CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TRONG KCN TỈNH ĐỒNG NAI 4.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT
Trong môi trường lao động tùy tính chất mỗi công việc, đặc thù công việc khác nhau sẽ có các khu vực phát sinh những yếu tố gây ô nhiễm khác nhau. Vì thế, để đảm bảo chất lượng môi trường lao động, nâng cao sức khỏe công nhân cần có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm cụ thể cho từng yếu tố, từng khu vực ô nhiễm.
Qua nghiên cứu hiện trạng và đánh giá mức độ ô nhiễm xác định được các yếu tố gây ô nhiễm chủ yếu trong môi trường lao động tại các công ty sản xuất sơn trong KCN tỉnh Đồng Nai là nhiệt độ, độ ồn và hơi khí độc. Các khu vực ô nhiễm chủ yếu tập trung ở khu vực máy khuấy, khu vực máy đóng thùng, khu vực máy đóng chai sơn xịt, khu vực máy mài sơn.
Theo kết quả đánh giá ở chương 3 cho thấy : mức độ ô nhiễm môi trường lao động các công ty sản xuất sơn thuộc "mức độ ô nhiễm vừa”.
Về lâu dài, để giảm thiểu ô nhiễm cho các khu vực trên, đề tài đề xuất nguyên tắc áp dụng kết hợp các biện pháp quản lý, kỹ thuật và bảo hộ lao động nhằm đảm bảo chất lượng môi trường lao động.
4.2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TRONG KCN TỈNH LAO ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TRONG KCN TỈNH ĐỒNG NAI
4.2.1CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
Để thực hiện chức năng quản lý trong việc quản lý vệ sinh lao động, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong các ngành công nghiệp cả nước nói chung và trong ngành sản xuất sơn tại tỉnh Đồng Nai nói riêng thì các văn bản pháp luật là một trong những công cụ quan trọng hàng đầu. Cụ thể trong quá trình hoạt động, các công ty cần tìm hiểu và tuân thủ đúng các quy định
- Hệ thống các văn bản pháp luật về vệ sinh - an toàn lao động nơi làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”, nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội, Bộ Y tế, 2009.
- 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội- Bộ Y tế (2002). - Nghị định 06/CP ( 20/01/1995) quy định một số điều của Bộ luật lao động về An toàn Vệ sinh lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp.
- Nghị định 110/CP ngày 27/12/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Nghị định 47/CP ngày 06/05/2010. Quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
- Thông tư 12/BYT/10/11/2006 hướng dẫn quy trình khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
- Thông tư 09/TT-BYT(28/04/2000) hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, tập huấn vệ sinh lao động, sơ cấp cứu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Thông tư liên tịch số 10/TTLT-BLĐTBXH-BYT(17/03/1999) hướng dẫn bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động làm việc những khu vực có nhiều yếu tố nguy cơ độc hại.
- Thông tư 37/2005/TTBLĐTBXH 29/12/2005 hướng dẫn công tác ATVSLĐ. - Thông tư 01/TTLT-BYT/BLĐTBXH-TTLĐLĐVN ngày 10/01/2011 hướng dẫn việc thực hiện công tác bảo hộ lao động, tổ chức y tế trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Thông tư số 19/2011/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và bệnh nghề nghiệp. - Thông tư 14/2013/TT-BYT ngày 06 thánh 05 năm 2013 của Bộ y Tế hướng dẫn khám sức khỏe định kỳ cho người lao động.
kiện môi trường lao động bằng cách:
- Khuyến khích công nhân đưa ra những ý tưởng, sáng kiến nhằm cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất sản xuất. Đặc biệt ở khu vực máy khuấy, khu vực máy đóng thùng, khu vực máy đóng chai sơn xịt, khu vực máy mài sơn.
- Những công nhân làm ở các khu vực có yếu tố độc hại, ô nhiễm (khu vực máy khuấy, khu vực máy đóng thùng, khu vực máy đóng chai sơn xịt, khu vực máy mài sơn...) thường xuyên luân chuyển vị trí công việc nhằm giảm thời gian tiếp xúc với yếu tố độc hại, tăng sự hứng thú trong công việc, giảm được tai nạn lao động, nâng cao sức khỏe cho công nhân.
