu nhập lớn nhất cho Ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho kinh tế địa phương phát triển bằng cách đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và dân cư. Trong thời gian qua, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn - Chi nhánh Cầu Ngang là đầu tư cho vay, có thể xem đây là nguồn thu nhập chính của Ngân hàng, Ngân hàng rất chú trọng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động có tác động sống còn đến sự tồn tại của Ngân hàng. Vì thế, Ngân hàng đã đưa vốn đến tận tay, kịp thời và nhanh chóng đến khách hàng của mình. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn, do đó Ngân hàng phải biết nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để không bỏ qua những cơ hội đầu tư tốt. Chúng ta hãy xem xét tình hình tín dụng của Ngân hàng thời gian qua thông qua bảng 4.1.

 Doanh số cho vay

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Ngân hàng. Trong tổng nguồn thu của Ngân hàng thì thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu. Với phương châm “tăng cường huy động vốn để cho vay” nên trong những năm qua Ngân hàng đã huy động một lượng lớn vốn nhàn rỗi trong dân cư, nhằm đáp ứng và giải quyết kịp thời một phần lớn nhu cầu về vốn của khách hàng thông qua các khoản đầu tư cho vay. Qua bảng 4.1 ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, và tiếp tục tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, hộ sản xuất muốn mở rộng qui mô nhưng chưa đủ vốn vì thế họ đi vay Ngân hàng. Như chúng ta đã biết Cầu Ngang là một huyện nghèo đang trên con đường phát triển nên người dân rất cần nguồn vốn để phát triển kinh tế, và Ngân hàng NNo&PTNT – Chi nhánh Cầu Ngang hoạt động nhằm hổ trợ vốn

Bảng 4.1 Tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: triệu đồng

( Nguồn: Tính toán của tác giả)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 th/2012 6th/2013 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 303.486 342.400 419.354 250.000 285.000 38.914 12,82 76.954 22,47 35.000 14,00 Doanh số thu nợ 256.131 366.828 376.195 242.000 259.000 110.697 43,22 9.367 2,55 17.000 7,02 Dư nợ 181.542 157.114 200.273 165.114 226.273 -24.428 -13,46 43.159 27,47 61.159 37,04

cho người dân với mức lãi xuất phù hợp nên họ đã tìm đến Ngân hàng xin vay vốn để phát triển kinh tế, từ đó mà doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm, mặt khác thì nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các đơn vị ngày càng tăng, đội ngũ tín dụng chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cấp tín dụng tư vấn tận tình cho khách hàng trong các lĩnh vực kinh doanh nên không chỉ giữ được khách hàng cũ mà còn thu hút thêm được khách hàng mới cho Ngân hàng, đều này cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay. Với việc doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua các năm đã chứng tỏ được chính sách thu hút vốn của Ngân hàng đang đi đúng hướng và đã tạo được lòng tin từ người dân Huyện nhà.

Doanh số thu nợ

Song song với việc cho vay thì tình hình thu nợ cũng là một vấn đề đặc biệt cần quan tâm, bởi mục tiêu cuối cùng của Ngân hàng là bảo toàn vốn và số tiền sinh ra từ nguồn vốn tín dụng. Trong những năm qua doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng tăng lên liên tục theo doanh số cho vay. Năm 2011 đạt 366.828 triệu đồng, tăng 110.697 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012 doanh số thu nợ tiếp tục tăng và đạt 376.195 triệu đồng, tăng 9.367 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2011 doanh số thu nợ tăng ở mức cao là do đối tượng vay vốn làm ăn đạt hiệu quả, thêm vào đó thì các mặt hàng mà người dân sản xuất bán ra với giá cao nên thu nhập của họ được tăng thêm, từ đó mà họ có nguồn vốn trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2012 doanh số thu nợ tăng nhưng ở mức thấp là do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là bên lĩnh vực nuôi trông thủy sản đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân nên làm cho doanh số thu nợ của năm 2012 tăng không cao so với năm 2011. Đến năm 2013 thì thời tiết ngày càng thuận lợi, dịch bệnh dần được khắc phục, kinh tế của người dân cũng được cải thiện tuy không cao nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoàn trả gốc và lãi cho Ngân hàng, từ đó doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm đã cho thấy được khả năng sử dụng vốn vay và ý thức trả nợ của người dân là khá cao, bên cạnh đó cũng cho thấy được công tác thu hồi nợ của cán bộ tín dụng là tương đối tốt, góp phần hạn chế nợ xấu cho Ngân hàng.

Dư nợ

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân

hàng tại một thời điểm nhất định, nó cho chúng ta biết được Ngân hàng còn phải thu bao nhiêu nữa từ khách hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành, nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của Ngân hàng như thế nào. Nhìn chung ta thấy dư nợ của Ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2011 giảm 24.428 triệu đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do doanh số thu nợ năm 2011 cao hơn so với doanh số cho vay, mặc khác Ngân hàng thực hiện chính sách thận trọng, sàn lọc khách hàng để cho vay, thận trọng cho vay đối với các ngành nghề kinh doanh để đảm bảo khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng nên kéo theo dư nợ giảm. Sang năm 2012 thì dư nợ của Ngân hàng tăng trở lại và tăng 27,47% so với năm 2011 và đạt 200.273 triệu đồng, nguyên nhân là do các khoản vay của khách hàng chưa đến hạn trả, thêm vào đó thì doanh số cho vay trong năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2010, 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 nền kinh tế Huyện nhà dần được cải thiện nên nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng tăng, đặc biệt với chính sách hạ sàn lãi suất cho vay ở mức thấp để hổ trợ cho cá nhân, các tổ chức kinh tế phát triển đã làm cho doanh số cho vay tăng, nên kéo theo dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012.

Một phần của tài liệu một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh cầu ngang (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)