Những tồn tại và nguyên nhâ n:

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội (Trang 56)

119 132 11 148 12 Trong đó: DNVVN4158 41 70

2.4.2Những tồn tại và nguyên nhâ n:

2.4.2.1 Những tồn tại :

Thứ nhất, từ năm 2006 đến nay, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với IVB Hà Nội ngày càng tăng đều qua các năm, tuy nhiên đây vẫn là một con số khiêm tốn, và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng số các khách hàng có quan hệ với ngân hàng.Ở Việt Nam, DNVVN chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số các doanh nghiệp, do đó các ngân hàng chủ yếu là cho vay đối với các DNVVN, tuy nhiên như đã phân tích và đưa ra các số liệu ở trên,hoạt động cho vay đối với DNVVN của IVB Hà Nội vẫn còn khiêm tốn, trong khi con số này và tỷ trọng khách hàng là DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng ở các ngân hàng cùng qui mô khác thường là chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với IVB Hà Nội, thậm chí có ngân hàng chiếm đến 80% số lượng các khách hàng có quan hệ tín dụng.

Thứ hai, mặc dù có tiềm năng và thuận lợi trong hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng, nhưng IVB Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn rất bức thiết của rất nhiều DNVVN. Do đó dư nợ cho vay cũng nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng. Doanh số cho vay đối với DNVVN của ngân hàng trong tổng doanh số cho vay còn chiếm tỷ trọng chưa cao ( năm 2008 mới chỉ là hơn 50%), trong khi các DNVVN như đã được xác định , là đối tượng khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Vì thông thường, khi các

Chuyên đề thực tập SV: Vũ Thị Thanh Huyền _ NHH – K8 Huyền _ NHH – K8

DNVVN đã có quan hệ tín dụng với ngân hàng, họ có xu hướng mở tài khoản và sử dụng các dịch vụ sẵn có của ngân hàng cung cấp, từ đó nếu ngân hàng làm tốt, không những hút được sự tin tưởng của khách hàng, mà những khách hàng DNVVN này còn có thể là trung gian giới thiệu những khách hàng khác cho ngân hàng , một cách giới thiệu , marketing khá hiệu quả.

Thứ ba, cũng như các ngân hàng khác, khi cho vay, IVB Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp phải có tài sản bảo đảm như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nhà cửa đất đai, hoặc giấy tờ có giá…v…v..nhưng những điều kiện này đôi khi là khó với một số DNVVN, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập, bởi vì năng lực tài chính của họ thấp, đồng thời tài sản doanh nghiệp mang bảo đảm có giá trị không cao. Nếu doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả thì khả năng mất vốn của ngân hàng là rất lớn, vì các DNVVN ít có nguồn thu khác để trả nợ cho ngân hàng. Đồng thời mặt tồn tại nữa là qui trình về tài sản bảo đảm đối với DNVVN của ngân hàng còn cứng nhắc, phức tạp, gây khó khăn cho DNVVN khi tiếp cận với với nguồn vốn của ngân hàng.

Thứ tư, qui trình cho vay nói chung và đối với các DNVVN nói riêng còn rườm rà, gây tâm lí e ngại cho các DNVVN khi có nhu cầu vay vốn và muốn tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, nhất là trong giai đoạn này, sự cạnh tranh không chỉ với các ngân hàng trong nước mà còn cả với các ngân hàng nước ngoài,đặt ngân hàng vào những thách thức rất lớn, nếu ngân hàng không biết tranh thủ thì thời cơ, điều này sẽ làm giảm sức cạnh tranh, và mất đi những khách hàng có chất lượng tốt.

