ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TẠI KCN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất sơn trong tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA CÔNG NHÂN TẠ

2.3. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TẠI KCN

KHỎE CÔNG NHÂN TRONG CÁC CÔNG TY SẢN XUẤT SƠN TẠI KCN TỈNH ĐỒNG NAI

Theo tài liệu GS.TS. Hoàng Văn Bính “Độc chất học công nghiệp và dự phòng nhiễm độc trong sản xuất” tập 1, tập 2 – Hội các phòng thí nghiệm Vinatest, Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng - TP Hồ Chí Minh tháng 3/1999 [15] người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ, độ ồn, hơi khí độc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động thường mắc các bệnh chủ yếu sau:

+ Đối với yếu tố nhiệt độ: người lao động làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao có thể mắc một số bệnh cấp tính như say nóng, say nắng, co giật, bệnh đục nhân mắt do bức xạ hồng ngoại sóng ngắn. Công nhân làm việc lâu năm trong điều kiện nhiệt độ không khí cao thường mắc một số bệnh tật khác như: các bệnh đường tiêu hoá (táo bón, viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đại tràng mãn tính ...)

+ Đối với yếu tố tiếng ồn: người lao động làm việc trong điều kiện độ ồn cao thì thường mắc các bệnh về thính lực, đau đầu, thần kinh...

+ Đối với yếu tố hơi khí độc: người lao động làm việc trong môi trường có nồng độ dung môi hữu cơ (acetone, ethyacetat, xylene, toluene...) cao thường mắc các bệnh về da, viêm họng...

Qua nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường lao động, tình hình sức khỏe của công nhân trong các công ty sản xuất sơn tại KCN tỉnh Đồng Nai chứng tỏ rằng môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người lao động. Giữa môi trường lao động và công nhân có mối quan hệ, tác động qua lại với nhau. Nếu môi trường lao động tốt (ít bị ô nhiễm) thì sức khỏe công nhân tốt. Ngược lại nếu môi trường lao động ô nhiễm thì sức khỏe công nhân giảm sút, bệnh tật nhiều. Cụ thể qua nghiên cứu ở trên các yếu tố ồn, nhiệt độ, hơi khí độc trong môi trường lao động gây ô nhiễm nhiều (có tỉ lệ vượt tiêu chuẩn cho phép cao) thì gây các bệnh đau đầu, nội tiết, da , tiêu hóa….cụ thể:

người lao động làm việc trong môi trường này mắc các bệnh về đau đầu cao (chiếm tỉ lệ 26,08%), các bệnh thần kinh chiếm tỉ lệ 10,25%.

Yếu tố nhiệt độ chủ yếu gây nên các bệnh về tiêu hóa, nội tiết. Theo số liệu nghiên cứu ở trên nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn TCVN chiếm tỉ lệ 44,28%, tỉ lệ mắc các bệnh tiêu hóa (12,19%), nội tiết (2,12 %).

Yếu tố hơi khí độc chủ yếu gây nên các bệnh về da, mũi họng... Theo số liệu nghiên cứu ở trên hơi khí độc không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động chiếm tỉ lệ 35,35% (đối với khí toluene), 35,35% (đối với khí xylene), 34,34% (đối với khí ethyacetat) 70,70% (đối với khí acetone), vì thế người lao động làm trong môi trường này mắc các bệnh da (10,47%).

Như vậy môi trường lao động ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và năng suất làm việc người lao động. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động, nâng cao sức khỏe công nhân làm việc, năng suất lao động ngày càng cao thì cần có những biện pháp cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Đây là vấn đề cấp bách hiện nay của các công ty sản xuất sơn tại khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động tại các công ty sản xuất sơn trong tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w