• Bước 1 : Mở tờ khai Hải quan
- Nhân viên giao nhận sau khi lập tờ khai hải quan, khai báo qua mạng để lấy số tiếp nhận, số tờ khai, phân luồng kiểm hóa. Sau đó, tiến hành đăng ký mở tờ khai hải quan tại cảng.
- Nhân viên kinh doanh đến Hải quan mở tơ khai tìm « báo cáo vi phạm pháp luật », xem Doanh nghiệp nhập khẩu có nợ thuế hay bị phạt chậm nộp thuế hay không đóng thuế cho Doanh nghiệp.
- Nếu không vi pham thì nộp lại cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
- Các chứng từ phải nộp: • Báo cáo vi phạm pháp luật
• Tờ khai Hải quan nhập khẩu HQ/2002-NK (2 bản chính: 1 bản lưu Hải quan và 1 bản lưu người khai Hải quan
• Hợp đồng mua (1 bản sao y bản chính) • Hóa đơn thương mại (1 bản chính )
• Vận đơn đường biển (sao y) « có ký hậu của Ngân hàng nếu thanh toán bằng L/C »
• Lệnh giao hàng (1bản chính). • Packing list (1bản chính). • Giấy giới thiệu của công ty
• Chứng từ đăng ký viện vệ sinh (đối với hàng thực phẩm,…)
- Nếu Doanh nghiệp vi phạm chậm nộp thuế thì nhân viên giao nhận tiến hành nộp thuế cho Doanh nghiệp . Sau đó, sao y « Biên nhận nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước » nộp lại Hải quan tiếp nhận hồ sơ cùng với bộ chứng từ để Hải quan kiểm tra.
- Hải quan sẽ tiếp nhận bộ hồ sơ của nhân viên công ty và từ đó dựa vào mã số thuế của doanh nghiệp, hải quan sẽ tra cứu trên mạng xem doanh nghiệp có tên trong danh sách bị cưỡng chế hay không và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế.
- Sau khi kiểm tra xong Hải quan sẽ chuyển qua bộ phận tính giá thuế. • Bước 2 : Tính giá thuế
- Hải quan kiểm tra lại thuế tính trong tờ khai có đúng với số tiền thực tế mà doanh nghiệp phải nộp không.
- Nếu doanh nghiệp được ân hạn thuế thì đóng dấu xác nhận
- Nếu doanh nghiệp phải đóng thuế ngay thì nhân viên giao nhận đóng thuế và sao y biên nhận nộp tiền vào ngân sách Nhà nước Nộp lại cho cửa tính thuế xác nhận.
• Bước 3 Kiểm hóa
- Nhân viên giao nhận xem bản phân công kiểm hóa để liên lạc với Hải quan kiểm hóa.
- Sau đó đăng ký chuyển bãi kiểm hóa cho container và mua seal cho container
- Xuống bãi làm « giấy cắt seal », kêu công nhân cắt seal đến cắt seal. Đồng thời, liên lạc với Hải quan kiểm hóa xuống bãi xem cắt seal và kiểm tra hàng hóa theo mức độ mà Hải quan yêu cầu.
- Sau đó, nhân viên giao nhận bấm seal lại. • Bước 4 Trả tờ khai Hải quan
- Nhân viên giao nhận mua tem ( lệ phí Hải quan) dán vào tờ khai.
- Hải quan trả lại bộ chứng từ bao gồm : • Tờ khai Hải quan
• Phiếu ghi kết quả kiểm tra chứng từ • Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa
Áp dụng các bước trên đối với hợp đồng này như sau
• Bước 1 Mở tờ khai Hải quan : Lô hàng thuộc luồng đỏ.
- Kết quả kiểm hóa được ghi lại trên “Phiếu ghi kết quả kiểm tra hàng hóa” như sau:
- Quyết định của chi cục Hải quan về hình thức, mức độ kiểm tra hàng hoá : « máy soi »
- Kết luận : « Hàng chờ kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm »
Vì đây là hàng thực phẩm cần phải kiểm tra an toàn thực phẩm nên nhân viên giao nhận phải làm đơn đăng ký hàng thực phẩm nhập khẩu. Sau đó, nhận kết quả kiểm tra và nộp lại cho hải quan. Nếu thấy hợp lệ, Hải quan chuyển qua bộ phận tính thuế.