Thứ năm, các hình thức cho vay đối với đối tượng khách hàng là DNVVN ở ngân hàng vẫn còn hạn chế. Trong khi ưu điểm của việc đa dạng háo các hình thức cho vay đối với ngân hàng đó là qua đó ngân hàng có thể phân tán được rủi ro, giảm thiểu đáng kể những thiệt hại cho ngân hàng. Nhưng ở ngân hàng mới chỉ áp dụng một vài hình thức cho vay chủ yếu, như cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần…. Còn rất nhiều hính thức cho vay

Chuyên đề thực tập SV: Vũ Thị Thanh Huyền _ NHH – K8 Huyền _ NHH – K8

tiên tiến nhưng ngân hàng vẫn hạn chế sử dụng hoặc có sử dụng rất ít, như cho vay chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay bắc cầu….Mà các hình thức cho vay này lại đem lại sự thuận tiện cho khách hàng, mang tính hiện đại trong xu thế phát triển kinh tế chung, có thể giúp ngân hàng nâng cap sức cạnh tranh trên thị trường.

Thứ sáu, trong quá trình tìm kiếm khách hàng cũng như tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh của DNVVN, ngân hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp qua các kênh tin đáng tin cậy, đặc biệt là từ các hiệp hội, như hiệp hồi người tiêu dùng, hiệp hội các DNVVN. Thiếu sự liên kết giữa các hiệp hội , mặc dù điều này có ý nghĩa và hiệu quả rất lớn đối với ngân hàng trong việc thẩm định khách hàng là DNVVN, vì khác với khách hàng là cá nhân, các DNVVN có mối quan hệ với rất nhiều chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế trong quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm , dịch vụ trên thị trường, và những chủ thể này là nguồn tin phản ánh khá chính xác về hoạt động và quá trình sản xuất kinh doanh của DNVVN.

Thứ bảy, đội ngũ cán bộ tín dụng còn trẻ, năng động , nhiệt tình, nhưng còn thiếu kinh nghiệm , và khả năng hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành, bên cạnh đó cũng chưa có nhiều thời gian làm việc thực tế để tích lũy kinh nghiệm , đặc biệt là các vấn đề về công nghệ kĩ thuật cao, và các vấn đề liên quan đến kĩ thuật.

2.4.2.2 Nguyên nhân :

a. Nguyên nhân khách quan :

* Từ phía khách hàng là các DNVVN :

Bản thân các DNVVN còn yếu kém về nhiều mặt, đặc biệt là về công tác quản trị doanh nghiệp, mặc dù nó đóng vai trò quyết định đến thành công hay không . Không chỉ thiếu về năng lực quản lý, các nguồn thông tin cần

Chuyên đề thực tập SV: Vũ Thị Thanh Huyền _ NHH – K8 Huyền _ NHH – K8

thiết về các chính sách mới của chính quyền, thông tin sản phẩm và thị trường, đến những qui tắc chung khi hội nhập đều thiếu.

Các DNVVN chưa tạo được sự tín nhiệm của Ngân hàng , chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tài sản bảo đảm có giá trị thấp…nên khó có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Một đặc điểm chung của các DNVVN Việt Nam đó là lạc hậu về ứng dụng và không nhanh nhạy với các cải tiến về kĩ thuật công nghệ tiên tieeens trên thế giới, đó là một điểm yếu , bất lợi đối với tất cả các doanh nghiệp trong thời kì hội nhập thế giới.

Báo cáo tài chính thiếu minh bạch , thường được các doanh nghiệp chỉnh sửa trước khi đến ngân hàng , đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro không cân xứng thông tin của Ngân hàng.

Ý thức của các DNVVN còn yếu kém, trong số những khách hàng đến với ngân hàng , đã xuất hiện những khách hàng chuyên lừa đảo, chiếm dụng vốn , thành lập các công ty ma, làm các hợp đồng giả để vay vốn ngân hàng . * Từ chính sách của Nhà Nước và môi trường kinh tế :

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay, các DNVVN không chỉ phải đối mặt với ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặt khác, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam hiệu quả và tính khả thi chưa cao, nên khả năng vay vốn tại ngân hàng thấp . Trong khi đó, hệ thống Pháp luật còn nhiều bất cập, rườm rà, thiếu tính đồng bộ giữa các chủ trương, các chính sách giữa các ban ngành và giữa các qui định luật hiện hành khác nhau, tính thống nhất chưa cao, gây khó khăn cho DNVVN khi mới thành lập cũng như trong quá trình tiếp cận với nguồn vốn của Ngân hàng.

