Biện pháp giảm thiể uô nhiễm hơi khí độc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất sơn trong tỉnh Đồng Nai (Trang 88)

- Mô hình thiết kế hệ thống đối lưu kết hợp với hệ thống quạt hút đảm bảo điều kiện nhiệt độ tối ưu cho người lao động [17],[18]:

4.2.2.3.Biện pháp giảm thiể uô nhiễm hơi khí độc

Các biện pháp kỹ thuật đề xuất áp dụng chung cho hơi khí độc (dung môi hữu cơ) tại các công ty sản xuất sơn như sau:

- Biện pháp chung: xây dựng nhà xưởng cao, thông thoáng. Thiết kế hệ thống quạt hút, quạt công nghiệp tại các khu vực làm việc.

- Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn:

+ Sử dụng hệ thống hút khí cục bộ: tại các vị trí, khu vực sử dụng hóa chất, dung môi hữu cơ (khu vực khuấy, khu vực đóng thùng, khu vực đóng chai sơn xịt, khu vực mài sơn) các công ty sản xuất sơn cần thiết kế hệ thống hút khí cục bộ nhằm làm giảm nồng độ hơi khí độc phát sinh ra trong quá trình sản xuất, đảm bảo môi trường lao động tốt cho người lao động. Sau đây là mô hình hút khí độc cục bộ sử hiệu quả trong các công ty sản xuất sơn: [17],[18].

Mô hình hút hơi khí độc cục bộ theo nguyên lý sử dụng hệ thống chụp hút, quạt hút và các cửa gió hút với một công suất đủ lớn để bảo đảm được các nguồn phát sinh ra được thu thập hoàn toàn sau đó đi qua thiết bị lọc và cuối cùng theo ống thải đi ra ngoài. Sở dĩ mô hình này được sử dụng hiệu quả bởi vì lượng khí độc phát sinh ra trong quá trình sản xuất được hút trực tiếp nên ít phát tán ra bên ngoài, giảm thiểu được nguồn ô nhiễm hơi khí độc, đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

+ Sử dụng nguyên liệu ít động hại: Thay thế nguyên liệu độc bằng loại ít độc hơn nếu có thể. Nguyên tắc phương pháp này là nguyên liệu thay thế phải có tính chất hóa học, tính chất vật lý tương tự nguyên liệu được thay thế. Chất lượng sản phẩm sau khi thay thế ít bị thay đổi.

+ Tự động hóa dây chuyền sản xuất hợp lý (áp dụng ở khu vực khuấy), thường xuyên bảo trì bảo dưỡng hệ thống máy móc.

người lao động làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố độc hại. Tùy theo từng yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm mà có các loại bảo hộ lao động khác nhau.

- Đối với yếu tố nhiệt độ: những khu vực có nhiệt độ cao, vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động (khu vực tổ màu, tổ sơn, bộ phận kỹ thuật, phòng thí nghiệm.…) người lao động phải mang găng tay, khẩu trang, áo quần bảo hộ lao động trong quá trình làm việc.

- Đối với yếu tố ồn: những khu vực có cường độ ồn cao (khu vực máy đóng thùng, đóng chai sơn xịt, máy mài sơn.…) vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động để đảm bảo sức khỏe người lao động cần mang nút tai, chụp tai chống ồn trong quá trình làm việc.

Hình 4.7: Nút tai chống ồn Chụp tai chống ồn

Sử dụng chụp tai chống ồn khi cường độ ồn vượt tiêu chuẩn trên 5dBA, sử nút tai chống ồn cường độ ồn khi cường độ ồn vượt tiêu chuẩn không hơn 5dBA [15]. - Đối yếu tố hơi khí độc: để đảm bảo sức khỏe người lao động những khu vực phát sinh nhiều hơi khí độc người lao động cần mang khẩu trang, mặt nạ hộp lọc, kính bảo hộ lao động.

phù hợp.

Khẩu trang “Neomask” NC95 dung môi hữu cơ. Cấu tạo của khẩu trang “Neomask” NC95 gồm 4 lớp: Vải không dệt lọc bụi cao cấp; gòn lọc bụi cao cấp; than hoạt tính ép trong vải; vải thấm mồ hôi tạo sự thoải mái khi sử dụng sản phẩm.