- Thành lập Ban An toàn Vệ sinh Lao động của công ty theo Thông tư 01/TTLT-BYT/BLĐTBXH-TTLĐLĐVN ngày 10/01/2011. Mỗi công ty phải có ban an toàn vệ sinh lao động, có cán bộ phụ trách về an toàn vệ sinh lao động. Ban này có trách nhiệm thường xuyên giám sát môi trường lao động của công ty, tư vấn với ban giám đốc công ty các vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động.
4.2.2 BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
Biện pháp kỹ thuật là một trong những biện pháp quan trọng trong vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động cần được các công ty quan tâm thực hiện theo quy định.
4.2.2.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn
Căn cứ vào thực trạng ô nhiễm ồn, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ồn tại các công ty sản xuất sơn được đưa ra như sau:
- Đối với nhà xưởng sản xuất: trần nhà xưởng thiết kế bằng vật liệu cách âm nhằm hấp thu những âm thanh phát ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra, để giảm thiểu tiếng ồn giữa các khu vực làm việc có phát sinh ồn đến các khu vực làm việc khác ít phát sinh ồn thiết kế các vách ngăn cách âm. Vách ngăn cách âm có tác dụng giảm thiểu được tiếng ồn do cộng hưởng từ các khu vực làm việc phát sinh nguồn ồn vừa hạn chế được tiếng ồn xung quanh. Theo các tài liệu tham khảo chuyên ngành[17],[18], mô hình giảm thiểu ô nhiễm ồn dưới đây có thể áp dụng hiệu quả
Hình 4.1: Mô hình thiết kế vách ngăn làm giảm thiểu tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
Theo mô hình này các khu vực ồn sẽ được thiết kế vách ngăn cách âm hạn chế sự cộng hưởng âm thanh đến các khu vực xung quanh khác.
- Đối với các thiết bị gây ồn, rung:
+ Đặt các máy có rung động gây ồn lên các bệ đàn hồi để chống lan truyền rung động vào kết cấu nhà gây ồn.
+ Bao bọc nguồn ồn bằng các vật liệu cách âm phù hợp. + Thường xuyên bảo trì, bảo dưởng các máy móc phát sinh ồn.
+ Thiết kế quy trình làm việc khép kín những công đoạn phát sinh ồn: khu vực đóng thùng, đóng chai sơn xit.
+ Những loại máy phát sinh ồn như máy nén khí, máy phát điện nên thiết kế hộp cách âm nhằm giảm thiểu được tiếng ồn theo hướng dẫn trong tài liệu [17],[18].
Mô hình này có tác dụng giảm thiểu nguồn ồn bằng các ly nguồn ồn. Ưu điểm của mô hình này vừa giảm cường độ ồn hiệu quả vừa không làm giảm tuổi thọ của máy và có thể di chuyển dễ dàng được.
- Biện pháp giảm nguồn ồn xung quanh:
+ Quy hoạch những máy phát sinh ồn ở một khu vực riêng: các khu vực máy đóng thùng, đóng chai sơn xịt cần có những khu vực riêng nhằm hạn chế ảnh hưởng đến các khu vực khác.
+ Hạn chế người lao động đi lại nhiều trong khu vực có quá nhiều tiếng ồn. + Trồng cây xanh trong và ngoài khuôn viên nhà máy nhằm tăng khả năng thanh lọc khí độc, giảm sức nóng từ bức xạ mặt trời, tạo vành đai chống được ô nhiễm bụi và ồn từ bên ngoài.
4.2.2.2 Biện pháp giảm thiểuô nhiễm nhiệt độ
Để giảm thiểu ô nhiễm nhiệt độ cao, biện pháp chung cho các công ty sản xuất sơn là thiết kế trần cách nhiệt, hệ thống thông gió nhân tạo, hệ thống quạt công nghiệp tại các vị trí làm việc của người lao động.