Cơ chế quản lý kinh doanh của Chính phủ còn lỏng lẻo, hậu thuẫn cho nạn hàng giả và buôn lậu, khiến nhiều DNVVN chao đảo, kinh doanh không

Chuyên đề thực tập SV: Vũ Thị Thanh Huyền _ NHH – K8 Huyền _ NHH – K8

hiệu quả, thiệt thòi trong cạnh tranh và kết quả kinh doanh không cao, khiến các DNVVN do dự trước những cơ hội đầu tư mới. Bên cạnh đó là thủ tục hành chính còn phức tạp, gay cản trở cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong việc thiết lập quan hệ với nhau.

Ngày 09/11/2004 Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã ký kết khoản vay chính sách trị giá 60 triệu USD nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Đây là lần đầu tiên, Chính phủ Việt Nam phối hợp với các nhà tài trợ thực hiện một dự án riêng cho các loại hình doanh nghiệp này. Bên cạnh đó , chính phủ cũng có nhiều hoạt động thể hiện mối quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của các DNVVN, tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn chưa đầy đủ, đồng bộ nhất là các qui định về giấy tờ sở hữu tài sản, bất động sản. Vì vậy , việc thế chấp tài sản gặp nhiều khó khăn.

b.Nguyên nhân chủ quan :

Hiện tại ở ngân hàng mới chỉ áp dụng chính sách ưu đãi với những khách hàng có chất lượng tín dụng và uy tín tốt, hoặc những doanh nghiệp thuộc diện hỗ trợ lãi suất theo Thông tư số 02/2009 TT-NHNN chứ chưa có một chính sách hỗ trợ lãi suất riêng ,cụ thể đối với loại hình doanh nghiệp vừa vả nhỏ.

Tài sản bảo đảm thường là yếu tố bắt buộc đối với bất kì hồ sơ vay vốn nào của DNVVN. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc minh bạch báo cáo tài chính là chưa được thực hiện đồng bộ, do đó ngân hàng rất dễ gặp rủi ro về sự không cân xứng thông tin. Để hạn chế rủi ro này, Ngân hàng luôn quan tâm đến các loại tài sản bảo đảm. Tổng giá trị cho vay trên tài sản bảo đảm tại IVB Hà Nội là 70%-90%, tuy nhiên không phải loại tài sản nào khách hàng cũng được vay với tỷ lệ tối đa, bởi vì khi đánh giá tài sản bảo đảm, ngân hàng luôn xem xét tính thanh khoản và khả năng phát mại của tài sản . Mặt khác, khó khăn của các DNVVN là các tài sản bảo đảm thường có giá trị thấp, chính vì

Chuyên đề thực tập SV: Vũ Thị Thanh Huyền _ NHH – K8 Huyền _ NHH – K8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vậy chỉ một số DNVVN được vay vốn của IVB Hà Nội . Những dịch vụ kèm theo của IVB Hà Nội khi khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng còn chưa phong phú, dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng .

Hoạt động Marketing còn chưa thực sự được chú trọng, ngoài ra , một khó khăn nữa đối với ngân hàng đó là do Hội sở của IVB trong Thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới các chi nhánh của IVB còn mỏng, mới chỉ có mặt ở 7 thành phố lớn trên cả nước, vì vậy số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với IVB còn chưa nhiều.

Được thành lập và đi vào hoạt động từ khi IVB mới thành lập , bởi vậy mà hoạt động cho vay của IVB Hà Nội đóng góp rất nhiều vào hiệu quả và thành công của IVB nói riêng cũng như góp phần khắc phục khó khăn về vốn cho các DNVVN, giúp các doanh nghiệp có thể phát huy khả năng của mình, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay DNVVN của IVB Hà Nội vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Điều này, xuất phát từ phía các DNVVN, từ phía chính sách của Nhà Nước, và một phần từ bản thân ngân hàng . Nắm rõ những thành tích đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại , sẽ là tiền đề để IVB Hà Nội tìm ra những giải pháp để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như giai đoạn hiện nay.

Chuyên đề thực tập SV: Vũ Thị Thanh Huyền _ NHH – K8 Huyền _ NHH – K8

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng Indovina Chi nhánh Hà Nội (Trang 56)