• Bước 2 : Tính giá thuế
Hải quan cảng sau khi tham vấn giá đã đồng ý với giá và mức thuế Doanh nghiệp khai trong tờ khai hải quan là hoàn toàn chính xác và hàng được ân hạn thuế. Vì vậy doanh nghiệp đã có thể thông quan hàng và nộp thuế trong vòng 30 ngày từ ngày mở tờ khai.
2.2.5. Xuất phiếu EIR
Nhân viên giao nhân đến phòng Thương vụ (ở cảng) nộp D/O (có dấu giao thẳng của Hãng tàu ) và đóng tiền nâng/ hạ, lưu container để xuất phiếu EIR.
2.2.6. Thanh lý Hải quan cổng
- Nhân viên công ty mang bộ chứng từ gồm : • Lệnh giao hàng
• Phiếu EIR
• Tờ khai Hải quan( bản chính và copy)
- Hải quan sẽ vào sổ hải quan về lô hàng và đóng dấu vào tờ khai và Phiếu EIR.
2.2.7. Giao hàng cho Khách hàng
- Nhân viên giao nhận cho xe vào Cảng chở hàng ra giao đến kho cho khách hàng.
- Nếu trường hợp đem container về thì sau khi dỡ hàng ra tại địa điểm giao hàng mà người nhận yêu cầu, nhân viên giao nhận cho xe chở container rỗng về trả tại nơi mà trên phiếu cược công đã đề cập, cầm theo mẫu hạ container rỗng trình cho nơi trả container, nơi này sẽ giữ lại phiếu hạ container rỗng, thu tiền hạ rỗng và sẽ cấp lại một phiếu thể hiện tình trạng container ví dụ là container sạch, tốt, không hư hỏng v.v…
- Nhân viên giao nhận cầm phiếu này cùng với giấy cược container lại đại lý hãng tàu để nhận lại tiền cược container.
2.2.8. Quyết toán và lưu hồ sơ
Sau khi hoàn thành xong thủ tục thông quan và chuyển hàng về kho cho khách hàng xong thì người giao nhận phải:
Kiểm tra và sắp xếp lại các chứng từ thành 1 bộ hoàn chỉnh, người giao nhận sẽ trao trả chứng từ lại cho khách hàng và Supertrans cũng lưu lại một bộ. Đồng thời kèm theo đó là 1 bản Debit Note - Giấy báo nợ (1 bản dành cho khách hàng, 1 bản dành cho công ty), trên đó gồm : các khoản phí mà công ty đã nộp cho khách hàng có hóa đơn đỏ, phí dịnh vụ vận chuyển hàng hóa, các chi phí phát sinh (nếu có)… sau đó Giám đốc ký tên và đóng dấu vào giấy báo nợ này. Người giao nhận mang toàn bộ chứng từ cùng với Debit Note quyết toán với khách hàng.
Thường thì ngoài những chi phí hợp pháp có hóa đơn chứng từ thu, còn xuất hiện những chi phí phụ, tất cả những loại phí này điều được doanh nghiệp khoán cho nhân viên giao nhận. Sau đây là điển hình những phí (VNĐ) phải bỏ ra để doanh nghiệp hoàn tất giao dịch:
- Phí cho kiểm hóa viên: 300.000/container.Nhiều container thì phí giảm xuống ví dụ có 10 container thì chi khoảng 1.000.000. Tùy theo tính chất hàng và số lượng container.
- Phí cho đội thuế: khoảng 30.000.
- Phí cho đối chiếu lệnh: 10.000/ container
- Phí cho xe nâng: 1 container 40’ 40.000, 1 container 20’ 20.000.
- Phí cho hạ container: 10.000/ container 20’, 15.000/ container 40’
- Tài xế cho mỗi xe nâng: 10.000
- Phí cho hải quan cổng: 10.000/ 1 xe ra cổng.
Những mức phí trên chỉ mang tính tương đối, tùy hải quan khu vực mà có loại phí, có loại không có và giá khác nhau.