Lớp than hoạt tính ACFB (Activated carbon Fiber Belt) ngăn ngừa hầu hết sự xâm nhập vào đường hô hấp của các các loại hơi khí độc. Lọc hầu hết mùi hôi hóa chất, bảo vệ đường hô hấp do các chất ô nhiễm trong không khí gây ra. Với loại khẩu trang này phù hợp với các khu vực (khuấy, đóng thùng, đóng chai sơn xịt). Bộ lọc đạt tiêu chuẩn ISO 9001 & EN 46001. (Tiêu chuẩn y tế Châu Âu)

Như vậy với loại khẩu trang “Neomask” NC95 áp dụng tốt trong ngành sản xuất sơn, phòng chống được các dung môi hữu cơ hiệu quả.

I. KẾT LUẬN

Ngành sản xuất sơn là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh tại tỉnh Đồng Nai, chiếm số lượng lao động khá lớn khoảng 1.498 lao động (số liệu Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai năm 2013). Vì thế, môi trường trong ngành sản xuất sơn ảnh hưởng nhiều đến người lao động. Qua kết quả nghiên cứu thực tế, có thể đưa ra những kết luận về môi trường lao động và tình hình sức khỏe người lao động tại các công ty sản xuất sơn trong KCN tỉnh Đồng Nai như sau:

Về môi trường lao động:

+ Yếu tố nhiệt độ: 44,28% mẫu đo nhiệt độ không khí vượt TCVN 5508: 2009. + Yếu tố độ ẩm: các mẫu đo đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

+ Tiếng ồn: 34,72% mẫu đo có tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh vệ sinh lao động.

+ Nồng độ bụi: tất cả mẫu đo có nồng độ bụi đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động. + Yếu tố hơi khí độc gồm: acetone 70,70% mẫu đo vượt tiêu chuẩn tiêu chuẩn vệ sinh lao động, ethylacetat 34,34%, mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, toluene 35,35% mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động, xylene 35,35% mẫu đo vượt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.

+ Mức độ ô nhiễm môi trường lao động: nằm trong khoảng “ ô nhiễm vừa” • Về tình hình sức khỏe người lao động:

Một số bệnh thường gặp của người lao động trong ngành sản xuất sơn như đau đầu chiếm tỉ lệ 26,08%, tiêu hóa 12,08%; da chiếm tỉ lệ 10,47%; bệnh hô hấp chiếm tỉ lệ 15,35%, nội tiết chiếm tỉ lệ 2,12% tim mạch chiếm tỷ lệ 7,9%.

Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động:

Từ việc nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm trên đề tài đã đề xuất bổ sung một số biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

+ Biện pháp về quản lý: liệt kê các văn bản pháp lý về công tác quản lý vệ sinh lao động trong ngành sản xuất sơn nói riêng và trong các ngành công nghiệp nói chung để làm căn cứ để các công ty nghiên cứu thực hiện.

+ Biện pháp về kỹ thuật: đưa ra được các mô hình giảm thiểu ô nhiễm phù hợp cho các yếu tố (nhiệt độ, ồn, hơi khí độc) để các công ty có cơ sở nghiên cứu áp dụng.

+ Biện pháp bảo hộ lao động: đưa ra được các loại bảo hộ lao động phù hợp với từng yếu tố gây ô nhiễm nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động.

II. KIẾN NGHỊ:

* Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các ngành chức năng (Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Các khu công nghiệp, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường tỉnh Đồng Nai) trong công tác quản lý vệ sinh lao động trong ngành sản xuất sơn nói riêng và toàn bộ các khu công nghiệp nói chung.

Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý Các khu công nghiệp, Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Lao động và Môi trường tỉnh Đồng Nai, các Trung tâm Y tế tuyến Thành phố, Thị xã, Huyện cần thường xuyên mở lớp tập huấn An toàn Vệ sinh Lao động, thường xuyên thanh kiểm tra các vấn đề về Vệ sinh Lao động để các công ty hiểu, nắm rõ từ đó các công ty thực hiện đúng và đầy đủ những quy định của nhà nước nhằm đảm bảo môi trường làm việc tốt, nâng cao sức khỏe người lao động.

Các cơ quan quản lý nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân trong việc thực hiện công tác đo đạc môi trường lao động nếu doanh nghiệp đủ điều kiện (nhân lực, vật lực) theo Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 nhằm quản lý môi trường lao động tốt hơn.

công ty cần áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động đã đề xuất trên.

