Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định như hoàn thiện một cơ cấu tổ chức điều hành phù hợp; phân chia cán bộ tín dụng ra thành từng nhóm, mỗi nhóm phụ trách một loại sản phẩm nhất định; sử dụng các chuyên gia thẩm định và giám sát việc thẩm định.
Bồi dưỡng, nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ tín dụng như tổ chức các đợt thi nghiệp vụ nhằm khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi nghiệp vụ, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, chú trọng tới công tác bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm và thường xuyên bám sát, tiếp cận khách hàng để nắm bắt kịp thời những biến động của khách hàng, từ đó có những cách thức đối phó cho phù hợp.
Khi ngân hàng tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay nếu thấy khách hàng bắt đầu có dấu hiệu dẫn đến rủi ro, dẫn đến nợ xấu thì phải có biện pháp phòng ngừa kịp thời. Khi tiến hành thu hồi nợ xấu, ngân hàng nên sử dụng biện pháp khai thác khi khách hàng có thiện chí trả nợ, ngân hàng có thể gia hạn hoặc điều chỉnh hợp đồng tín dụng tương ứng với một chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với những khoản vay với mục đích sản xuất kinh doanh. Khi khách hàng không có thiện chí trả nợ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng mới tiến hành thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
52
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN
Trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế như hiện nay đã làm cho người dân cả nước và các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn. Để vượt qua khó khăn, các ngân hàng thương mại đã đề ra những mục tiêu và hướng đi riêng cho ngân hàng mình để mang lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Nếu so với một số chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn thì MHB chi nhánh Cần Thơ còn khá non trẻ nhưng chính những đường lối đúng đắn đã làm cho hoạt động của chi nhánh ngày càng đi vào quỹ đạo và hoạt động có hiệu quả.
Qua đề tài “Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ” cho thấy:
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân vẫn đang là khúc thị trường mà chi nhánh đang phát triển. Mặc dù trong giai đoạn năm 2011- 2013 tình hình cho vay khách hàng cá nhân bị chững lại nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 thì hoạt động này đã phát triển mạnh trở lại.
Trong hoạt động cho vay cá nhân có thể thấy chi nhánh đang phát triển mạnh cho vay với mục đích sản xuất kinh doanh, mua nhà hay sửa chữa nhà ở, mục đích tiêu dùng và các món vay dành cho cá nhân có thời hạn ngắn, đánh vào đối tượng vay vốn có thu nhập ổn định, ít chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế, các cá nhân có thu nhập cao và có nhu cầu chi tiêu. Bên cạnh đó, chi nhánh ngày càng chú trọng đến hoạt động cung cấp dịch vụ và đưa ra các gói vay ngày càng phù hợp với khách hàng cá nhân, tạo cho khách hàng sự thuận tiện khi sử dụng các gói vay.
Một lần nữa, nhìn lại hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của chi nhánh có thể thấy được bước đi đúng đắn của MHB trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế. Định hướng này của MHB chi nhánh Cần thơ đã tháo gỡ phần nào sự trì trệ trong lĩnh vực kinh tế của thành phố Cần Thơ.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Hội sở ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam
Việc giao dịch, tiếp xúc khách hàng cũng như việc theo dõi đôn đốc khách hàng trả nợ còn khó khăn khi MHB chi nhánh Cần Thơ chỉ có bốn
53
phòng giao dịch. Do đó hội sở cần xem xét cơ sở vật chất của MHB chi nhánh Cần Thơ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghiệp vụ, hướng dẫn triển khai quy trình tín dụng cho cán bộ chi nhánh một cách cặn kẽ để cán bộ có thể hiểu, nắm bắt và thực thi nó một cách có hiệu quả.
6.2.2 Đối với chính quyền địa phương
Giúp đỡ, hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin về khách hàng, giúp ngân hàng nắm bắt được tình hình kinh tế, tài chính,... của những hộ gia đình muốn vay nhằm giúp cán bộ tín dụng ra quyết định thích hợp.
Xây dựng đường xá thuận tiện, cầu cống lưu thông nhằm tạo điều kiện cho người dân thuận tiện trong đi lại, sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
54
TÀ L ỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ http://cantho.gov.vn/
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2011. Thông tư 02/2011/TT-NHNN
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư 14/2012/TT-NHNN
5. Ngân hàng TMCP Phát triển nhà ĐBSCL http://www.mhb.com.vn/
6. Thái Văn Đại – Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
7. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Đại hoc Cần Thơ.
8. Tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2014