Tại các khu vực yếu tố độc hại không đạt tiêu chuẩn cho phép (đã được nghiên cứu ở trên) đề nghị các công ty có trách nhiệm xem xét để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994, Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 và giải quyết chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người tiếp xúc độc hại theo quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994 và Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007 và Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 và Nghị định số 110/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.

* Đối với người lao động tại các công ty sản xuất sơn:

- Người lao động cần phải mang, đeo đầy đủ đồ bảo hộ lao động đúng chủng loại và phù hợp với từng vị trí lao động như: mặt nạ phòng độc, khẩu trang cacbon, quần áo, giày ủng, găng tay và nút tai chống ồn….. mà công ty đã trang bị.

- Cần tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, sơ cấp cứu và phòng chống bệnh nghề nghiệp để biết được quyền và nghĩa vụ của mình, luôn tuân thủ theo quy định của công ty về vấn đề mang bảo hộ lao động để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

[1]. Bộ y tế (2009), “Hệ thống các văn bản pháp luật về vệ sinh - an toàn lao động nơi làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”, nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.

[2]. Bộ Y tế (2002),“21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[3]. Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia, “Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508: 2009” – vi khí hậu nơi làm việc.

[4]. Bộ y tế - Cục y tế dự phòng Việt nam (2010), “Báo cáo tổng kết công tác y tế lao động năm 2009 và kế hoạch hoạt động năm 2010”, Hội thảo an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, Quảng Ninh.

[5]. Viên Chinh Chiến, Phùng Thị Thanh Tú và CS (2003) “Phân bố dịch tể học nguy cơ cao của bệnh bụi phổi-silic tại miền Trung Việt Nam” Kỷ yếu công trình khoa học 1995 – 2001 - Viện Pasteur Nha Trang – Năm 2003.

[6]. Nguyễn Thế Huệ, Đoàn Hữu Quỹ, “Đánh giá thực trạng tiếng ồn và giải pháp cải thiện ở nhà máy xi măng Hà Tu Quảng Ninh” Báo cáo khoa học 2005, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thị Hồng Tú (2003), “Ảnh hưởng một số nguy cơ nghề nghiệp trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đến sức khoẻ người lao động và giải pháp can thiệp”, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

[8]. Trịnh Thị Thanh, Lưu Lan Hương , “sinh thái học phần thực tập” NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội – 2001.

[9]. Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ Lao động - Trung tâm phối hợp CIS/ILO (2005), “An toàn - sức khoẻ và môi trường lao động”, Hà Nội.

[10]. Trường đại học Y khoa Hà Nội (1973), “Vệ sinh Lao động”, Nhà xuất bản Y học.

[11]. Trường Đại học Y khoa Huế (2002), “Tài liệu học tập Sức khoẻ nghề nghiệp”.

khoa học (1984-1994).

[13]. Sở Y tế, “Báo cáo hoạt động Y tế lao động 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010”.Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Đồng Nai (2011).

[14]. Vũ Thị Giang (2002), “Tình hình sức khoẻ của người lao động và công tác an toàn vệ sinh lao động trong các khu công nghiệp Đồng Nai”.

[15]. Hoàng Văn Bính “Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc trong sản xuất” tập 1, tập 2 – Hội các phòng thí nghiệm Vinatest, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng - TP Hồ Chí Minh tháng 3/1999.

[16]. Bộ Y tế, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường “Thường quy kỹ thuật Viện Y học lao động và Vệ sinh Môi trường” - Nhà xuất bản y học, Hà Nội 2002.

[17]. Tổ chức Lao động Quốc tế, 2008 , “Tài liệu tập huấn phương pháp WISE về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp vừa và nhỏ” - Dự án ILO/LUXEMBOURG về nâng cao năng lực huấn luyện An toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam.

[18]. Tổ chức Lao động Quốc tế, 2008 , “cải thiện điều kiện lao động và năng suất lao động trong ngành may mặc” -Dự án ILO/LUXEMBOURG về nâng cao năng lực huấn luyện An toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam.

[19]. http://www.nws.noaa.gov/os/heat/index.shtml.

[20].http://www.diza.vn/home.php.

[21]. Nguyễn Tường Sơn, Nguyễn Ngọc Ngà và công sự “Đánh giá nguy cơ của một số hóa chất dung môi tới sức khỏe người lao động trong một số cơ sở sản xuất”, Báo cáo khoa học toàn văn – nhà xuất bản Y học Hà Nội, 2005.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất sơn trong tỉnh Đồng Nai (Trang 88)